Hiệu trưởng đại học Kinh tế Quốc dân

Từ ngày 03-10/9/2014, nhận lời mời của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [NEU], Đoàn CBVC Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] gồm 24 thành viên do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định – Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn đã ra thăm và làm việc với NEU.

Đón tiếp đoàn CBVC UEH về phía NEU có GS.TS. Phan Công Nghĩa - Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Viết Lâm - Phó Bí thư thường trực Đảng Ủy và 24 cán bộ, giảng viên đại diện cho các Phòng, Ban, Khoa, Viện, Trung tâm của Trường.

Tại buổi tiếp, GS.TS. Phan Công Nghĩa nhiệt liệt chào mừng đoàn CBVC của UEH, ôn lại mối quan hệ truyền thống, gắn kết giữa hai trường và chúc mối quan hệ truyền thống giữa hai trường ngày càng gắn bó, mật thiết hơn nữa. Giáo sư cũng chúc đoàn UEH có những ngày thăm và làm việc ở Hà Nội hiệu quả và thành công. Đại diện đoàn UEH, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định cảm ơn sự nhiệt tình, chu đáo của lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định cũng bày tỏ cảm xúc mỗi lần ra thăm và làm việc tại Đại học Kinh tế quốc dân và mong muốn hai trường sẽ tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau để cùng nhau phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Đây là một hoạt động được tổ chức hằng năm theo thỏa thuận hợp tác giữa UEH và NEU, nhằm phát triển quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai trường đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý của Việt Nam.

GS.TS. Trần Thọ Đạt - Phó Hiệu trưởng NEU đón tiếp UEH tại sân bay Nội Bài

Chụp hình lưu niệm tại sân bay Nội Bài

Tiết mục văn nghệ chào mừng đoàn CBVC UEH ra thăm và làm việc với NEU

GS.TS. Phan Công Nghĩa - Phó Hiệu trưởng NEU phát biểu chào mừng đoàn CBVC UEH

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định – Phó Hiệu trưởng UEH phát biểu

Đại diện UEH tặng quà lưu niệm cho NEU

Chụp hình lưu niệm sau buổi tiếp

UEH tham quan phòng truyền thống NEU

Chụp hình lưu niệm tại Nhà Văn hóa NEU

Chụp hình lưu niệm tại Đài kỷ niệm ngày lên đường bảo vệ Tổ quốc

Tin, ảnh: UEH và NEU

Sáng 26/4, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân cho ông Phạm Hồng Chương, thay GS Trần Thọ Đạt, người đã hết tuổi làm công tác quản lý theo quy định của Nhà nước.

Phát biểu khi nhận quyết định, ông Chương khẳng định đây là niềm vinh dự nhưng cũng là nhiệm vụ đầy thách thức. "Tôi hứa cùng Ban giám hiệu đưa Đại học Kinh tế quốc dân trở thành đại học thông minh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tiếp tục tiên phong trong đổi mới, sáng tạo, hướng tới môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả", ông Chương nói.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao những đóng góp của nguyên hiệu trưởng Trần Thọ Đạt cùng các phó hiệu trưởng. Nhận định nhiều trường đang trỗi dậy, xu hướng đổi mới và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, Bộ trưởng hy vọng tân hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân nỗ lực hơn trong việc "biến những thách thức thành thời cơ để tiến tới".

Ông Phạm Hồng Chương. Ảnh: NEU

PGS Phạm Hồng Chương sinh năm 1964 tại Hà Nội. Ông từng học ngành Kinh tế vận tải của Đại học Giao thông Moscow, học sau đại học ngành Kinh tế học tại trường Tổng hợp Essex [Anh] và cao học tại Đại học Tổng hợp Saint Marys [Canada].

Ông Chương có 32 năm gắn bó với Đại học Kinh tế quốc dân, từng là giảng viên khoa Du lịch và Khách sạn, Trưởng phòng Quản lý khoa học trước khi giữ chức vụ phó hiệu trưởng năm 2013.

Là trường trọng điểm trong hệ thống đại học ở Việt Nam nói chung và trường thuộc khối ngành kinh tế nói riêng, 63 năm qua, Đại học Kinh tế quốc dân đã đào tạo hơn 100.000 cử nhân, hơn 10.000 thạc sĩ và khoảng 1.400 tiến sĩ.

Dương Tâm

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội nói gì về bức ảnh "chắp tay báo cáo hoa hậu"?

[NLĐO]- Ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, cho biết sự thật của bức ảnh đang lan truyền trên mạng là ông đang đáp từ ông Lê Xuân Sơn, Trưởng BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, khi BTC về trường "giao lại" sinh viên Đỗ Thị Hà cho nhà trường.

  • Những bức ảnh gây sốt của Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà

  • Tân hoa hậu Đỗ Thị Hà lên tiếng khi bị chê đi từ thiện kiểu làm màu

  • Không nhận ra Tân Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà sau đăng quang

  • Nhiệm vụ lớn nhất của tân hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà

Hôm nay 9-12, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp trong một phòng tiếp khách của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nơi Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà đang là sinh viên năm thứ hai. Trong đó, Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà đội vương miện, mặc áo dài màu vàng đang ngồi nghiêm trang trên một trong hai ghế chủ tọa.

Bức ảnh khiến dư luận xôn xao, trong đó ông Phạm Hồng Chương [đứng] và ông Lê Xuân Sơn [ngồi] bìa phải - Ảnh: Báo Tiền Phong

Cũng trong bức ảnh này, PGS-TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, đứng ở ghế chủ tọa bên cạnh, chắp tay phía trước với tư thế đang phát biểu.

Hình ảnh về "thăm trường" lần đầu tiên sau đăng quang hoa hậu của hoa hậu vào sáng 8-12 ngay lập tức gây dư luận xôn xao trên mạng xã hội. Trong đó có những ý kiến chỉ trích, cho rằng đó là hình ảnh phản cảm, thầy "báo cáo học trò Hoa hậu" là không hợp lý.

Tân hoa hậu Đỗ Thị Hà được ngồi ghế chủ toạ của buổi gặp mặt cùng với hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội - Ảnh: Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều nay 9-12, PGS-TS Phạm Hồng Chương nhấn mạnh đây không phải là cuộc về thăm trường của hoa hậu như các báo và mạng xã hội đưa tin.

"Sau khi chúng tôi ký quyết định cho các sinh viên tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, đây là buổi BTC cuộc thi "giao lại" sinh viên Đỗ Thị Hà cho nhà trường sau khi cô thực hiện các nghĩa vụ của một tân hoa hậu với các nhà tài trợ và các hoạt động thiện nguyện" - ông Chương cho hay.

PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng nhà trường - trao giấy khen cho Tân Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà - Ảnh: Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng cho biết hình ảnh mà dân mạng cho rằng ông đứng chắp tay "khúm núm" báo cáo trước sinh viên của mình, là lúc ông đang đáp từ với ông Lê Xuân Sơn - Trưởng BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - sau khi ông này có phát biểu trao lại sinh viên Đỗ Thị Hà cho nhà trường để nhà trường quản lý cũng như trách nhiệm giúp đỡ hoa hậu thực hiện trách nhiệm xã hội của một hoa hậu cũng như một sinh viên. "Tôi đáp từ ông Lê Xuân Sơn, chứ không phải báo cáo với Hoa hậu" - ông Chương nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi có phải Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội tổ chức một sự kiện lớn đón Hoa hậu, ông Phạm Hồng Chương cho hay đó là một sự kiện nhỏ, được tổ chức ấm cúng. "Chúng tôi không tổ chức hoành tráng gì. Hội trường chỉ có khoảng 100 người gồm cha mẹ, các thí sinh khác của trường cùng dự thi hoa hậu và các bạn bè cùng lớp, bạn cùng câu lạc bộ lễ tân nơi Đỗ Thị Hà từng tham gia. Đỗ Thị Hà là hoa hậu xuất thân từ nông dân nên chúng tôi chào mừng em hết sức ấm cúng, không phô trương" - ông Chương nói.

Được bạn bè, thầy cô nhiệt tình chào đón, Tân Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà nở nụ cười tươi tắn, rạng rỡ - Ảnh: Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Nói thêm về vị trí ngồi ở ghế "chủ tọa" của Đỗ Thị Hà trong cuộc gặp với lãnh đạo nhà trường, ông Phạm Hồng Chương nói nhà trường quan niệm danh hiệu hoa hậu của Đỗ Thị Hà là một thành tích rất vui với nhà trường.

"Chúng tôi trân trọng bạn Hà là đúng vì bạn là một sinh viên có thành tích học tập tốt và phong cách sống chan hòa được bạn bè yêu mến… Một nữ sinh xuất phát từ nông thôn, con nông dân mà trở thành hoa hậu thì phải nói là chúng tôi rất trân trọng những người vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt như thế" - ông Phạm Hồng Chương nêu rõ.

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng cho rằng Hoa hậu vẫn còn rất trẻ, nên "hãy vị tha với Hà. Vì tuổi trẻ không tránh khỏi những sơ suất"- Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân nói.

Yến Anh

Video liên quan

Chủ Đề