Hội và đáp những vấn de cơ bản của chính trị học

S.TS LƯU VAN AIM DƯƠNG XUÂN NGỌC Hỏi VÀ ĐÁp NHŨNG VẤN ĐÊ cơ BẢN CỦA CHÍNH TRỊ HỌC UYÊN LIỆU [ S Ị ] NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CT-HT HỎI VÀ ĐÁP NHỮNG VẤN ĐÈ c ơ BẢN CỦA CHÍNH TRỊ HỌC PGS.TS Lưu VĂN AN - GS,TS DƯƠNG XUÂN NGỌC HỎI VÀ ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ Cơ BẢN CỦA CHÍNH TRỊ HỌC NHÀ XUÁT BẢN CHỈNH TRỊ - HÀNH CHÍNH HÀ NỘI -2011 LỜI GIỚI THIỆU Chính trị học hay khoa học chính trị là một ngành khoa học nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, mô tả và phân tích các hệ thong chính trị và các ứng xử chính trị. vấn để trung tâm của chính trị học là nghiên cứu quyền lực chỉnh trị, phương thức giành quyển lực chỉnh trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức thực hiện quyền lực chỉnh trị, các kiểu hệ thong chính trị đã có trong lịch sử và đang tồn tại trong thời đại ngày nay. Chính trị học cũng nghiên cứu các moi liên hệ vé lý luận chỉnh trị cùa các chế độ xã hội. Đoi tượng của chính trị học là nghiên cứu chính trị như một chỉnh thể nhằm nhận thức và vận dụng những quy luật và tính quy luật chung nhất của đời song chính trị. Các lĩnh vực cùa chính trị học bao gồm: lý thuyết chính trị và triết học chỉnh trị, giảo dục công dân [civics] và chính trị học so sảnh [comparative politics], các hệ thống quốc gia, phân tích chỉnh trị [cross-national political analysis], quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý và ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội, V.V.. Chính trị học còn nghiên cứu các quyển lực trong quan hệ quốc tế và lý thuyết về các quyển lực lớn [Great power] và các siêu cường [Superpower]. Ở Việt Nam hiện nay, khoa học chỉnh trị được đưa vào chương trình đào tạo chính thức của nhiều trường đại học, học viện chuyên ngành; là môn học bắt buộc nằm trong khung chương trình giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chính trị thực tiễn, cán bộ lý luận chính trị nhằm trang bị cho các nhà lãnh đạo chỉnh trị những tri thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp cho hoạt động của họ phù hợp xới khách quan, tránh sai lầm, chủ quan, duy ỷ chí; đồng thời góp phần vào phát triển lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, 5 tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, khăng định đường lối đôi mới, kiên định con đường đi lên CNXH. Đôi với học viên, sinh viên và đông đảo bạn đọc, việc học tập và nghiên cứu khoa học chính trị nhằm trang bị cho mỗi công dãn kiên thức để họ có thái độ, động cơ đủng đắn, có cơ sở khoa học để đảnh giá vé những sự kiện chính trị diễn ra trong nước và quốc tế. Điều đó không chỉ giúp họ trở thành những người chiến sĩ có ý thức mà còn chỉ ra cho họ những biện pháp hiện thực đê đấu tranh cho thắng lợi hoàn toàn của lý tưởng chính trị cao đẹp -đó là thực hiện triệt để mục tiêu giảiphóng con người. Để bạn đọc có tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập môn khoa học này, Công ty Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính tổ chức xuất bản cuốn sách “Hỏi và Đáp Những vẩn đề cơ bản của Chính trị học ” cùa PGS, TS Lưu Văn An và GS, TS Dương Xuân Ngọc biên soạn. Cuốn sách được riết dưới dạng Hỏi và Đáp, gồm 4 phần, được trình bày trong 69 câu hỏi và phần trả lời. Nội dung của cuốn sách chủ yếu đề cập, phân tích, luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khoa học chỉnh trị, thực thi, kiểm soát quyền lực chỉnh trị ở Việt Nam và một so thể chế chính trị thế giới đương đại...; giới thiệu lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng chỉnh trị cổ điển đến hiện đại, các tư tưởng chỉnh trịphương Đông và phương Tây; tư tưởng Nho gia, Đạo gia đến các tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại... và những vấn để chính trị học ở Việt Nam hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu và rất mong nhận được những ỷ kiến đong ạóp quỷ báu của đông đảo bạn đọc! NHÀ XUẤT BẢNCHÍNH TRỊ - HÀNHCHÍNH VÀ VINACIN-BOOKS 6 ... - tailieumienphi.vn

Phần III QUYÈN CHÍNH TRỊ VÀ CÀM QƯYÈN Câu 1: Quyền lực là gì? Trình bày đặc điểm của quyền lực? 1. Khái niệm quyền lực Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực: là sự thông nhât giữa “quyền” và “lực”; là khả năng được bảo đảm băng sức mạnh đê thực hiện những hành vi hoặc buộc người khác phải thực hiện những hành vi nhât định theo ý chí của người có quyên hoặc được trao quyền; là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng [R.Đantra]; là khả năng đạt tới kêt quả nhờ hoạt động phôi hợp [L.Lipson]; là cái làm cho người khác hoạt động theo sự lựa chọn của ta, là khả năng tạo ra sản phâm có chủ ý [B.Russel]; là khả năng tác động tới hành vi của những người khác để có được kết quả mà mình muốn [Zoseph S.Nye]; là sự quyết định cho ai? được cái gì? khi nào? và như thế nào? là sự tham gia vào những quyết định có tính phân phối các giá trị cho toàn xã hội [Thomas B.Dye]; là quyền định đoạt và sức mạnh để đảm bảo sự thực hiện... là để tổ chức nền sản xuất xã hội và để điều tiết các mối quan hệ giữa các thành viên sống chung với nhau trong xã hội [Từ điển bách khoa Việt Nam]... Khái quát lại, quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thề hành động của đời sông xã hội, trong đó chủ thể này có thê chi phôi hoặc buộc chủ thê khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thê nào đó trong quan hệ xã hội. 2. Đặc điểm quyền lực - Một là, quyền lực gắn với sức mạnh, nhờ đó đạt kết quả. Nó được thê hiện thông qua quan hệ địa vị và quan hệ vê lợi ích. 94 - Hai là, quyền lực mang tính tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Ba là, quyền lực mang tính phổ quát, đa dạng và được biểu hiện trong các quan hệ xã hội cụ thể. - Bổn là, sự thi hành quyền lực có thể tác động đến các hành động và suy nghĩ theo hai hướng: ngăn chặn hoặc thúc đẩy. - Năm là, quan hệ quyền lực thường xuyên tồn tại trong trạng thái vừa xung đột vừa thống nhất. - Sáu là, quyền lực mang tính lịch sử và mang tính tương đối. - Bảy là, quyền lực là khả năng tạo ra những tác động có thể dự đoán trước. - Tám là, đối tượng quyền lực càng đông càng khó kiểm soát. Câu 2: Hãy phân loại quyền lực? / ẻPhăn loại theo lịch sử - Thời kỳ cổ đại, Platon cho rằng trong xã hội có 7 loại quyền lực: quyền lực gia đình, bố mẹ có quyền đối với con cái; quyền lực của quý tộc đối với tầng lớp dưới, của người già đối với người trẻ, của chủ nô đôi với nô lệ; của người mạnh khỏe đối với kẻ yếu; của người thông thái đối với những người khác; quyền lực của Chúa. - Đến thời kỳ cận đại. J.Locco phân biệt quyền lực theo bốn mối quan hệ: của người cha đối với con; của người chủ đối với người làm thuê; của chủ nô đối với nô lệ; và của người cai trị đối với nhân dân. Trong thời kỳ hiện đại, J.French và B.Raven [người Mỹ] đưa ra nhiều cách phân loại quyền lực: - Quyền lực dựa trên cơ sở phần thưởng. 95 - Quyền lực cưỡng bức dựa vào sự chờ đợi hình phạt do hành vi sai phạm. - Quyền lực hợp pháp, chính đáng dựa trên sự thừa nhận của xã hội. - Quyền lực liên kết, hợp tác dựa trên sự hiểu biết và hợp tác giữa chủ thể và đối tượng quyền lực. - Quyền lực chuyên gia, dựa trên trình độ tri thức trong một lĩnh vực nhất định. 2. Phân loại theo các tiêu chí - Theo cấp độ chù thể`, quyền lực cá nhân, quyền lực gia đình, quyền lực dòng họ, quyền lực tổ chức; quyên lực cộng đồng, quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp... - Theo lĩnh vực cùa đời song xã hội: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, qùyền lực văn hoá, quyền lực xã hội. - Theo hình thức biểu hiện: quyền lực trực tiếp và quyền lực gián tiếp. - Theo chuẩn mực pháp lý: quyền lực hợp pháp và quyền lực không hợp pháp. - Theo tính chắt tác động: quyền lực tích cực, tiến bộ, cách mạng; quyền lực trung gian; quyền lực tiêu cực, phản động. - Theo tính chát và nguyên nhân phát sinh, chi phối: quyền lực cưỡng bức, quyền lực đạo đức, quyền lực uy tín, quyền lực địa vị. - Theo nguồn gốc: quyền lực bạo lực, quyền lực của cài, quyền lực trí tuệ. - Theo các moi quan hệ chủ yếu trong xã hội: quyền lực gia đình, quyền lực công, quyền lực nhà nước. - Theo phương thức thực thi và hiệu quả của nó: quyền lực cưỡng bức, quyền lực điều tiết, quyền lực ảnh hưởng. 96 - Theo cơ sở của quyển lực: quyền lực trí tuệ, quyên lực uy tín, quyền khen thưởng, quyền hợp pháp, quyền cưỡng chế. - Theo hình thức và dạng quyền lực: CỊuyền lực tồn tại dưới 4 hình thức tiêu biểu là: vũ lực, sự chi phối, uy quyền và sự thu hút. Tương ứng với nó là 4 dạng quyền lực: cưỡng chế, chi phối, lãnh đạo và thu hút. 3. Phân loại quyển lực cứng và quyền lực mềm Quyền lực cứng là quyền lực vật chất được thực hiện thông qua sự đe doạ, dụ dồ hoặc trả lương, khen thưởng. Quyền lực mềm là quyền lực thu hút. Câu 3: Quyền lực chính trị là gì? Trình bày đặc điềm của quyền lực chính trị? / ềKhái niệm quyền lực chính trị - Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính trị; là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại; - Là quyền lực của một hay liên minh giai cấp; - Là quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội dùng để chi phối, tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhàm tối đa hóa lợi ích của mình; - Là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân [trong điều kiện chủ nghĩa xã hội]; nó nói lên khả năng của một giai cấp nhàm thực hiện lợi ích khách quan của mình. Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tô chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác. Từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất: Quyển lực chỉnh trị là quyền sử dụng sức mạnh cùa một hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội nhăm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giài pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai câp mình - chủ yêu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. 2. Đặc điểm quyển lực chính trị - Quyền lực chính trị mang bản chất giai cấp; - Quyền lực chính trị có tính xã hội; - Quyền lực chính trị có tính lịch sử; - Quyền lực chính trị có tính thống nhất và tập trung; - Quyền lực chính trị có tính tha hoá; - Quyền lực chính trị luôn hướng tới quyền lực nhà nước. Câu 4: Trình bày chức năng và yêu cầu cơ bản của quyền lực chính trị? 1. Chức năng của quyền lực chính trị - Một là, lập ra hệ thống chính trị của xã hội. - Hai là, tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị. - Ba là, quàn lý công việc của nhà nước và xã hội. - Bôn là, lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị. - Năm là, kiểm soát các quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội. - Sáu là, lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chê độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định. 98 ... - tailieumienphi.vn

nguon tai.lieu . vn

Video liên quan

Chủ Đề