Nhà hồ đóng đô ở đâu

Có thể bạn quan tâm

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ


Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly. Ông sinh năm Bính Tý [1336], quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc [nay là Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa] Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập. Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn. Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, nắm trọn quyền hành trong nước. Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu [Ngu có nghĩa Yên Vui], lập nên nhà Hồ. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Năm 1407 nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Nhà Hồ đã đánh trả quyết liệt nhưng vẫn thất bại. Bố con Hồ Quý Ly bị bắt ngày 17/6/1407 kết thúc 7 năm ngắn ngủi của Nhà Hồ Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng [từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397] và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Thành nhà Hồ [hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai] là kinh đô nước Đại Ngu [quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ]. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau [1400] lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Hồ Quý Ly xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm 1400, vương triều Hồ thành lập [1400- 1407] và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x một m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu. Trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn [dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn]. Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững. Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao. Sau 6 năm [2006 - 2011] xây dựng hồ sơ và đệ trình UNESCO, ngày 27/6/2011 tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris [Cộng Hòa Pháp], Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ trở thành di sản văn hoá thế giới.

Toàn bộ khu di sản được bảo tồn toàn vẹn theo Luật pháp của Nhà nước Việt Nam và qui định của Unesco.


Nếu hữu ích xin bạn 1 Like cho bài viết này. Cảm ơn bạn nhiều!

Trên bản đồ du lịch Thanh Hóa, bạn sẽ không thể bỏ qua điểm đến thành nhà Hồ, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của xứ Thanh, có giá trị rất cao về mặt văn hoá, kiến trúc. Bỏ túi ngay cuốn cẩm nang chi tiết về điểm du lịch thành nhà Hồ dưới đây nhé!

1. Giới thiệu thành nhà Hồ?

Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ vang. Trước biến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến ngày nay nhiều di tích vẫn còn sừng sững với thời gian. Nổi bật trong số đó là thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.

>>> Khám phá ngay 15 điểm du lịch Thanh Hóa đang được yêu thích nhất, từ bãi biển sầm uất đến vùng núi bình yên và nhiều điểm di tích lịch sử độc đáo.

1.1. Thành nhà Hồ ở đâu?

Thành nhà Hồ ở tỉnh nào? Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành cảnh đẹp Thanh Hoá, được nhiều du khách ghé thăm. 

1.2. Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận vào năm nào?

Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. 

Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới. Đến ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí: 

  • Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.
  • Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

2. Tìm hiểu lịch sử thành nhà Hồ?

Thành nhà Hồ xây dựng năm nào? Thành nhà Hồ khi ấy có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Hồ Quý Ly cũng chính là người lập ra triều đại nhà Hồ vào năm 1400. 

Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

>>> Xem thêm khách sạn Thanh Hóa nằm ngay tuyến phố huyết mạch, có phòng ngủ cao cấp đầy đủ tiện nghi, dịch vụ nhà hàng, bar, bể bơi vô cùng sang chảnh.

3. Kiến trúc thành nhà Hồ - công trình thành lũy có 1-0-2

Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thuỷ.

3.1. Thành nội

Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc - Nam và 883,5m chiều Đông - Tây. Bốn cổng thành Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao. Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm. 

3.2. Hào thành

Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. 

3.3. La thành

Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.

3.4. Đàn tế Nam giao

Đàn tế Nam giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của La thành với diện tích là 35.000m2. Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21.7m. Chân đàn cao khoảng 10.5m. Phần đàn tế trung tâm bao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau. 

Thành nhà Hồ ngày nay trở thành một địa điểm check-in Thanh Hoá rất đẹp mà nhiều du khách ưa thích. 

4. Giá vé tham quan thành nhà Hồ

Giá vé tham quan thành nhà Hồ: 

  • Giá vé đối với người lớn: 40.000 VNĐ/người.
  • Giá vé đối với trẻ em từ 8 - 15 tuổi: 20.000 VNĐ/người.
  • Với trẻ em dưới 8 tuổi: Miễn phí vé tham quan.

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc độc đáo, địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Thanh Hóa bên cạnh những địa danh du lịch ấn tượng khác như: du lịch Pù Luông Thanh Hóa, du lịch suối cá thần Thanh Hoá, khu du lịch bến En Thanh Hoá, biển Hải Tiến Thanh Hóa...

Để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Thanh, bạn nên lựa chọn nghỉ dưỡng tại Vinpearl Hotel Thanh Hóa, khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế với tiện ích đa dạng, chắc chắn sẽ mang đến chuyến du lịch ấn tượng khó quên.

>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hoá giá tốt nhất TẠI ĐÂY

Đặc biệt, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân:

  • Miễn phí 02 đêm nghỉ tại khách sạn/resort trên toàn hệ thống
  • Giảm thêm tới 10% GIÁ PHÒNG, 5% giá tour và trải nghiệm
  • Giảm tới 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ
  • Miễn phí mở thẻ, không phí duy trì thẻ

>>> Vì số lượng thẻ Pearl Club có hạn nên bạn hãy nhanh tay TÌM HIỂU VÀ ĐĂNG KÝ MỞ THẺ NGAY để tận hưởng những đặc quyền nghỉ dưỡng thượng lưu tại hệ sinh thái Vinpearl.

Thành nhà Hồ là điểm du lịch lý tưởng, nơi du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, vừa được tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ghé thăm nơi này, bạn như được quay ngược thời gian, trở về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy, chạm tay vào những phiến đá để cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí của thành nhà Hồ. 

>>> Đặt phòng tại Vinpearl Hotel Thanh Hoá để cùng khám phá thêm nhiều điều trên mảnh đất xứ Thanh xinh đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề