Khi nào học sinh lớp 10 đi học lại

TP HCM: Học sinh các lớp 7, 8, 10, 11 đi học lại từ 4-1-2022

[NLĐO] - UBND TP HCM vừa có văn bản cho phép các trường THCS, THPT đón học sinh các lớp 7, 8, 10, 11 đi học lại từ ngày 4-1-2022

  • Nỗ lực dạy học trực tuyến và trực tiếp hiệu quả

  • Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất học sinh lớp 7, 8, 10, 11 trở lại trường từ ngày 3-1-2022

  • Trường học xây dựng nhiều kịch bản kiểm tra

  • TP HCM: Học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 kiểm tra học kỳ I tại trường

Học sinh Trường THCS Lý Phong [quận 5] tập trung trong tiết học trực tiếp đầu tiên sau nhiều tháng học trực tuyến vì dịch

Theo văn bản nêu trên, UBND TP HCM yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm Kế hoạch 3997 của UBND TP HCM về việc tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục năm học 2021-2022 [ban hành ngày 30-11-2021].

UBND TP HCM cho phép học sinh các lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 [riêng xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12] học tập trực tiếp từ ngày 4-1-2022.

Ngoài ra, UBND TP HCM cũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với Sở Y tế rà soát, tham mưu việc điều chỉnh Bộ tiêu chí an toàn đối với cơ sở giáo dục [khi cần thiết]; kịp thời tham mưu UBND TP việc mở rộng dạy học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán năm 2022 cho học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và trẻ mầm non.

Văn bản UBND TP giao cho Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức, các quận, huyện và đơn vị liên quan phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong suốt quá trình tổ chức dạy học trực tiếp; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường truyền thông thường xuyên cho người dân, phụ huynh, học sinh về các biện pháp an toàn phòng, chống dịch, các lợi ích khi học sinh học tập trực tiếp tại trường và các tác hại khi trẻ học trực tuyến trong thời gian dài [dẫn đến nguy cơ về các bệnh như thừa cân, béo phì, tật khúc xạ…, và đặc biệt là sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý của học sinh…].

Trước đó, gần 150.000 học sinh khối 9 và 12 tại TP HCM đã trở lại trường học tập trực tiếp.

Đặng Trinh

Ngày 5/2, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản đồng ý với tờ trình của Sở GDĐT Hà Nội cho phép học sinh từ lớp 1-6 tại 18 huyện, thị xã ở ngoại thành trở lại trường học trực tiếp từ ngày 10/2.

Cụ thể, do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn 18 huyện, thị xã của TP có diễn biến theo chiều hướng tích cực, Sở GDĐT tiếp tục đề xuất phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại học tập trực tiếp bắt đầu từ ngày 10/2 [thứ Năm]. Học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận học trực tuyến, bậc mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Tu, Hà Nội. Ảnh: Tào Nga

Thông tin Hà Nội cho học sinh đi học lại đang thu hút sự quan tâm từ nhà trường và phụ huynh, học sinh. Như vậy, theo chỉ đạo của UBND, 18 huyện, thị xã có tên sau đây sẽ được phép cho học sinh từ lớp 7-12 đi học trực tiếp từ ngày 8/2 và học sinh lớp 1-6 đi học trực tiếp từ ngày 10/2 gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây.

Bên cạnh đó, học sinh từ lớp 7-12 ở 12 quận sẽ chính thức đi học lại từ ngày 8/2 bao gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

Tuy nhiên, theo UBND TP.Hà Nội, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2. Các địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương xem xét để đảm bảo an toàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các lớp học, trường học.

Một tiết học của học sinh lớp 9/7 Trường THCS Nguyễn Hiền, quận 7, TP.HCM, sáng 29-12 - Ảnh: NHƯ HÙNG

"Ở trường chúng tôi, tỉ lệ học lớp 9 đi học lại đạt gần 100%. Trong thời gian chờ quyết định của UBND TP, chúng tôi đã xây dựng phương án đón học sinh khối 7, 8 trở lại trường. Tinh thần là mỗi khối sẽ học 3 ngày/tuần, học suốt từ sáng đến chiều để hạn chế việc học sinh phải đi ra ngoài đường" - cô Trương Thị Đẹp, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, quận Gò Vấp, cho biết.

Ăn trưa, nghỉ trưa tại trường

Cô Đẹp nói thêm: "Để đáp ứng nhu cầu gửi con cả ngày ở trường của phụ huynh, ngay từ tuần đầu tiên khi học sinh lớp 9 đi học lại, Trường Nguyễn Du đã tổ chức cho học sinh ăn trưa và nghỉ trưa tại trường. Trước đây, học sinh lớp nào sẽ ăn trưa ngay tại lớp đó. Khi ngủ thì tách ra nam - nữ ngủ riêng. 

Bây giờ, khi tổ chức bán trú, chúng tôi thực hiện theo quy định giãn cách. Học sinh của một lớp sẽ được bố trí ăn trưa tại 3 phòng, ngủ trưa tại 2 phòng. Đợt vừa qua đã có 310/590 học sinh lớp 9 đăng ký bán trú. Dự kiến, khi học sinh khối 7, 8 đi học lại chúng tôi cũng sẽ thực hiện như trên".

Tương tự, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc - hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, TP Thủ Đức - thông tin: "Giáo viên chủ nhiệm các lớp đã thông báo cho phụ huynh khối 10, 11 về kế hoạch dạy học, kế hoạch phòng chống dịch trong trường khi học sinh khối 10, 11 đi học lại. Thời gian đầu, các em sẽ học trực tiếp 1 buổi/ngày, 3 buổi/tuần với một số môn nhiều tiết. 

Còn một số môn ít tiết, học sinh vẫn học trực tuyến. Em nào không thể đến trường thì học ở nhà bằng cách kết nối với hệ thống máy của trường để nghe bài giảng được phát ra từ lớp học trực tiếp. Kết quả là 100% phụ huynh đồng tình với kế hoạch này".

Cô Trúc cũng chia sẻ: "Cơ sở vật chất, phòng ốc, phương án phòng chống dịch cũng như tâm thế của giáo viên, học sinh đều đã sẵn sàng cho ngày đi học trực tiếp. Vấn đề còn lại là quyết định của phụ huynh cho con đến trường hay học ở nhà mà thôi".

Học sinh: đã thuộc làu 5K

"Mấy hôm nay em thường xuyên đọc báo và mong chờ quyết định của UBND TP.HCM về việc cho học sinh đi học lại từ ngày 3-1-2022. Em và các bạn cùng lớp đang rất háo hức. Từ đầu năm học tới giờ em mới chỉ đến trường để tiêm vắc xin chứ chưa được đến trường để học tập. Về quy định 5K trong phòng chống dịch, em đã thuộc làu và đã từng thực hiện trong hai năm học trước nên cũng không bỡ ngỡ gì cả" - Thu Nguyệt, học sinh lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, tâm sự.

Trong khi đó, cũng có phụ huynh tỏ ra lo lắng về tình hình dịch bệnh. "Con tôi cương quyết đòi đi học nhưng vợ chồng tôi thì muốn cháu ở nhà tiếp tục học online cho đến hết học kỳ I rồi tính tiếp. Tôi đã giải thích với con rằng dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Việt Nam cũng đã xuất hiện bệnh nhân nhiễm chủng mới của COVID-19. Vậy mà con tôi không nghe, cháu nói ở nhà học online rất chán và ức chế" - bà Nguyễn Thu Minh Uyên, phụ huynh có con học lớp 8 ở quận 3, kể.

Ông Vũ Hùng Thanh - phụ huynh ở quận 7, TP.HCM - đề xuất: "Kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh về đi học trực tiếp ở lớp con tôi chỉ có hơn 50% phụ huynh đồng thuận. Tôi nghĩ học sinh vẫn chưa được 18 tuổi thì người quyết định cuối cùng vẫn là cha mẹ. Do đó, cần tổ chức dạy trực tiếp để đáp ứng nhu cầu bức thiết muốn cho con đến trường; tổ chức dạy trực tuyến để đáp ứng nhu cầu muốn cho con ở nhà để phòng tránh dịch bệnh của các phụ huynh khác. Không thể vì một số người không đồng tình mà ra quyết định cho học sinh cả trường hoặc cả quận, huyện không được đi học trực tiếp".

Thầy Trịnh Quốc Hùng - giáo viên môn hóa Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1 - cũng bày tỏ: "Thực tế trong hơn hai tuần qua cho thấy học sinh lớp 9, 12 rất vui vẻ, hạnh phúc khi được đến trường. Khi tâm lý thoải mái thì các em tiếp thu bài tốt hơn là điều đương nhiên. Việc các địa phương có quyết định mở rộng cho học sinh khối 7, 8, 10, 11 đến trường từ ngày 3-1 hay không, tôi nghĩ là nên tham khảo ý kiến của các nhà dịch tễ học. 

Như trường tôi đang đóng trên địa bàn thuộc vùng xanh, học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Thế thì nên cho các em đến trường để giải tỏa tâm lý cho các em khi phải ở nhà quá lâu. Chưa kể, việc đến trường còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng mềm chứ không chỉ là kiến thức. Thời điểm này mà không cho các em đến trường thì chờ đến bao giờ...".

* Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc [hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, TP Thủ Đức]:

Ý thức phòng dịch của học sinh rất tốt

Học sinh khối 12 rất vui khi đến trường. Nhiều em tâm sự rằng đến trường học tập hiệu quả hơn vì cảm thấy thoải mái hơn; lớp học cũng không ồn ào như ở nhà; không phải dán mắt vào màn hình điện thoại nhỏ xíu để học; không bị cám dỗ bởi cái giường ngủ, bởi game, phim ảnh... Học sinh lớp 12 có ý thức phòng chống dịch rất tốt. Sau hơn 2 tuần thí điểm thì tôi mong học sinh lớp 10, 11 cũng sẽ được đến trường".

Dựa vào tham mưu của ngành y tế thay vì khảo sát phụ huynh

Tôi là giáo viên đồng thời cũng là phụ huynh có con đang học lớp 6 ở nội thành TP.HCM. Tôi mong cấp quản lý quyết định đi học lại cần dựa vào ý kiến tham mưu của ngành y tế chứ phụ huynh làm sao hiểu hết, nắm rõ hết về tình hình dịch bệnh mà khảo sát? Cá nhân tôi mong con mình được đi học. Bởi con tôi đang có dấu hiệu nghiện game và trầm cảm do học trực tuyến quá lâu. Tôi đề nghị các cấp quản lý hãy quan tâm đến quyền lợi của học sinh. Các em cần đến trường để học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô…

[Cô N.T.M, giáo viên ở quận 10, TP.HCM]

TP.HCM: 51 trường trung học chưa cho học sinh đi học lại

HOÀNG HƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề