Học bác sĩ nội trú được cấp bằng gì

Hoàng Thanh Huyền 26 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội năm 2016. Sau đó, cô tiếp tục ôn thi vào bác sĩ nội trú. Đây là một bước quan trọng để sau này trở thành bác sĩ chính khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Nữ bác sĩ trẻ tâm sự: "6 năm học y, 3 năm làm nội trú, cộng lại gần chục năm tuổi trẻ để rèn luyện tay nghề chữa bệnh cho người".

"Khó như thi bác sĩ nội trú" là câu nói của các bác sĩ khi kết thúc 6 năm học y khoa. Trước kỳ thi, mỗi ngày Huyền học từ 4h rưỡi sáng đến 12h đêm. Thư viện, hành lang, ban công miễn là có chỗ trống thì đều trở thành "phòng học".Huyềnnghĩ rằng làm bác sĩ nội trú là cơ hội tốt cho tương lai nhưng cũng là ván bài đánh cược tuổi trẻ của mình.

Hiện nay, Thanh Huyền là bác sĩ nội trú chuyên ngành hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Bạch Mai là bệnh viện đặc biệt cấp quốc gia, là nơi cuối cùng, tiếp nhận những ca bệnh nặng nhất của miền bắc. Các bệnh nhân nguy kịch thường được chuyển trước hết tới khoa Cấp cứu. Nhịp độ làm việc căng thẳng, cánh cửa phòng cấp cứu không bao giờ vơi người. Ngoài giờ hành chính, đội ngũ y bác sĩ luôn phải trực thêm để đảm bảo nhân lực. Riêng bác sĩ nội trú phải trực ở viện 24/24 giờ.

Bác sĩ nội trúHoàng Thanh Huyền. Ảnh: Thùy An

Hầu hết bác sĩ nội trú đều là nam. Cả khóa của Huyền chỉ có mỗi cô là nữ vào nội trú ở chuyên ngành hồi sức cấp cứu tại bệnh viện. Chuyên ngành này hiện nay chỉ có hai nữ bác sĩ nội trú đang theo học.

Huyền kể rằng trước đây quy định chỉ dành riêng cho bác sĩ nội trú nữ là không được sinh con trong thời gian theo học. Ngoài ra, dân ngành y truyền tai nhau "lời nguyền nội trú", cứ vào là gặp khó khăn trong chuyện tình cảm nênrất ít nữ thi vào.Hiện quy định cấm sinh đã bỏ nhưng cụm từ "học bác sĩ nội trú" vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên ngành y.

Mỗi ngày, khoa cấp cứu phải tiếp nhận gần 200 ca bệnh nặng, sống chủ yếu dựa vào máy móc. Áp lực công việc lớn đòi hỏi y bác sĩ sự chủ động, nhanh nhẹn và tinh thần học hỏi cao. Do đó đây cũng là môi trường học hỏi trải nghiệm thực tế rất tốt với bác sĩ trẻ.

Ngoàichăm sóc sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ nội trú phải tư duy và làm việc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ chính. Khi có đủ kinh nghiệm, họ phải nhanh nhẹn tự đưa ra quyết định để giải quyết kịp thời những ca bệnh nặng.

Những năm nội trú là thời gian vàng để Huyền trải nghiệm, củng cố lý thuyết và tiếp thu thêm nhiều bài học thực hành, nhất là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì. Cô gái có vóc người mảnh nhỏ tự nhủ phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 lần bình thường.

Thanh Huyền đang thay mở khí quản cho bệnh nhân. Ảnh: Thùy An.

"Ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, em chỉ mong hết giờ để về. Đến lúc đi làm thì chớp mắt đã hết ngày, lúc nào cũng chạy đua với thời gian", Huyền tâm sự.

So với các bác sĩ chính, bác sĩ nội trú không chịu nhiều áp lực bằng. Tuy nhiên, khi có ca bệnh, Huyền luôn nhanh nhẹn, bám sát để học hỏi và nâng cao tay nghề. Cô gái thường tranh thủ lúc vắng bệnh nhân hơn để chợp mắt.

Những ngày đầu học việc, Huyền choáng ngợp bởi cường độ làm việc của khoa cấp cứu. Điều khó nhất với Huyền là học cách làm chủ cảm xúc để tập trung làm việc.Những ngày không trực, cô vẫn đến khoa để giúp đỡ và học hỏi thêm từ mọi người. "Để trở thành bác sĩ giỏi, em còn phải cố gắng học hỏi nhiều", Huyền nói.

Dành toàn bộ thời gian cho công việc,Huyền chỉ về thăm nhà cuối tuần khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lên viện. "Nhiều lúc nhớ nhà rồi tủi thân", cô nói. Những lúc mệt mỏi, cô luôn tự động viên bản thân phải mạnh mẽ chứ nhất quyết không bỏ cuộc giữa chừng.

Bệnh nhân được chăm sóc tận tình củacác y bác sĩ.Ảnh:Giang Huy

Sau 2 năm nội trú, Huyền trở nên bản lĩnh và trưởng thành hơn. Một lần cô nhận ca cấp cứu vào lúc 1h sáng. Nam bệnh nhân 60 tuổi bị ung thư tủy, viêm phổi nặng đang điều trị thì tim đột ngột lên cơn xoắn đỉnh rồi rung thất, ngừng tuần hoàn. Cô ngay lập tức ép tim, sốc điện cho bệnh nhân. "Khi ấy tim em đập nhanh như đánh trống", cô nhớ lại.

Sau 10 phút cấp cứu, bệnh nhân dần hồi phục. Cô gái thở phào khi kịp thời cứu sống một tính mạng. Chưa bao giờ Huyền cảm nhận công việc của mình có ý nghĩa như thế.

"Nhìn thấy bệnh nhân qua cơn nguy kịch là niềm hạnh phúc lớn nhất của bác sĩ cấp cứu", cô nói.

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo đặc biệt dành cho bác sĩ mới ra trường. Sau 6 năm học đại học y khoa, các bác sĩ mới ra trường, dưới 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá trở lên mới có thể thi bác sĩ nội trú. Chỉ có sinh viên y khoachính quy mới được dự thi bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.

Hoàn tất chương trình học nội trúkéo dài 3 năm, bác sĩ nội trú được cấp 3 bằng: Bằng bác sĩ chuyên khoa 1, bằng thạc sĩ y khoavà bằng bác sĩ nội trú.

Thùy An

Bạn muốn theo y khoa thì chắc chắn phải hiểu bác sĩ nội trú là gì? Nó là một chương trình học mà bất kỳ y sĩ nào cũng mong muốn được vào học để có kinh nghiệm, kỹ năng và cơ hội hành nghề trong lĩnh vực này. 

TÌM VIỆC LÀM bác sĩ

Giải đáp: Bác sĩ nội trú là gì?

Đối với những bạn học y chắc chắn không còn xa lạ gì với những bác sĩ nội trú. Nhưng nếu bạn là người đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì cần hiểu đúng và hiểu chính xác khái niệm của nó.

Giải đáp: Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú chính là một chương trình đào tạo đối với các bạn sinh viên đã hoàn thành chương trình học chính quy. Thông qua đó, các bạn sẽ được trau dồi kiến thức, chuyên môn đối với những bạn đã tốt nghiệp nhằm giúp bản thân hành nghề dễ dàng hơn.

Vậy chương trình đào tạo tại Việt Nam đối với bác sĩ nội trú hiện nay như thế nào? Muốn biết câu trả lời thì phần tiếp theo của bài viết chắc chắn bạn không nên bỏ qua.

👉 Xem thêm: Y sĩ là gì? Những thông tin hữu ích về y sĩ bạn cần biết

Chia sẻ về chương trình đào tạo bác sĩ nội trú

Tuỳ thuộc vào trường đại học sẽ có chương trình đào tạo bác sĩ nội trú khác nhau. JobsGo đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những kiến thức chuẩn xác nhất như sau:

Các chuyên ngành bác sĩ nội trú

Chuyên ngành đào tạo của bác sĩ nội trú hiện nay rất đa dạng. Tùy từng trường sẽ có có chương trình phù hợp. Phổ biến nhất sẽ gồm:

Các chuyên ngành bác sĩ nội trú
  • Các chuyên ngành hệ nội: Huyết học – Truyền máu, Hồi sức cấp cứu, Nhi khoa, Nội khoa, Tim mạch, Lao và bệnh phổi, Thần kinh, Truyền nhiễm, Da liễu, Tâm thần, Y học cổ truyền, Dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Y học hạt nhân, Phục hồi chức năng.
  • Các chuyên ngành hệ ngoại: Ngoại khoa, Răng hàm mặt, Phụ sản, Tai mũi họng, Ung thư, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Nhãn khoa, Phẫu thuật tạo hình.
  • Các chuyên ngành hệ y học cơ sở và dự phòng: Vi sinh, Sinh lý học, Hoá học, Ký sinh trùng, Mô phôi, Giải phẫu bệnh, Y học dự phòng.

Học phí bác sĩ nội trú cao không?

Tuỳ thuộc vào chuyên ngành theo học mà mức học phí các bạn phải đóng sẽ có sự khác nhau. Học phí phải đóng không quá cao, phù hợp với mức tài chính của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Không những vậy ở một số địa điểm học, khi các bạn làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện còn nhận được lương cực hấp dẫn nữa đấy nhé!

Tốt nghiệp bác sĩ nội trú có bằng gì?

Học bác sĩ nội trú được cấp bằng gì? Bạn sẽ có tấm bằng thạc sĩ trong tay sau khi hoàn thành chương trình đào đào tạo. Với tấm bằng này, bạn sẽ rất dễ dàng trong việc tìm việc làm và hành nghề.

Tốt nghiệp bác sĩ nội trú có bằng gì?

Điều kiện để trở thành bác sĩ nội trú

Để có thể theo học bác sĩ nội trú, các bạn cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Đã tốt nghiệp bác sĩ chính quy và có bằng đại học với chuyên ngành phù hợp.
  • Có sức khoẻ phục vụ ngành y tế lâu dài.
  • Tuổi đời dưới 27 tuổi.
  • Trong thời gian học trước đó chưa từng bị kỷ luật, cảnh cáo hoặc buộc dừng học tập.
  • Điểm thi trung bình của các môn: Khoa học cơ bản, ngoại ngữ, y học cơ sở và môn chuyên ngành phải trên 7 điểm.
  • Thí sinh còn phải tham gia phỏng vấn và vượt qua vòng sơ tuyển này.
  • Thời gian học bác sĩ nội trú thường kéo dài 3 năm và gắn liền với bệnh viện.
  • Bạn cần có phẩm chất, đạo đức và kỉ luật tốt.

👉 Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Giải đáp những thắc mắc liên quan

So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là người vẫn đang trong quá trình “học việc” trước khi đi vào thực tế hành nghề. Mỗi sinh viên sau quá trình học tập và có tấm bằng y chính thức cần trải qua thời gian bác sĩ nội trú mới có thể đi làm tại các cơ sở y tế.

Trong khi đó bác sĩ chuyên khoa là người đã được cấp bằng y tế và đầy đủ điều kiện để tham gia làm việc tại bất kỳ cơ sở y tế, khám chữa bệnh nào. Họ có thể làm việc tại các lĩnh vực y khoa cụ thể như nhi hoa, phụ khoa, sản khoa,….

So sánh bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Có thể nói bác sĩ nội trú là giai đoạn đào tạo và nâng cao chuyên môn và kỹ năng thực tế để có thể hành nghề. Mỗi bác sĩ chuyên khoa chắc chắn phải có thời gian làm bác sĩ nội trú trước khi trở thành bác sĩ chuyên khoa chân chính.

Bác sĩ nội trú có được trả lương không?

Mức lương của bác sĩ nội trú như thế nào? Nó cao cao và hấp dẫn không? Câu trả lời cho bạn là lương và các khoản phụ cấp trong khoảng thời gian bạn học tập dưới vai trò một bác sĩ nội trú sẽ được hưởng mức lương theo cơ quan cử đi học và quyền lợi chính đáng theo chế độ hiện hành.

Mức lương bạn nhận được cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều yêu tố. Nhưng bạn cũng đừng trông chờ quá bởi nó chỉ giống như một khoản hỗ trợ mà thôi, còn phần lớn thời gian này của bạn vẫn được dùng để học tập và nâng cao kỹ năng cho bản thân.

👉 Xem thêm: Học Y học dự phòng ra làm gì? Mức lương thế nào?

Như vậy, những thông tin được JobsGo chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu bác sĩ nội trú là gì rồi đúng không? Không những vậy bạn còn bỏ túi được rất nhiều kiến thức bổ ích. Hy vọng nó giúp ích cho bạn trước khi đăng ký theo học bác sĩ nội trú tại bất kỳ đâu nhé!

Video liên quan

Chủ Đề