Học sinh tiểu học cần có những kỹ năng sống nào

Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, có phải một vấn đề đáng quan tâm? có thực sự cần thiết hơn việc phát triển thể chất, tri thức và tinh thần cho bé? Hiện nay, rất nhiều trường học đã tổ chức những chương trình dã ngoại để dạy học sinh tiểu học những kỹ năng sống để đối mặt với những vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống. Nhiều bậc phụ huynh thấy mỗi tháng nộp thêm mấy trăm nghìn và nói kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, không cần thiết và quá sớm. Thời gian đó nên để học sinh tiểu học tiếp thu những kiến thức toán, tiếng việt hay thể thao… Bạn có đồng ý với quan điểm này?

Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống là gì?
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nói: kỹ năng sống là một trong những kỹ năng về tâm lý xã hội và giao tiếp hằng ngày mà mỗi cá nhân trong xã hội cần có để tương tác, trao đổi với những người xung quanh một cách hiệu quả, tốt nhất hoặc biết cách ứng phó với những vấn đề xảy ra hay những thách thức mới của cuộc sống hàng ngày.
  • Theo tổ chức UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp nhiều kỹ năng về tâm lý xã hội và trao đổi, giao tiếp cá nhân giúp cho chính con người đưa ra được những quyết định đúng đắn, có cơ sở, giao tiếp hiệu quả, đồng thời phát triển những kỹ năng tự xử lý và tự quản lý bản thân nhằm giúp bản thân họ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, lành mạnh và có hiệu quả..

Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có cần thiết?

Với quan niệm dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là quá sớm, không cần thiết, đây là một sai lầm lớn mà nhiều người đang mắc phải. Vì ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ nhỏ đã được bố mẹ dạy nói, dạy chào, dạy giao tiếp với người lớn tuổi, người xung quanh. Đây chính là những kỹ năng giao tiếp quan trọng đầu đời, và cần phải dạy để bé biết cách giao tiếp không chỉ người trong gia đình, mà còn là các thầy cô, bạn bè, người xung quanh…. Nhiều bố mẹ đã không dạy trẻ cách đi học phải chào người lớn, lễ phép vâng dạ bảo vâng, chính vì vậy, nhiều người bị than phiền là con của bạn “hỗn”, “không biết mở miệng”, “lì lợm”, “chậm chạp”… Bố mẹ nào cũng muốn con mình sẽ ngoan, được nhiều người khen ngợi, vậy thì đừng quên dạy con những kỹ năng giao tiếp đầu đời.

Học sinh tiểu học, ngoài việc đến trường để học những kiến thức, con số, câu chữ thì đây là giai đoạn trẻ cần rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết. Mục đích để phát triển về thể chất, suy nghĩ, biết tự nhận thức của trẻ, trẻ biết đâu là đúng, đâu là sai, xác định điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân bé để bé hoàn thiện nhân cách, hay kỹ năng xã hội: giao tiếp, học tập, làm việc trao đổi với bạn bè, thầy cô giáo…Do đó, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là điều vô cùng quan trọng, là hành trang đầu đời cho bé, định hướng cho bé cách sống, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và tương lai của bé.

Vai trò của việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Có những kỹ năng sống ngay từ hồi bé, giúp trẻ nhà bạn nhanh chóng hòa nhập được với cuộc sống xung quanh, trở nên hòa đồng với mọi người xung quanh. Đặc biệt bé sẽ sở hữu những kỹ năng để đối mặt với những nguy hiểm, những điều bất ngờ mà chưa biết trước. Nếu khi vấn đề xảy ra, trẻ không có kinh nghiệm, kiến thức để đối mặt, xử lý sẽ rất hoang mang và có thể làm những điều sai trái, ảnh hưởng đến thói quen, suy nghĩ của trẻ sau này. Chính vì vậy, dạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, giúp trẻ sớm có ý thức, suy nghĩ đúng đắn, tích cực, hướng đến những điều chuẩn mực, lành mạnh cho bản thân, hay cũng như cho xã hội.

Nên dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học từ sớm

Mong muốn bé phát triển một cách toàn diện từ thể chất đến tinh thần, biết nhận thức về thế giới xung quanh, bố mẹ cần hiểu tầm quan trọng của kỹ năng sống. Nên để bé tham gia các hoạt động ngoại khoá trên trường, bên ngoài, trẻ em sẽ được thỏa sức khám phá, phát triển trí tưởng tượng cùng khả năng sáng tạo. Vì vậy, cần có sự phối kết hợp giáo dục từ nhà trường và gia đình, cần có sự dạy dỗ kiên nhẫn, có định hướng, có chiến lược, bài bản.

Danh sách kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  1. Học cách ngồi ngoan, biết lắng nghe
  2. Biết tôn trọng người lớn tuổi, bạn bè cùng tuổi
  3. Hiểu được ý nghĩa từ “Không” và mức độ giới hạn của các hành vi, cư xử.
  4. Hiểu và biết cách dùng từ “Dừng lại” và câu nói tương tự để bày tỏ quan điểm ngăn chặn điều nguy hiểm.
  5. Biết cách đi vệ sinh, sử dụng bồn cầu, nhà xí 
  6. Biết tên bản thân, tên bố mẹ, gia đình, số điện thoại
  7. Biết khi không biết làm, gặp khó khăn, nhờ người lớn tuổi hướng dẫn
  8. Biết cách mặc quần áo, thay quần áo, nhận biết được đồ của mình
  9. Biết nói những câu đơn, những câu đầy đủ một cách liền mạch
  10. Biết làm quen với những con chữ, con số

Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu rất nhiều, chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nâng cao việc dạy kỹ năng sống cho các bé, đồng thời trên trường lớp, thầy cô giáo cần thiết kế những bài học sát với thực tế, phù hợp với lứa tuổi. Để bé biết được những cách cư xử, ứng xử khi có những trường hợp bất ngờ, để bé có thể phản ứng, xử lý tình huống một cách tốt nhất, hình thành thói quen tốt, nhân cách tốt.

Từ Mẫu giáo để lên bậc Tiểu học là một sự thay đổi rất lớn về môi trường học tập cũng như các tác phong, kĩ năng cần thiết. Ngày nay, bên cạnh kiến thức trong sách giáo khoa thì kĩ năng sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của trẻ nhỏ. Có được những kĩ năng này giúp các em hòa nhập nhanh với môi trường sống, học tập và vui chơi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về kĩ năng sống đối với học sinh Tiểu học, qua đó phụ huynh tham khảo và biết cách trang bị đầy đủ cho con mình.

1. Kĩ năng làm việc nhóm

Một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng với trẻ Tiểu học đó chính là khả năng làm việc nhóm. Bé cần học cách hòa đồng, cùng đóng góp ý kiến của mình với nhóm để xây dựng một nhóm đoàn kết. Khi làm việc nhóm, trẻ học được cách lắng nghe ý kiến của người khác, biết cách trình bày, giải thích những quan điểm của mình để các thành viên còn lại hiểu. Trên thực tế có rất nhiều trẻ khi làm cá nhân rất tốt nhưng kém kĩ năng hoạt động nhóm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của nhóm cũng như sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vậy nên, ngay từ khi bậc Tiểu học, cha mẹ cần dạy con kĩ năng học nhóm, làm việc nhóm sao cho thật hiệu quả nhất.

2. Kĩ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt cũng là một trong những kỹ năng sống quan trọng cần thiết mà cha mẹ cần trang bị cho con khi con bước vào môi trường Tiểu học. Chỉ có sự giao tiếp tự tin, thông minh mới giúp con hòa đồng với bạn bè, thầy cô, có được những người bạn tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó thì cha mẹ cần dạy con phải biết chào hỏi người lớn, biết cách cảm ơn khi ai đó giúp mình và biết nói xin lỗi khi làm sai. Giao tiếp tốt là chìa khóa để giúp trẻ có được thiện cảm từ mọi người xung quanh. Hình thành được kĩ năng này ngay từ nhỏ sẽ hỗ trợ trẻ phát triển trong tương lai, trở thành người giao tiếp lưu loát, lịch sự và thông minh.

3. Kĩ năng tự lập

Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể bên cạnh để chăm sóc trẻ từng chút một, chính bởi vậy mà cha mẹ cũng cần dạy con phải học cách tự lập trong cuộc sống. Với những việc nhỏ, đơn giản như dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vệ sinh cá nhân, tự giác học tập, soạn sách vở tới trường, đi bộ học một mình [nếu nhà gần] thì trẻ đều có thể làm. Nếu bố mẹ chiều chuộng, bao bọc con quá mức sẽ khiến con trở nên lười biếng và thụ động, tính cách của con sẽ trở nên khó chịu, khi gặp những khó khăn con sẽ dễ dàng chán nản và bỏ cuộc. Khi trẻ tự lập thì bố mẹ sẽ không cần lúc nào cũng phải lo lắng con có bị sao không mà hoàn toàn yên tâm làm việc. Tự lập giúp trẻ mau chóng trưởng thành, có bản lĩnh và kết quả học tập chắc chắn cũng sẽ tốt hơn.

4. Kĩ năng xử lí tình huống

Thực tế cuộc sống có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra với trẻ, nếu trẻ không được trang bị những kiến thức hay kĩ năng cần thiết thì rất khó có thể vượt qua. Bố mẹ cần bắt trẻ phải ghi nhớ số điện thoại bố mẹ, địa chỉ nhà, tên và địa chỉ trường để phòng trường hợp trẻ đi lạc, cha mẹ cần dạy con cách xử lí vết thương khi chẳng may bị ngã, đứt tay chảy máu, dạy trẻ phải biết gọi người lớn khi có kẻ xấu định tiếp cận… Rất nhiều những nguy cơ có thể xảy ra bởi vậy việc trang bị những kĩ năng xử lí tình huống khẩn cấp là không thể thiếu để giúp trẻ luôn được an toàn.

5. Kĩ năng quản lí thời gian

Một ngày đều có 24 tiếng để học tập, làm việc và ngơi, tuy nhiên có người kiểm soát thời gian của mình hiệu quả, có người lại không, dùng thời gian vào những việc vô bổ. Cha mẹ cần nhận thấy tầm quan trọng của thời gian và dạy trẻ cách biết quản lí thời gian. Ví dụ cha mẹ có thể giúp con phân chia thời gian biểu học tập và vui chơi. Không nên cho trẻ chơi quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, mặt khác nếu trẻ sử dụng máy chơi game điện tử, xem phim nhiều cũng ảnh hưởng đến thị lực. Việc quản lí thời gian giúp trẻ cân bằng cuộc sống, hình thành được thói quen tiết kiệm thời gian, dùng thời gian vào những việc có ích để nâng cao sức khỏe cũng như bồi đắp trí tuệ cho bản thân.

Lời kết: Việc giáo dục, xây dựng cho trẻ Tiểu học những kĩ năng sống là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh hiện nay chưa nhận thức được điều đó, vẫn có tư tưởng bắt con học nhồi nhét kiến thức trong sách vở để có thể đạt điểm cao. Trang bị cho học sinh Tiểu học những kĩ năng sống không chỉ giúp các em trưởng thành hơn, có thái độ sống tích cực, lạc quan và được niềm tin yêu từ mọi người xung quanh. Hi vọng với những thông tin mà bài viết đã trình bày trên đây, phụ huynh có thể tham khảo, vận dụng để dạy con mình phát triển toàn diện cả về kĩ năng sống và trí tuệ.

Tham khảo thêm:

♦ Các phương pháp rèn luyện tư duy Logic hiệu quả cho trẻ

♦ 5 sai lầm phổ biến trong cách dạy con hiện nay và giải pháp

♦ Làm thế nào để trẻ Tiểu học yêu thích và học tốt môn Địa lí?

Video liên quan

Chủ Đề