Hông ở đâu trên cơ thể

Nếu phát hiện hàng giả, NPP Thuốc Thảo Mộc chấp nhận hoàn tiền và đền bù gấp đôi! Bỏ qua

Skip to content

Xương chậu nằm ở đâu? Vị trí xương chậu nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh phần xương cột sống đoạn dưới. 

Ở góc độ khác, xương chậu nằm ở trên phần xương đùi, được đan xen với xương hông và phần đầu xương đùi.

Vùng xương chậu là ở đâu? Diện tích vùng xương chậu từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, nằm dưới eo và bao trọn vùng hông đến đùi.

2. Cấu tạo của Xương chậu

Xương chậu là gì? Xương chậu hay còn được gọi là xương dẹt, là vùng xương có diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương của cơ thể con người. Xương chậu  có hình cánh quạt gồm 4 bờ, 2 mặt và 4 góc, do 3 xương hợp thành: xương cánh chậu ở trên, xương mu ở trước, xương ngồi ở sau.

Cấu tạo 2 mặt của xương chậu

  • Mặt ngoài xương chậu: ở giữa có ổ cối khớp với chỏm xương đùi. Xung quanh là vành ổ cối gắn với khuyết ổ cối. Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác, phía sau là xương ngồi, phía trước là xương mu, ở trên là xương cánh chậu lõm xuống tạo thành hố chậu. Ở hố chậu có 3 diện bám vào cơ mông.
  • Mặt trong của xương chậu có 1 gờ nhô lên chia mặt sau thành 2 phần: 

Phần trên có lồi chậu, phía sau có diện nhĩ

Phần dưới có diện vuông và lỗ bịt

Cấu tạo 4 bờ của xương chậu

  • Bờ trên [mào chậu] bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Hình dạng cong theo hình chữ S, mỏng ở giữa, dày hơn ở phía trước và phía sau.
  • Bờ dưới [ngành ngồi] được hình thành do xương ngồi và xương mu.
  • Bờ trước lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, diện lược, mào lược, gai mu [củ mu].
  • Bờ sau cũng lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, khuyết ngồi bé, ụ ngồi, gai ngồi.

Cấu tạo 4 góc của xương chậu

  • Góc trước trên: ứng với gai chậu trước trên
  • Góc sau trên: ứng với gai chậu sau trên
  • Góc trước dưới: ứng với gai mu [củ mu]
  • Góc sau dưới: ứng với ụ ngồi

3. Chức năng của Xương chậu

Nếu xem cơ thể là một ngôi nhà, thì xương chậu chính là nền móng của ngôi nhà ấy. Với diện tích cấu tạo lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể con người, xương chậu nối cột sống với xương đùi và trải đều trọng lượng cơ thể từ phần đỉnh đầu xuống thắt lưng, giữ vai trò là bộ phận quan trọng để nâng đỡ toàn bộ cơ thể và là “chìa khóa” giữ gìn sức khỏe.

Về cơ bản, xương chậu có các chức năng chính và phụ :

Chức năng chính

Chống đỡ trọng lượng của phần thân trên khi cơ thể ngồi và đứng, chuyển hóa trọng lượng đó từ khung xương trục sang khung ruột thừa dưới khi thao tác đi đứng, chạy nhảy và hoạt động phần dưới cơ thể. Giúp cơ thể cân bằng và chịu được lực của các cơ vận động và tư thế mạnh.

Vai trò này cũng chính là điểm tiến hóa khiến con người trở thành động vật bậc cao so với các loài động vật khác.

Chức năng phụ

  • Chứa và bảo vệ nội tạng vùng chậu, phần dưới của đường tiết niệu, che chở các cơ quan sinh sản bên trong. 
  • Gắn kết các cơ quan sinh sản bên ngoài và các cơ và màng liên quan.
  • Đối với phụ nữ, xương chậu có đặc trưng là rộng và nông, giống hình dáng của thau rửa mặt bao trọn lấy các cơ quan nội tạng khác như tử cung, buồng trứng, đường ruột, bàng quang, và khi phụ nữ mang thai, xương chậu còn có vai trò quan trọng là bảo vệ thai nhi.
  • Nếu không may bị giãn xương chậu sẽ khiến tử cung và đường ruột bị đẩy xuống sâu hơn so với bình thường, dẫn đến việc phình bụng dưới, cản trở tuần hoàn máu vùng xương chậu gây ra các tình trạng phổ biến như đau bụng kinh, lạnh bụng, són tiểu.

4. Các bệnh thường gặp

  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Thai ngoài tử cung
  • Són tiểu
  • Viêm đường tiết niệu
  • Trĩ
  • Táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Lậu
  • viêm ruột thừa
  • Viêm đại tràng
  • Sỏi thận
  • Viêm khớp
  • Ung thư âm hộ
  • Sa sinh dục
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt

5. Những vấn đề cần lưu ý

Các dấu hiệu bất thường ở xương chậu

Một số biểu hiện bất thường của xương chậu có thể kể đến: 

  • Cảm giác đau khớp xương chậu kèm theo biểu hiện tê cứng chân.
  • Đau dai dẳng ở vùng chậu hông giữa hai mông, có dấu hiệu teo mông.
  • Chân vòng kiềng dẫn đến chân to, mông xệ, khoảng cách giữa hai chân lớn là dấu hiệu của giãn xương chậu
  • Đau nặng hơn mỗi khi cử động mạnh, thậm chí là không thể xoay hoặc là nghiêng người, khó cúi ngửa, xoay, ngồi lâu một tư thế…
  • Cơn đau lan dần xuống đùi và có dấu hiệu teo cơ vùng mông đùi.
  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ, đại tiện thấy đau và có mùi lạ, chảy máu.
  • Khi quan hệ thấy đau, sốt hoặc rét run người, buồn nôn, choáng váng…
  • Tê cứng các khớp xương chậu, cơn đau lan xuống cả hai chân, đùi, cẳng chân giống như là khi bị đau thần kinh tọa.

Khi có bất kì biểu hiện nào trong những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sớm có nhận định chuẩn xác và kịp thời nhất, hỗ trợ cho công tác điều trị sau này.

Phương thức trị liệu, chăm sóc vùng xương chậu

Để chăm sóc vùng xương chậu được tốt nhất, chúng ta nên chú trọng rèn luyện các cơ bắp xung quanh xương chậu.

  • Thường xuyên tập luyện, làm khỏe cơ xương chậu bằng các bài tập khung xương chậu như kegel, phương pháp soutai đẩy đầu gối, bắt chước các động tác của võ sĩ sumo như “sonkyo”, “shiko” và “suriashi”.   
  • Khi bị đau vùng xương chậu, có thể dùng gạc ấm, khăn ấm chườm vào vùng bị đau hoặc tắm bằng nước ấm.
  • Đối với phụ nữ mang thai, việc châm cứu và massage cũng là cách giảm cơn đau xương chậu khi bầu bí.
  • Người bệnh có thể chữa căng cơ vùng xương chậu bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với bài tập vật lý trị liệu. 
  • Nếu nguyên nhân đau lưng gần xương chậu có liên quan đến viêm bàng quang thì cách tốt nhất là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tiến hành phẫu thuật.
  • Tương tự người bị đau xương chậu do viêm ruột thừa thì cần phải được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi phần ruột thừa trước khi chuyển hóa thành viêm nhức, nhiễm trùng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm botox để ngăn ngừa được sự co thắt cơ  vùng chậu, giúp giảm nhanh cảm giác đau mỏi.

Nguồn: Vinmec

NPP Thuốc Thảo Mộc [thuocthaomoc.net] là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm thảo mộc thiên nhiên dân tộc Dao Trần Kim Huyền, mỹ phẩm Hàn Quốc [phân phối độc quyền bởi công ty Trần Kim Huyền] và là trang thông tin chia sẻ các kiến thức về bệnh, làm đẹp, thông tin cây thuốc nam, vị thuốc nam dân gian.

Tỷ số eo-hông [WHR] là một chỉ số giúp đánh giá nhanh sự phân bố mỡ, có thể cho thấy sức khỏe tổng thể của một người. Những người mà cân nặng tập trung vào vùng giữa cơ thể hơn là vùng hông có nguy cơ cao mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định.

Bài viết này giải thích cách tính WHR cũng như tỉ lệ WHR ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, một người có thể cải thiện tỷ số này bằng cách nào và họ nên cân nhắc điều gì khác.

Cách tính tỷ số eo-hông

 Để tính WHR, cần phải đo cả chu vi vòng eo và hông

Cách đo chu vi vòng eo: đứng thẳng và thở ra, sau đó đo vòng eo ngay phía trên rốn bằng thước dây. Đây là nơi nhỏ nhất của bụng.

Cách đo chu vi hông: đứng thẳng và quấn thước dây xung quanh phần rộng nhất của hông.

Lưu ý: Đọc số đo tại nơi mà hai đầu thước chồng lên nhau và  không kéo thước dây quá chặt. Các phép đo có thể được ghi lại bằng centimet [cm] hoặc inch [in] đều không ảnh hưởng đến tỷ số.

Sau đó lấy chu vi vòng eo chia cho số đo chu vi hông.

Ví dụ, nếu chu vi vòng eo của một người là 80 cm [31,5 in] và chu vi hông của họ là 90 cm [35,5 in] thì tỷ số WHR của họ là:

80 ÷ 90 = 0,89 cm [31,5 ÷ 35,5 = 0,89 in]

Giá trị của người khỏe mạnh bình thường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], WHR trên 1.0 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân, bao gồm bệnh tim và bệnh tiểu đường typ 2.

Đây là một chỉ số giúp đánh giá thừa cân ngay cả khi các chỉ số khác, ví dụ như chỉ số khối cơ thể [BMI] ở mức bình thường.

WHO cho rằng WHR khỏe mạnh là:

• 0,85 trở xuống đối với phụ nữ

• 0.9 hoặc nhỏ hơn cho nam giới

Biểu đồ dưới đây cho thấy cách WHO phân loại nguy cơ mắc các bệnh lý do cân nặng theo tỷ số WHR:

  • Nguy cơ thấp: dưới 0.95 ở nam, dưới 0.80 ở nữ
  • Nguy cơ trung bình: nam giới từ 0.96 đến 1.0, nữ giới từ 0.81 đến 0.85
  • Nguy cơ cao: nam giới trên 1.0 và nữ giới trên 0.86

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy những người "hình quả táo" có nguy cơ cao hơn mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định so với những người "hình quả lê" [khi hông lớn hơn thân trên].

Các tình trạng sức khỏe này bao gồm:

• Bệnh tim mạch: Một nghiên cứu cho thấy béo bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy WHR dự đoán nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả hơn BMI hoặc chu vi vòng eo và  là một chỉ số tốt hơn chu vi vòng eo trong đánh giá nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

• Bệnh tiểu đường typ 2: Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng chu vi vòng eo tăng lên có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.

• Khả năng sinh sản: Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy rằng phụ nữ có WHR trên 0,80 có tỷ lệ mang thai thấp hơn so với những người có WHR thấp hơn, cho dù chỉ số BMI của họ có ở mức nào đi chăng nữa.

WHR cũng giúp chỉ ra khả năng một người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định; nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện béo phì. Theo WHO:

• WHR trên 0,85 là béo phì ở phụ nữ

• WHR trên 0,90 là béo phì ở nam giới

Cách cải thiện

Nếu một người có WHR cao và vòng eo quá khổ luôn là mối lo lắng về những nguy cơ sức khỏe liên quan. Để giảm thiểu những rủi ro này, tốt nhất hãy nên giảm cân.

Cách tốt nhất để giảm cân là nạp calo vào ít hơn lượng được đốt cháy. Một chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng phần ăn, và tập thể dục vài ngày một tuần sẽ là một khởi đầu tốt. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và sữa và hạn chế bánh mì trắng, thịt chế biến sẵn, bơ thực vật và nước ngọt có thể giúp giảm mỡ bụng.

Cân nhắc

WHR là một chỉ số hữu ích để đánh giá  tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên nếu đo không  không chính xác hoặc tính toán sai có thể ảnh hưởng đến kết luận về sức khỏe. Ngoài ra, nếu ai đó có chỉ số BMI cao hoặc chiều cao thấp hơn 152,4 cm thì WHR có thể ít có ý nghĩa.

Điều quan trọng cần lưu ý là WHR không được sử dụng để đánh giá sức khỏe trẻ em mà chỉ nên được sử dụng cho người lớn.

Phần kết luận

Đo WHR của một người là một cách tiện lợi để:

• Đánh giá nhanh sức khỏe tổng quát

• Mức độ béo phì

• Nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cân nặng

Tuy nhiên, bởi vì có thể WHR được tính không chính xác, cho nên không nên dựa hoàn toàn vào chỉ số này để phát hiện béo phì hoặc nguy cơ sức khỏe.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về cân nặng và bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào có liên quan luôn là cách tốt nhất để có được bức tranh sức khỏe hoàn chỉnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tỉ lệ eo - hông, chỉ số của sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề