Khâu lợi bao lâu thì cắt chỉ

Các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm luôn được chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng. Sau khi nhổ chiếc răng này ra khỏi cung hàm thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương và hẹn ngày tái khám để cắt chỉ. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân nhổ răng khôn quên không cắt chỉ vì không cảm thấy bất tiện gì. Vậy việc quên không cắt chỉ sau nhổ răng có ảnh hưởng gì không? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có câu trả lời nhé!

Nhổ răng khôn quên không cắt chỉ có sao không?

1. Tạo sao phải khâu chỉ khi nhổ răng khôn

Đa số các trường hợp mọc răng khôn đều được khuyến cáo nên nhổ răng từ sớm. Đặc biệt là các trường hợp răng khôn mọc đâm ngang, mọc ngầm trong xương hàm hay răng khôn đã gây ra biến chứng răng miệng viêm nhiễm, sâu răng viêm lợi trùm, làm hỏng răng số 7.

Răng khôn số 8 là răng hàm lớn, kích thước lớn hơn các răng vĩnh viễn khác mà vị trí lại lệch lạc nên nhổ răng sẽ tạo ra vết thương khá lớn và sâu. Lúc này, để nhanh lành thương thì bác sĩ sẽ chỉ định khâu vết mổ lại bằng chỉ nha khoa chuyên dụng.

Việc này cũng giúp bệnh nhân dễ dàng ăn uống và vệ sinh răng miệng hơn, tránh tác động trực tiếp vào vết mổ gây ảnh hưởng tới cục máu đông ở huyệt ổ răng. Từ đó, ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm sau nhổ răng do không đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?

                   [Tiết lộ] Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?

Nhổ răng khôn cần khâu ổ răng để nhanh lành thương, ngăn ngừa viêm nhiễm

2. Có mấy loại chỉ khâu sau nhổ răng khôn?

Để hiểu rõ được vấn đề nhổ răng khôn quên không cắt chỉ có sao không thì trước hết chúng ta cần hiểu được đặc điểm của chỉ khâu răng khôn.

Có hai loại chỉ khâu nha khoa là chỉ tự tiêu và chỉ khâu thường, cả hai loại này có nhiều đặc điểm chung như kích thước sợi chỉ bé và mảnh, chất liệu an toàn và không gây tình trạng dị ứng cho cơ thể. Ngoài ra, hai loại chỉ này cũng có những đặc điểm riêng biệt như sau:

2.1 Chỉ khâu thường

Được chế tạo từ những chất liệu thông dụng như: Nylon, sợi tổng hợp, lụa và một số chất liệu khác. Do được chế tạo từ các vật liệu thông dụng nên chỉ khâu thường không có khả năng tự tiêu, chi phí sử dụng chỉ khâu cũng sẽ rẻ hơn.

2.2 Chỉ khâu tự tiêu

Khác với cấu tạo của chỉ thường thì chỉ tự tiêu được làm từ vật liệu tổng hợp từ nguồn động vật, protein hoặc polymer tổng hợp. Nhờ đó mà sau một thời gian chỉ tiếp xúc với cơ thể sẽ có hiện tượng các chất men sinh ý ở cơ thể con người làm gãy cấu trúc của vật liệu và hấp thụ chúng. Nhưng cũng vì vậy mà chỉ tự tiêu sẽ có giá thành cao hơn chỉ khâu thường.

Chỉ khâu tự tiêu có khả năng tự phân hủy theo thời gian

3. Nhổ răng khôn quên không cắt chỉ có sao không?

Tùy thuộc vào loại chỉ khâu răng khôn bạn sử dụng mà vấn đề nhổ răng khôn quên không cắt chỉ là khác nhau. Với trường hợp sử dụng chỉ khâu tự tiêu thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng vì sau một thời gian thì chúng sẽ tự tiêu hủy mà không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.

Tuy nhiên, nếu nhổ răng khôn quên không cắt chỉ mà đó là loại chỉ khâu thường thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm, cụ thể là:

  • Thông thường, sau khoảng 1 – 2 tuần nhổ răng khôn thì vết huyệt ổ răng sẽ dần lành lại, sau một tháng thì lỗ hổng được lấp đầy. Tuy nhiên, nếu bạn quên không cắt chỉ thì nướu lợi sẽ không thể lấp đầy vì bị vướng vào các sợi chỉ.
  • Khi bạn nhổ răng khôn quên không cắt chỉ làm nướu lợi không thể lấp đầy thì sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, làm giảm lực ăn nhai của các răng hàm khiến bạn không thể nghiền nát thức ăn.
  • Sau một thời gian dài thì chỉ khâu thường vẫn có thể tự tiêu nhưng có thể gây viêm nhiễm, đau nhức dai dẳng.

Xem thêm: Lưu ý khi nhổ răng khôn số 8 giúp ngăn ngừa biến chứng

Nhổ răng khôn quên không cắt chỉ không thể lấp đầy huyệt ổ răng

Như vậy, việc nhổ răng khôn quên không cắt chỉ sẽ gây ra rất nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Tốt nhất là bạn nên đến nha khoa thực hiện cắt chỉ theo đúng lịch hẹn của nha sĩ, nếu có bị lỡ thời gian cắt chỉ thì cũng hãy liên hệ sớm nhất với bác sĩ để được thực hiện cắt chỉ răng khôn kịp thời.

Tác giả:

Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương thì sau một khoảng thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này tạo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Vậy vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?

1. Vết thương đã khâu sau mấy ngày cắt chỉ được?

Thời gian mấy ngày cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân. Điều đó gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương.

Trung bình chúng ta sẽ cắt chỉ vào khoảng 1–2 tuần sau khi khâu vết thương. Một số trường hợp có thể kéo dài từ 2–3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì dẫn tới tình trạng toác rộng vết khâu. Thời gian bình phục sẽ kéo dài hơn so với thông thường.

Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu, làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khắn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.

Trên thực tế, bác sĩ tùy vào tình huống của từng bệnh nhân; thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp vết thương mau lành, để lại ít sẹo nhất.

Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ?

Thời gian mấy ngày cắt chỉ theo khuyến cáo:

– Da đầu: 10 – 12 ngày.

– Tai: 4 – 6 ngày.

– Mặt: 4 – 5 ngày.

– Lông mày: 4 – 5 ngày.

– Mí mắt: 4 – 5 ngày.

– Môi: 4 – 5 ngày.

– Khoang miệng: 6 – 8 ngày.

– Cổ: 5 – 6 ngày.

– Ngực: 10 – 12 ngày.

– Lưng: 10 – 12 ngày.

– Bụng: 10 – 12 ngày.

– Chi: 10 – 14 ngày.

– Đầu gối, khuỷu tay: 12 – 14 ngày.

– Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

– Vết thương bị khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường

– Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác

– Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

– Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.

– Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

Cắt chỉ vết thương có đau không?

Trong quá trình cắt chỉ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt từng mối chỉ rồi từ từ kéo ra. Thời gian thực hiện thường chỉ mất vài giây. Bệnh nhân chỉ có cảm giác tê tê như bị kiến cắn. Cảm giác đau thường không kéo dài sau khi hoàn thành cắt chỉ.

Vì cắt chỉ không gây quá nhiều đau đớn nên việc tiêm thuốc tê là không cần thiết. Ngoài ra thuốc tê có thể khiến vết thương bị phù, gây cản trở thao tác cắt chỉ.

Nếu bạn sợ bị đau khi cắt chỉ vết thương, lời khuyên hữu ích là bạn nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Các bác sĩ và điều dưỡng nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít đau nhất khi thực hiện.

Nguyên tắc khi cắt chỉ vết thương, vết khâu

Nguyên tắc vô khuẩn:

Hầu hết các quy trình và thao tác trong y tế đều phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này giúp đảm bảo môi trường an toàn, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Như vậy sẽ giúp ích cho sự hồi phục của bệnh nhân.

Trong suốt quá trình cắt chỉ, người thực hiện cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khi sử dụng, cầm, nắm các dụng cụ y tế, đặc biệt là những dụng cụ vô khuẩn. Cần thực hiện rửa tay và đeo găng theo đúng quy định. Một khi đã đeo găng, tránh chạm vào các đồ vật khác ngoài dụng cụ y tế vô khuẩn.

Chỉ khâu phía trên không được chui xuống phía dưới da:

Yêu cầu của kỹ thuật cắt chỉ là không làm chỉ bị chui xuống dưới da. Nếu vô tình một đoạn chỉ bị tụt xuống dưới da, nó sẽ tương tự như một dị vật. Sau đó các mô xơ sợi sẽ bám vào đoạn chỉ gây nên vết sẹo lồi hay vết chai. Với những người có cơ địa nhạy cảm, đoạn chỉ có thể gây ra một số tình huống nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm mưng mủ ở vùng da đó.

Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt:

Quy trình kiểm tra giúp đảm bảo các đoạn chỉ đều đã được cắt bỏ hoàn toàn. Sẽ không còn mối chỉ nào được phép sót lại dưới da.

Nhân viên y tế sau khi cắt chỉ sẽ đặt các mối chỉ lên miếng gạc trắng. Việc kiểm tra các mối chỉ sẽ thuận tiện và chính xác hơn.

Hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh:

Một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh. Thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và chuẩn xác. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến vết thương hoặc vùng da xung quanh.

Một vài khuyến cáo, lưu ý khi cắt chỉ vết thương

Có nên cắt chỉ vết thương tại nhà không?

Thực hiện cắt chỉ vết thương ở các phòng khám, bệnh viện sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Ở những địa điểm này trang thiết bị và dụng cụ gần như luôn đầy đủ. Quy trình được tiến hành và theo dõi nghiêm ngặt. Bác sĩ và các nhân viên y tế đều có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, các dịch vụ cắt chỉ tại nhà lại đem đến sự thuận tiện và thoải mái cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thực tế, một số dịch vụ tại nhà có chất lượng và hiệu quả không thua kém so với ở các bệnh viện lớn. Do đó, nếu muốn lựa chọn cắt chỉ ở nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn các dịch vụ uy tín, được người dùng trước đó đánh giá cao.

Cắt chỉ vết thương muộn có sao không?

Thời gian cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ thường sẽ là thời gian phù hợp nhất tạo thuận lợi cho sự hồi phục của vết thương. Nếu cắt chỉ muộn hơn 1-2 ngày so với khuyến cáo thì không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu để muộn đến 1-2 tuần thì các mô trong cơ thể sẽ bám vào chỉ khiến thao tác cắt chỉ, rút chỉ đều gặp khó khăn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn và còn có thể xuất hiện vết máu khi rút chỉ. Khả năng để lại sẹo lồi, sẹo xấu khi cắt chỉ muộn sẽ cao hơn.

Nghe theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế:

Khi tiến hành cắt chỉ, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cần bệnh nhân phối hợp để khai thác tìm hiểu thông tin liên quan đến vết thương và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một vài hướng dẫn đơn giản và khuyến cáo trong quá trình thực hiện cắt chỉ. Bệnh nhân tuân theo những yêu cầu này để hạn chế đau đớn; giúp quy trình diễn ra thuận lợi, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao như mong muốn.

2. Cách chăm sóc vết thương sau khi đã cắt chỉ

Vệ sinh vết thương

Thực hiện vệ sinh vết thương hàng ngày bằng muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế.

Không nên sử dụng các loại thuốc lạ hoặc đắp thuốc lá dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá và thuốc này có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Dùng bông sạch thấm khô vị trí vết thương, sau đó có thể băng kín lại hoặc để hở tùy từng trường hợp

Hạn chế dính nước

Môi trường ẩm ướt gây nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với thông thường. Do đó, bạn không nên để vết thương bị dính nước. Nếu bạn muốn tắm, nên tắm nhanh, hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có thể gây kích ứng. Tránh ngâm mình tắm bồn hay để nước dính vào vị trí vết thương quá lâu.

Tránh vận động mạnh

Vận động mạnh có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Nghiêm trọng nhất là làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không quá sức. Nên sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái trong lúc vận động.

Không gãi, tác động lực trực tiếp lên miệng vết thương

Trong quá trình lên da non, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dùng tay ma sát hoặc gãi lên sẽ làm vết thương bị trầy xước, không phục hồi theo đúng dự kiến.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về chăm sóc vết thương, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Video liên quan

Chủ Đề