Hệ điều hành nào được tạo ra để sử dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng

Hệ điều hành nào trên máy tính bảng phù hợp với bạn nhất?

Có khá nhiều những hệ điều hành sử dụng trên các dòng máy tính bảng, vậy hệ điều hành nào trên máy tính bảng phù hợp với bạn nhất trong khi sử dụng.

Cũng giống như máy tính, nhân tố đầu tiên cần cân nhắc khi sắm máy tính bảng là hệ điều hành. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu vắn tắt những điểm mạnh và điểm yếu của các hệ điều hành được dùng cho máy tính bảng hiện nay.

Hệ điều hành iOS

Đầu tiên nó được làm gọi là iPhone OS, iOS của Apple là hệ điều hành chạy trên iPad, iPhone và iPod Touch. Đây là một trong những hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Điểm mạnh: nhiều ứng dụng và game [hơn 65.000] được hoàn toàn tối ưu cho máy tính bảng; có thể chạy ứng dụng viết riêng cho iPhone; tốc độ vi xử lý nhanh; tính năng xem phim và nghe nhạc tuyệt vời; trợ giúp cảm ứng đa chạm; có các lựa chọn bảo mật dành cho các cha mẹ; tích hợp thông tỏ với các thiết bị khác của Apple như Apple TV và AirPort Extreme.

Điểm yếu: không tùy biến màn hình chính; không tích hợp với Adobe Flash, người dùng phải mua phần mềm từ Apple.

Hệ điều hành Android

Các smartphone chạy hệ điều hành Android của Google là những đối thủ tranh đua lớn nhất với iPhone của Apple hiện nay. Điều này vẫn đang diễn ra trong thế giới máy tính bảng.

Hầu như máy tính bảng ra mắt trong năm 2010 đều sử dụng hệ điều hành Android 2.2 [còn gọi là Froyo], version này mang lại trải nghiệm của smartphone Android trên màn hình lớn hơn. Nhưng đến đầu năm 2011, Google đã ra mắt version được tối ưu dành riêng cho máy tính bảng là Android 3.0, còn được gọi với tên mã là Honeycomb. Máy tính bảng Xoom của Motorola ra mắt vào quý 1/2011 là thiết bị đầu tiên chạy Honeycomb.

Điểm mạnh: tùy biến được màn hình chính; tích hợp chặt với các service của Google; có thời kì phát động nhanh.

Điểm yếu: nhiều ứng dụng cũ được thiết kế lại cho smarphone không hoạt động tốt trên Android 3.0; nhiều tính năng của Android [version trước 3.0] tương xứng với smartphone hơn máy tính bảng, nhiều máy tính bảng Android hiện nay không trợ giúp Android 3.0; ít ứng dụng hơn so với iOS.

Một số máy tính bảng Honeycomb điển hình: Motorola Xoom, Acer Iconia Tab A500, Samsung Galaxy Tab 8.9, Asus Eee Pad Transformer, LG Optimus PadAsus Eee Pad Slider.

HP webOS

WebOS là hệ điều hành được HP mua lại từ Palm và TouchPad là máy tính bảng đầu tiên sử dụng hệ điều hành này.

Điểm mạnh: giao diện thẻ đặc thù của WebOS khác biệt không có một sự hạn chế hay một trường hợp khác lạ nào với các nền tảng khác tích hợp chặt với các smartphone chạy WebOS [có thể chuyển tin nhắn, cuộc gọi … từ smartphone đến máy tính bảng qua kết nối Bluetooth]. Điểm yếu: ít ứng dụng; tốc độ mở file Flash chậm.

Máy tính bảng sử dụng WebOS hiện có HP TouchPad.

QNX

Research in Motion [RIM], nhà sản xuất sản phẩm điện thoại BlackBerry, có một hệ điều hành đẹp mắt cho những người dùng smartphone nhưng hệ điều hành cho máy tính bảng của hãng này, làm gọi là QNX, chưa phải là một thiết bị hoàn thiện. BlackBerry PlayBook là máy tính bảng đầu tiên của RIM sử dụng hệ điều hành QNX.

Điểm mạnh: tốc độ vi xử lý nhanh; cảm ứng động tác [Gesture-based interface – sử dụng động tác để đưa người dùng trở về màn hình chính hoặc chuyển đổi giữa các ứng dụng mở]; truyền dữ liệu đến máy tính rất dễ sử dụng qua kết nối không dây.

Điểm yếu: ít ứng dụng không có ứng dụng email, quản lý thông tin cá nhân chủ nghĩa [PIM], lịch nhắc việc [calender] và sổ chức vị riêng mà phải kết nối với một sản phẩm điện thoại BlackBerry khác để dùng các ứng dụng này từ điện thoại.

Máy tính bảng sử dụng hệ điều hành QNX hiện có BlackBerry PlayBook.

Windows

Trước đây, các máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows của Microsoft [tablet PC] đã chiếm phần lớn thị trường này. Những thiết bị này chia thành các phân khúc nhỏ như "slate" [những máy tính bảng có màn hình cảm ứng và nhập liệu bằng tay hoặc bút] hoặc "convertible laptop" [máy tính bảng màn hình cảm ứng, có keyboard và chuột để nhập liệu]. Mặc dù, Android và iOS đang đua nhau cai trị thị trường máy tính bảng nhưng các máy tính bảng Windows vẫn có vị thế nhất định, đặc biệt với những đối tượng đòi hỏi tính năng và sự tương hợp với nhiều loại phần mềm Windows.

Điểm mạnh: giao diện quen thuộc; tính năng tương hợp phần cứng và phần mềm thông đạt các ngả nhất; trợ giúp Adobe Flash; đa tác vụ; trợ giúp nhiều kích cỡ màn hình.

Điểm yếu: thời kì khởi động chậm so với Android hoặc iOS; dễ dính virus hơn các nền tảng khác; khó dùng nếu không có keyboard và chuột kèm theo; cài đặt phần mềm phức tạp.

Video giới thiệu iPad Mini 3 có thể bạn quan tâm

Lâm Thuyết

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, mỗi người đều có một chiếc điện  thoại smartphone để phục vụ các nhu cầu giải trí, làm việc trực tiếp trên điện thoại, rất thuận tiện. Vậy chiếc smartphone của bạn đang dùng hệ điều hành gì? Có một số bạn sẽ không tâm tới việc đó lắm.

Chúng tôi giới thiệu một số hệ điều hành điện thoại phổ biến cho bạn biết như: Android, IOS, Windows Phone, Blackberry OS

1. Android: Hệ điều hành Android được đánh giá là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới hơn 50% lượng sử dụng trên toàn thế giới. Android là một hệ điều hành có mã nguồn mở, được xây dựng dựa trên nền tảng Linux. Ban đầu, Android được xây dựng và phát triển bởi Tổng công ty Android có sự hỗ trợ từ Google. Vào năm 2005, Google đã mua lại phần mềm này và chính thức cho ra mắt hệ điều hành Android vào năm 2007. Một số điện thoại chạy hệ điều hành Android như: Samsung, HTC, Oppo, Sony ….

2. IOS: Apple đã xây dựng một hệ điều hành không chỉ tối ưu phần cứng mà còn mang tính bảo mật rất cao. Đó chính là hệ điều hành iOS. iOS là hệ điều hành dành cho điện thoại di động, máy tính bảng, iPod được phát triển độc quyền của hãng Apple. Điểm đặc biệt của hệ điều hành iOS do nhà sản xuất Apple [táo] làm ra chỉ để chạy trên Iphone, IPad, các dòng máy của Apple.

3. Windows Phone: Đây là hệ điều hành dành cho những chiếc điện thoại thông minh của hãng Microsoft, thay thế cho nền tảng Windows Mobile trước đó. Hệ điều hành Windows Phone ra mắt chính thức vào năm 2010. Sau đó được phát triển rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Rất nhiều chiếc điện thoại của HTC, Dell, Samsung hay LG đã sử dụng dụng hệ điều hành này. Tuy nhiên, cho đến nay, thị phần smartphone sử dụng Windows Phone vẫn tỏ ra hụt hơi so với nhiều đối thủ khác.

4. Blackberry OS: Hệ điều hành Blackberry OS hướng đến đối tượng là những doanh nhân. Trải qua biết bao năm tháng biến động của thị trường thiết bị di động, hệ điều hành Blackberry OS vẫn luôn giữ một vị thế quan trọng riêng trong làng công nghệ thế giới. Blackberry OS sở hữu những tiện ích rất chất, rất riêng, mang đến ấn tượng sâu sắc cho người sử dụng. Những chiếc điện thoại Blackberry hiện giờ không còn sản xuất nữa, nhưng nó đánh dấu cho sự phát triển smartphone lúc mới đầu.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng nghe qua thuật ngữ hệ điều hành trên các thiết bị điện tử như máy tính hay điện thoại. Một số hệ điều hành phổ biến phải kể đến như Windows, macOS, Linux, Window Phone,...Vậy thực tế hệ điều hành là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 5 loại hệ điều hành tốt cho các dòng máy tính, điện thoại trong bài viết sau.

Hệ điều hành, trong tiếng Anh gọi là Operating System [viết tắt: OS], là một phần mềm nền tảng cho phép điều hành, quản lý toàn bộ các thành phần khác trên một thiết bị điện tử. 

Chức năng của hệ điều hành

Hệ điều hành đóng vai trò như người trung gian kết nối người dùng và thiết bị. Theo đó, hệ điều hành sẽ quản lý phần cứng máy tính, điện thoại, tài nguyên hệ thống và tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính. Từ đó đem lại giao diện phù hợp để người dùng có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng. Hiện có 2 loại hệ điều hành chính là hệ điều hành cho điện thoại hệ điều hành cho máy tính.

Nhiệm vụ của hệ điều hành đối với máy tính:

  • Tổ chức thực hiện các hoạt động và điều khiển phần cứng của máy tính. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi hệ điều hành khác nhau.
  • Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính của bạn. 
  • Cung cấp giao diện cho người dùng. Là môi trường giao tiếp cho phép người dùng trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.

Hệ điều hành dành cho máy tính

Hệ điều hành này được thiết kế để sử dụng trên các thiết bị như máy tính để bàn PC hay laptop. Chúng sử dụng GUI, cho phép bạn sử dụng chuột để nhấp vào mọi thứ trên giao diện màn hình hiển thị và được mô tả bằng cách kết hợp hình ảnh cùng văn bản.

Hệ điều hành dành cho máy tính, laptop

Hệ điều hành dành cho điện thoại

Những hệ điều hành dành cho các thiết bị điện thoại smartphone, iPhone, iPad, Máy tính bảng,...được thiết kế đơn giản hơn, sử dụng cho các nhu cầu giải trí, liên lạc,...Loại này không có được đầy đủ những tính năng như hệ điều hành cho máy tính.

Thành phần của hệ điều hành

Hệ điều hành gồm nhiều thành phần khác nhau và từng phần có những tính năng riêng biệt.

Tìm hiểu thành phần của hệ điều hành

  • Kernel: có nhiệm vụ cung cấp các điều khiển ở mức cơ bản trên tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Vai trò của Kernel là đọc dữ liệu từ bộ nhớ, xử lý các lệnh thực hiện, xác định cách dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.
  • Giao diện người dùng: cho phép việc tương tác với người dùng thông qua các  Graphical icons và desktop hoặc thông qua command line.
  • Giao diện lập trình ứng dụng: cho phép các application developers [nhà phát triển ứng dụng] viết modular code.

3 Loại hệ điều hành tốt phổ biến trên máy tính

Danh sách các hệ điều hành máy tính phổ biến nhất hiện nay gồm:

3 hệ điều hành lớn: Linux, MacOS, Windows

Hệ điều hành Windows

Windows là hệ điều hành cực kỳ phổ biến khắp thế giới, được Microsoft ra mắt lần đầu vào năm 1980. Windows được tích hợp sẵn trên hầu hết máy tính. 

Hệ điều hành này đã trải qua rất nhiều phiên bản cho đến nay. Trong đó, Windows 10 và Windows 7 là hai phiên bản được sử dụng nhiều nhất. Windows 7 tập trung nhiều vào việc tích hợp các tính năng nổi bật kèm giao diện đẹp mắt. Còn Windows 10 được thiết kế tối ưu hóa hơn và chú ý cải thiện tính năng bảo mật. Hiện nay, Microsoft cũng đã giới thiệu đến phiên bản hệ điều hành Windows 11.

  • Ưu điểm Windows: ​Dễ sử dụng, tính tương thích, ổn định cao và có đầy đủ tính năng để phục vụ cho nhu cầu công việc hoặc giải trí của người dùng.
  • Nhược điểm Windows: Lượng người dùng cao thu hút sự quan tâm của các hacker, tin tặc...Nhiều phần mềm virus, gián điệp hay mã độc...được viết để hoạt động trên hệ điều hành này.

Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu và nâng cấp Windows 11 đừng bỏ qua bài viết sau:

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành MacOS

MacOS là hệ điều hành được tạo ra bởi thương hiệu quả táo đình đám Apple và được cài đặt sẵn trên tất cả thiết bị máy tính để bàn, Laptop Macbook của Apple. Hệ điều hành MacOS được đánh giá hơn hẳn Windows ở độ mượt mà, ổn định và tốc độ hoạt động. 

  • Ưu điểm MacOS: Giao diện đẹp, tính ổn định, bảo mật cao, được cài đặt sẵn miễn phí ở những chiếc máy tính mà Apple bán ra.
  • Nhược điểm MacOS: Số người dùng sử dụng macOS còn chưa phổ biến nên có một số phần mềm chưa được phát triển để sử dụng cho hệ điều hành này.

MacOS - hệ điều hành từ Apple

Linux là một hệ điều hành mở. Tức là bạn có thể chỉnh sửa hay làm bất cứ gì trên chúng. Giống như Windows và macOS, Linux cũng tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, có ngôn ngữ lập trình và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, Linux cũng có tính bảo mật cao, giúp người dùng tránh các nguy cơ bị xâm phạm bằng mã độc hay virus.

  • Ưu điểm Linux: Miễn phí sử dụng, tính bảo mật cao, khả năng hoạt động mượt, phù hợp với những máy tính có cấu hình yếu.
  • Nhược điểm Linux: Rất ít người sử dụng nên ít ứng dụng hỗ trợ trên Linux. Bạn cũng cần mất thời gian để làm quen khi mới bắt đầu sử dụng.

Hệ điều hành Linux

2 Loại hệ điều hành tốt trên điện thoại

Hai hệ điều hành phổ biến trên điện thoại nhất hiện nay là Android và iOS.

Hệ điều hành iOS và Android cho điện thoại di động

Hệ điều hành Android

Đây là hệ điều hành phổ biến nhất trên các thiết bị điện thoại. Nền tảng này được phát triển bởi công ty Android Inc, sau đó Google đã mua lại vào năm 2005. Các dòng smartphone sử dụng hệ điều hành phải kể đến như: điện thoại Samsung, điện thoại OPPO, điện thoại Xiaomi, điện thoại Realme,...

  • Ưu điểm: Có tính chất mở, dễ sử dụng, sở hữu kho ứng dụng khổng lồ. Ngoài ra, Android còn có khả năng tùy biến cao, có thể đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu. 
  • Nhược điểm: Tuy có độ bảo mật của Android khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS.

Hệ điều hành Android trên thiết bị di động

Hệ điều hành iOS

iOS là hệ điều hành chỉ được sử dụng trên các điện thoại iPhone điển hình là iPhone 13, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max... do Apple bán ra. iOS đã tạo nên tiếng vang lớn khi được phát hành vào năm 2007. Nền tảng này được người dùng đánh giá khá cao về các tính năng hỗ trợ và độ ổn định khi sử dụng. 

  • Ưu điểm: Hiệu năng hoạt động ổn định, tính bảo mật cao và có khả năng tối ưu phần mềm tốt.
  • Nhược điểm: Chỉ độc quyền cho điện thoại của Apple và kho ứng dụng ít hơn so với Android.

Hệ điều hành iOS trên các dòng điện thoại iPhone

Hy vọng qua những thông tin phía trên, bạn đã hiểu rõ hơn về hệ điều hành là gì cũng như 5 loại hệ điều hành tốt cho máy tính, điện thoại. Mỗi hệ điều hành đều sở hữu ưu - nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung, các hệ điều hành đều tập trung hướng đến việc tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.

Gợi ý chọn laptop giá tốt, chất lượng tại Nguyễn Kim

Khi mua sắm laptop tại Nguyễn Kim bạn sẽ được hỗ trợ kỹ thuật và cài đặt hệ điều hành phù hợp với loại laptop. Bạn có thể tham khảo Laptop HP 240 G8 i5-1135G7 14 inch 3D0A4PA dành cho học sinh, sinh viên với giá cực tốt và với dòng laptop này của HP đang chạy hệ điều hành Windows 11.

Đối với laptop Dell, bạn có thể tham khảo dòng Laptop Dell Vostro 14 5410 I5-11300H 14 inch V4I5014W với cá cấu hình mạnh và giá cả hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề