Hiện tượng nuốt lưỡi là gì

ThS. BS. Dương Văn Tâm - Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, thông thường, con người không thể tự “nuốt lưỡi”. Thực chất đây là cách gọi của hiện tượng mà nhiều người hay mắc phải, đó là tình trạng tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi. 

Tình trạng này xảy ra khi con người bị hôn mê. Lúc này, lưỡi sẽ cản trở đường thở của nạn nhân gây ra hiện tượng khó thở, nếu không được cấp cứu sẽ rất nguy hiểm.

“Khi hôn mê, cơ lưỡi sẽ tự động giãn ra, nếu nạn nhân nằm ngửa lưỡi sẽ có cơ chế tụt vào trong, chắn toàn bộ không khí đi xuống khí quản gây ra hiện tượng nghẹt đường thở. Nếu nạn nhân nằm ngửa không đúng tư thế sẽ dẫn tới nguy kịch, có thể mất mạng”, bác sĩ Tâm nói.

Cũng theo bác sĩ Tâm, hiện tượng trên cũng có thể xảy ra ở những người có thói quen ngáy khi ngủ, đặc biệt là người già, người cao tuổi. Bởi lúc này, các cơ thành họng, cuống lưỡi già hóa, mất trương lực, khi nằm ngửa, cuống lưỡi sẽ đè vào đường thở.

 Trọng tài đang hỗ trợ sơ cứu cho cầu thủ sau va chạm mạnh. [Ảnh: Đức Đồng/Vnexpress]

Sơ cứu người “nuốt lưỡi” thế nào?

Theo bác sĩ Tâm, nạn nhân khi lâm tình trạng bất tỉnh, hôn mê, việc cần làm không phải là cho vật vào miệng để cố ngăn không cho họ nuốt lưỡi. Lúc đó quan trọng nhất là đổi tư thế nằm từ nằm ngửa sang nằm nghiêng để họ dễ thở hơn rồi nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa người bệnh tới bệnh viện.

Nếu nạn nhân gặp nạn trong môi trường xấu, khắc nghiệt, thậm chí có nhiều vật thể sắc nhọn xung quanh [tai nạn giao thông], để tránh cho họ bị thương thêm, mọi người cần thu dọn các vật trên, rồi kê đầu nạn nhân lên cao, lới nỏng cà vạt, cúc hoặc khuy áo cho họ dễ thở…

Bác sĩ Tâm nhấn mạnh, khi gặp ai đó lâm tình trạng trên, mọi người tuyệt đối không nên nhồi, nhét hoặc đưa tay vào miệng nạn nhân để ngăn không nuốt lưỡi. Bởi hành động này vô tình khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và khiến tay của người sơ cứu có nguy cơ bị cắn, thậm chí bị nghiến đứt gân ngón tay.

Chuyên gia khuyên, khi người bệnh có biểu hiện “nuốt lưỡi” cần tránh không nên cho đồ ăn thức uống vào miệng họ để tránh gặp nguy hiểm.

“Việc đơn giản nhất, dễ thực hiện lại giữ được an toàn cho nạn nhân chính là đặt cho họ nằm nghiêng sang một bên. Hành động này nhằm mục đích khiến họ dễ thở hơn, tránh bị lưỡi chắn ngang đường thở gây nguy hiểm tới tính mạng”, bác sĩ Tâm khuyến cáo.

Trong bóng đá, hiện tượng cầu thủ gặp chấn thương sau va chạm khiến lưỡi như bị nuốt vào trong là điều thường gặp. Chiều qua, 5/5, tại trận đấu giữa CLB Bình Dương và CLB Hà Nội trong khuôn khổ vòng 8 V.League 2019, cầu thủ Nguyễn Hùng Thiện Đức của Bình Dương bất ngờ gặp chấn thương nặng sau pha va chạm mạnh với đối thủ khiến anh gần như bất tỉnh ngay trên sân.

Khi chấn thương, phát hiện cầu thủ có dấu hiệu nuốt lưỡi, ngay lập tức, trọng tài chính Ngô Duy Lân nhanh tay ra cứu, sau đó cầu thủ được đưa đi cấp cứu. 

Video: Trọng tài nhét ngón tay vào miệng, cứu mạng cầu thủ U19 Việt Nam

  • Nuốt lưỡi là gì?
  • Hiện tượng nuốt lưỡi nguy hiểm đến mức nào?
  • Hướng dẫn cách xử lý khi bị nuốt lưỡi

Hơn một năm kể từ vụ việc kinh hoàng cầu thủ Eriksen đổ gục trên sân trong trấn đấu vòng bảng EURO 2020 và may mắn được đồng đội, nhân viên y tế sơ cứu kịp thời để ngăn tình trạng nuốt lưỡi đe dọa đến tính mạng. Vậy hiện tượng nuốt lưỡi là như thế nào mà nguy hiểm đến vậy? Cách xử lý khi bị nuốt lưỡi sao cho đúng? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Nuốt lưỡi là thuật ngữ để mô tả hiện tượng tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi khi một người bị bất tỉnh. Ở người bị bất tỉnh, nhất là khi ở tư thế nằm ngửa sẽ dễ xảy ra hiện tượng cơ lưỡi giãn ra, tụt xuống và nguy cơ làm tắc nghẽn đường thở, gây khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. “Đột quỵ nuốt lưỡi” cũng là một thuật ngữ khác để chỉ hiện tượng “nuốt lưỡi”.

Thực tế hiện tượng nuốt lưỡi không chỉ xảy ra ở trong bóng đá, mà khá phổ biến ở trong các môn thể thao đối kháng nói chung. Nguyên nhân tụt lưỡi trong thể thao thường do các cầu thủ va chạm mạnh ở vùng đầu dẫn đến bất tỉnh. Ngoài ra, chứng nuốt lưỡi cũng được ghi nhận nhiều ở những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, hôn mê, ngủ sâu do dùng thuốc ngủ, gây mê hay người bị động kinh…

Theo y khoa, nuốt lưỡi là hiện tượng tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi xảy ra khi một người bất tỉnh

Xem ngay: 10 Triệu chứng tai biến mạch máu não nguy hiểm

Hiện tượng nuốt lưỡi nguy hiểm đến mức nào?

Nuốt lưỡi nói chung và nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng là những tai nạn rất nghiêm trọng, có thể nhanh chóng cướp đi sinh mạng của người bị. Hiện tượng tụt lưỡi vào trong trong lúc bất tỉnh có thể gây nghẹt đường thở, khó thở, trào dịch dạ dày vào phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể ngưng tim dẫn đến tử vong.

Nhiều người cho rằng khi bị tai nạn nuốt lưỡi, cách xử lý là đưa tay hay vật gì đó vào miệng nạn nhân, đặc biệt là những người bị co giật để họ không thể tự cắn vào lưỡi. Nhưng đây là một cách xử lý khi bị nuốt lưỡi không đúng, hoàn toàn không được các chuyên gia khuyến cáo. Việc sơ cứu người bị nuốt lưỡi không đúng cách có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng, đồng thời gây khó khăn cho việc cứu chữa của nhân viên y tế sau đó.

Vậy cần làm gì khi có người bị nuốt lưỡi hoặc đang rơi vào nguy cơ bị nuốt lưỡi? Cách xử lý khi bị nuốt lưỡi sao cho đúng?

Tai nạn nuốt lưỡi của cầu thủ bóng đá Eriksen tại EURO vào tháng 6/2021

Xem thêm: Thêm 3 triệu chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ được chuyên gia cảnh báo

Hướng dẫn cách xử lý khi bị nuốt lưỡi

Dưới đây là chỉ dẫn của bác sĩ Nguyễn Văn Sinh – Nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế về cách xử lý khi xảy ra hiện tượng nuốt lưỡi.

  • Trường hợp nạn nhân bị co giật, hãy tạo khoảng không gian đủ lớn để họ co giật, giữ khoảng cách giữa nạn nhân và mọi người xung quanh để thoáng khí.
  • Nới rộng quần áo, trang sức, phụ kiện ở phần cổ cho nạn nhân, để tránh gây quấn chặt cổ, gây nghẹt thở.
  • Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh tình trạng co giật gây chấn thương vùng đầu.

Kê vật mềm dưới đầu người bệnh để tránh co giật gây chấn thương vùng đầu

  • Không cần đưa bất cứ vật gì vào miệng nạn nhân. Đặc biệt tuyệt đối không được nặn chanh vào miệng nạn nhân vì có thể gây sặc vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp.
  • Nếu có thể, hãy ghi lại thời gian co giật để cung cấp cho bác sĩ sau đó.
  • Hiện tượng co giật là tự phát không ý thức, do đó không cố để người bệnh hết co giật bằng cách đè chặt họ. Việc đè chặt hay trói người bệnh không những không làm ngưng co giật mà còn có thể gây chấn thương cho người bệnh.
  • Khi tình trạng co giật đã ngưng, nhẹ nhàng xoay bệnh nhân nằm nghiêng để hỗ trợ đường thở thông thoáng hơn, giúp đàm nhớt chảy ra bên ngoài miệng, tránh bệnh nhân hít sặc nước bọt của chính mình.

Xoay người bệnh nằm nghiêng, tuyệt đối không cho bất cứ vật gì vào miệng

  • Khi người bệnh tỉnh lại, tiếp tục theo dõi cho tới khi chắc chắn đã phục hồi.
  • Trong tất cả quá trình, hãy nhanh chóng liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách sơ cứu và cấp cứu kịp thời sau đó.

Xem thêm: Review viên uống phòng chống đột quỵ Nattokinase 3000FU

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về hiện tượng nuốt lưỡi trong bóng đá, cũng như chứng nuốt lưỡi nói chung. Nuốt lưỡi hay tụt lưỡi, tụt khối cơ lưỡi là một tai nạn nguy hiểm, nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về vấn đề này là thực sự cần thiết, giúp bạn có cách ứng cứu kịp thời khi cần đến.

Theo dõi thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác được Reviewtop.vn chia sẻ tại chuyên mục Review sức khỏe của chúng tôi!

Chủ Đề