Học phát triển phần mềm cần những gì

Các phần mềm như Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Google hay Photoshop, … đều đã quá quen thuộc với chúng ta rồi đúng không ạ. Vậy có khi nào bạn tự hỏi những phần mềm này được tạo ra như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp bởi ngành phát triển phần mềm. Với sự hiện đại hóa, công nghệ hóa thì ngành này hứa hẹn sẽ ngày càng bùng nổ trong tương lai. Hãy cùng Swinburne Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về ngành này nhé !

Ngành phát triển phần mềm là gì?

Phát triển phần mềm là việc chuyển nhu cầu của khách hàng hay mục tiêu tiếp thị thành sản phẩm phần mềm. Bao gồm các quá trình của kỹ thuật phần mềm kết hợp với nghiên cứu đối tượng mục tiêu tiếp cận. Từ đó phát triển những sản phẩm phần mềm của máy tính. Nói cách khác, phát triển phần mềm đề cập đến tập hợp những hoạt động từ quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế cho đến hỗ trợ phần mềm.

Mô tả công việc của ngành phát triển phần mềm

Với vị trí nhân viên phần mềm bạn sẽ phải đảm nhận những công việc sau:

  • Tham gia viết các tài liệu về quy trình phát triển phần mềm. Nghiên cứu và đưa ra kế hoạch phát triển và vận hành các sản phẩm, công nghệ, giải pháp phần mềm, công nghệ mới. Đảm bảo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
  • Kiểm tra, đánh giá chất lượng ứng dụng, phần mềm sau khi lập trình, đảm bảo phần mềm được sản xuất ổn định, không có lỗi xảy ra.
  • Bảo trì, khắc phục các sự cố, lên kế hoạch sửa chữa và khắc phục các lỗi liên quan đến kỹ thuật trong phát triển ứng dụng/ phần mềm.
  • Tham gia triển khai các giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh.
  • Training cho người dùng về cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm sau khi đã hoàn tất thiết kế. Hoặc nhận chuyển giao cách sử dụng các phần mềm từ nhà cung ứng.

Xem thêm: Phân tích dữ liệu và tương lai phát triển

Những kỹ năng quan trọng 

Để có thể trở thành một nhân viên phát triển phần mềm bạn buộc phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng khoa công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính hoặc một số chuyên ngành khác liên quan đến lập trình. Một số kỹ năng mà ứng viên cần có:

  • Nắm được các kiến thức nâng cao về nền tảng xây dựng phần mềm. Hiểu về công việc của một nhân viên  phần mềm.
  • Hiểu biết sâu về một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay như: C/C++. C#/.Net, Java,…cùng với PHP/MySQL, Python…
  • Nắm được các kiến thức cơ bản về hệ thống, mạng, kỹ thuật máy tính, yếu tố an toàn thông tin và bảo mật thông tin.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm cao và chịu được áp lực cao trong công việc
  • Ngoài ra nhân viên phần mềm còn cần đến sự cẩn thận, khả năng tiếp cận, nắm bắt nhanh các công nghệ lập trình mới.

Nội dung học ngành phát triển phần mềm

Khi học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo nhiều nội dung từ các môn đại cương, nền tảng cho đến các môn chuyên sâu. Một số học phần mà bạn sẽ được học có thể kể đến như:

  • Lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao, từ window form đến web form
  • Kiểm thử phần mềm từ cơ bản đến nâng cao
  • Mạng máy tính cơ bản
  • Triển khai các phần mềm mã nguồn mở, phần mềm hướng dịch vụ Software as a Service, điện toán đám mây, marketing trên Internet
  • Quản trị dự án công nghệ thông tin
  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp.

Xem thêm: ngành kỹ sư công nghệ thông tin

Mức thu nhập của ngành phát triển phần mềm

CNTT là lĩnh vực có thu nhập tốt nhất trong khối kỹ thuật, và luôn nằm trong top đầu những nghề nghiệp có mức lương cao. 

Cụ thể, khảo sát cho thấy, mức lương trung bình của kỹ sư phát triển phần mềm có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm là khoảng 12 – 20 triệu/tháng, lương khởi điểm từ khoảng 7 – 10 triệu/tháng và cao nhất có thể lên khoảng 30 triệu/tháng. Tương đương hoặc cao hơn so với những vị trí như lập trình viên.

Dĩ nhiên, mức lương và thu nhập hàng tháng của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như số năm kinh nghiệm, bằng cấp và các kinh nghiệm phát triển phần mềm. Nếu như bạn từng tham gia nhiều dự án lớn, nổi tiếng thì khi deal lương sẽ dễ có được mức lương lý tưởng hơn.

Học ngành phát triển phần mềm ở đâu?

Để trở thành kỹ sư phát triển phần mềm, bạn cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc cũng như kỹ năng thực hành thành thạo.

Vì thế môi trường đào tạo là rất quan trọng. Việc chọn một ngôi trường đại học uy tín là nền tảng để bạn học hỏi và rèn luyện được nhiều hơn. Một số trường đại học có chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật phần mềm tốt bạn có thể tham khảo như:

  • Swinburne Việt Nam
  • ĐH Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội
  • ĐH Công nghiệp Hà Nội
  • ĐH Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • ĐH FPT

Xem thêm: Du học ngành công nghệ thông tin

Lời kết

Swinburne Việt Nam vừa giới thiệu đến bạn các thông tin đầy đủ về ngành phát triển phần mềm. Nếu như bạn có ý định học và xây dựng sự nghiệp trong ngành CNTT thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn công việc đáng để nỗ lực, phấn đấu.

Tham gia cộng đồng sinh viên Swinburne tương lai tại đây.

Lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cực cao cho người lao động có trình độ, trong đó có những vai trò hấp dẫn như kỹ sư phát triển phần mềm. Với vị trí này, bạn không chỉ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, phát triển phần mềm hữu ích mà còn có thể thăng tiến nhanh.

Kỹ sư phát triển phần mềm được cho là một trong những vị trí việc làm thu hút nhiều tài năng trẻ nhất hiện nay trong số các nghề nghiệp CNTT phổ biến. Dù vậy, thực tế là nhiều người vẫn nhầm lẫn, khó phân biệt được kỹ sư phát triển phần mềm với lập trình viên. JobOKO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, trách nhiệm, các yêu cầu và mức lương của vị trí này nhé.

MỤC LỤC:
I. Kỹ sư phát triển phần mềm là gì?
II. Lương Kỹ sư phát triển phần mềm có cao không?

Việc làm Kỹ sư phát triển phần mềm

Công việc của Kỹ sư phần mềm là làm gì?

I. Kỹ sư phát triển phần mềm là gì?

Kỹ sư phát triển phần mềm [Software Engineer/ Software Developer] còn được biết đến với tên gọi Kỹ sư phần mềm - là những người có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm, áp dụng các nguyên tắc khoa học và toán học để tạo ra phần mềm máy tính giải quyết các vấn đề cụ thể. Trong vai trò kỹ sư phát triển phần mềm, bạn sẽ tạo, duy trì, kiểm tra và cải tiến hệ thống phần mềm để đáp ứng các nhu cầu cụ thể, kiểm tra hệ thống phần mềm [và cả phần cứng khi cần] để chẩn đoán và giải quyết các lỗi hệ thống, thiết kế và viết mã cho phần mềm, đề xuất thay đổi, nâng cấp.

Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? trường nào tốt?

1. Mô tả công việc của Kỹ sư phát triển phần mềm

Mô tả công việc của kỹ sư phát triển phần mềm ở các công ty khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung, bạn sẽ phụ trách một số nhiệm vụ như là:

  • Tham gia vào các dự án phát triển phần mềm, bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm phần mềm.
  • Phát triển lưu đồ, bố cục và tài liệu để xác định các yêu cầu và giải pháp phần mềm.
  • Viết mã với thiết kế tốt nhất và có thể kiểm thử được.
  • Đưa ra các thông số kỹ thuật và xác định tính khả thi trong hoạt động phát triển phần mềm.
  • Tích hợp các thành phần của phần mềm vào một hệ thống phần mềm đầy đủ chức năng.
  • Xây dựng kế hoạch xác minh phần mềm và quy trình đảm bảo chất lượng.
  • Lập tài liệu và duy trì chức năng phần mềm.
  • Khắc phục sự cố, gỡ lỗi và nâng cấp hệ thống hiện có.
  • Triển khai các chương trình và đánh giá phản hồi của người dùng.
  • Tuân thủ các kế hoạch dự án và tiêu chuẩn ngành.
  • Đảm bảo phần mềm có thể mở rộng và được cập nhật các tính năng mới nhất.

2. Yêu cầu trình độ, kỹ năng với Kỹ sư phát triển phần mềm

Khi tuyển kỹ sư phát triển phần mềm, nhà tuyển dụng sẽ chỉ tuyển ứng viên có trình độ chuyên môn và chứng chỉ bổ sung cũng sẽ là điểm cộng. Hơn thế nữa, các ứng viên có kinh nghiệm sẽ có nhiều cơ hội hơn. Một số yêu cầu cụ thể với vị trí này bao gồm:

  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò kỹ sư phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm, lập trình viên hoặc tương tự.
  • Kinh nghiệm thiết kế các ứng dụng tương tác, phần mềm hữu ích trong nhiều lĩnh vực [phần mềm ERP, giáo dục, giải trí...].
  • Khả năng phát triển phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình Java, Ruby on Rails, C ++ hoặc các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu, công nghệ SQL...
  • Kinh nghiệm phát triển các ứng dụng web bằng cách sử dụng ít nhất một framework phổ biến.
  • Có trải nghiệm phát triển phần mềm theo hướng thử nghiệm.
  • Thành thạo các công cụ kỹ thuật phần mềm.
  • Thiết lập quy trình kiểm thử phần mềm, gỡ lỗi, mở rộng và nâng cấp.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, chú ý tới chi tiết.
  • Tư duy phân tích, sáng tạo.

Đọc thêm: Software Engineering là gì? lương có cao không? làm sao để thành công với nghành này?

Thu nhập của Kỹ sư phát triển phần mềm bao nhiêu mỗi tháng?

II. Lương Kỹ sư phát triển phần mềm có cao không?

CNTT là lĩnh vực có thu nhập tốt nhất tính trong khối kỹ thuật, và luôn nằm trong top đầu những nghề nghiệp lương cao. Điều đó cũng có nghĩa là lương kỹ sư phát triển phần mềm rất cạnh tranh, như nhiều vị trí khác trong ngành.

Cụ thể, khảo sát của JobOKO cho thấy, mức lương trung bình của kỹ sư phát triển phần mềm có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm là khoảng 12 - 20 triệu/tháng, lương khởi điểm từ khoảng 7 - 10 triệu/tháng và cao nhất có thể lên khoảng 30 triệu/tháng. Tương đương hoặc cao hơn so với những vị trí như lập trình viên.

Dĩ nhiên, mức lương và thu nhập hàng tháng của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như số năm kinh nghiệm, bằng cấp và các kinh nghiệm phát triển phần mềm. Nếu như bạn từng tham gia nhiều dự án lớn, nổi tiếng thì khi deal lương sẽ dễ có được mức lý tưởng hơn.

JobOKO vừa giới thiệu đến bạn các thông tin đầy đủ về vị trí kỹ sư phát triển phần mềm. Nếu như bạn có ý định học và xây dựng sự nghiệp trong ngành CNTT thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn công việc đáng để nỗ lực, phấn đấu.

Video liên quan

Chủ Đề