Khoa Tiếng Hàn Đại học Công nghiệp

Skip to content

Tiếng Hàn là ngôn ngữ nằm trong top 10 thế giới về số lượng người sử dụng và cũng là một trong những thứ tiếng được đông đảo người nước ngoài đánh giá cao mỗi khi lựa chọn ngoại ngữ thứ 2, thứ 3. ​Cùng với sự tăng trưởng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam và tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang đất nước kim chi những năm gần đây, tiếng Hàn được nhiều thí sinh lựa chọn theo học.

Ngành Ngôn ngữ Hàn là gì?

Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học cung cấp kiến thức và kỹ năng về cách sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc, ứng dụng trong công việc và đời sống trên mọi lĩnh vực như văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, thương mại, giáo dục, ngoại giao,…

Ngành Ngôn ngữ Hàn học gì

Chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc giúp sinh viên thành thạo các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết bằng tiếng Hàn; trang bị những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về nghiệp vụ, giúp người học hiểu rõ hơn về văn hoá, phong cách sống, phong cách ứng xử và làm việc của người Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng vi tính và ngoại ngữ hai tiếng Anh, giúp các bạn thích ứng trong môi trường hiện đại, toàn cầu.

Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm mang tính ứng dụng cao như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo và thuyết trình, kỹ năng làm việc và quản lý nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin,…

Nhiều trường đào tạo Ngôn ngữ Hàn theo các định hướng chuyên sâu tuỳ theo sở trường: Biên-phiên dịch, Giảng dạy tiếng Hàn, Du lịch khách sạn..

Ngoài kiến thức đại cương, sinh viên sẽ học các môn học kiến thức chuyên ngành là: nhập môn ngôn ngữ Hàn, Tiếng Hàn với các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Tiếp theo là tăng dần mức độ hơn qua các môn học kiến thức cốt lõi và kiến thức nâng cao như: Tiếng Hàn với các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết với cấp 2 – 3 – 4 và nâng cao, Lịch sử Hàn Quốc, Tiếng Hàn trong đời sống,

Ngành Ngôn ngữ Hàn ra trường làm gì?

Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: làm việc tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Hàn, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

  Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Hàn.

     Nghiên cứu viên/giáo viên giảng dạy, nghiên cứu: có khả năng nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Hàn Quốc học trong và ngoài nước. Có khả năng giảng dạy các đối tượng học viên là người Việt học tiếng Hàn. Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nếu người học hoàn thành thêm khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào giảng dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông, khi tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy tại bậc phổ thông.

Mức lương ngành Ngôn ngữ Hàn

  • Vị trí biên, phiên dịch tiếng Hàn: mức lương từ 800$- 1000$/tháng;
  • Vị trí hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn: Mức lương tối thiểu từ 15.000.000 đồng/tháng trở lên chưa kể phụ cấp, tips, thưởng;
  • Giáo viên tiếng Hàn:  Mức lương dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/ 1 giờ giảng;
  • Vị trí văn phòng ở các công ty Hàn Quốc hoặc các công ty hợp tác với Hàn Quốc: Mức lương dao động từ 15-25 triệu/tháng;

Các khối xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn

Hiện nay các trường đại học có nhiều phương thức tuyển sinh nên cửa vào ngành Ngôn ngữ Hàn khá rộng mở.

Nếu xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hay điểm tổ hợp môn học bạ, ngành Ngôn ngữ Hàn thường xét các tổ hợp sau:

  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa lý]
  • Khối C03 [Toán, Văn, Sử]
  • Khối C04 [Toán, Văn, Địa]
  • Khối C20 [Văn, Địa lý, GDCD]
  • Khối D01 [Văn, Toán, Anh]
  • Khối D08 [Toán, Sinh, Anh]
  • Khối D09 [Toán, Sử, Anh]
  • Khối D10 [Toán, Địa, Anh]
  • Khối D14 [Văn, Sử, Anh]
  • Khối D15 [Văn, Địa lý, Anh]

Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn ở phía Bắc

  1. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội: 26,45 [Năm 2021]
  2. Trường ĐH Hà Nội: 36,47- 37,55 [năm 2021]
  3. Trường đại học Ngoại ngữ – ĐH quốc gia Hà Nội: 36,33 [năm 2021]
  4. Trường đại học Thăng Long: 25,6 [năm 2021]
  5. Trường ĐH Fenikaa: 22 [năm 2021]
  6. Trường đại học Hạ Long: 15 [năm 2021]
  7. Trường đại học Việt Bắc: 15 [năm 2021]

Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn khu vực miền Trung

  1. Trường đại học Ngoại Ngữ – Đà Nẵng: 26,55 [năm 2021]
  2. Trường đại học Ngoại Ngữ – Huế: 23,5 [năm 2021]
  3. Trường ĐH Duy Tân: 14 [năm 201]
  4. Trường ĐH Đông Á: 15 [năm 2021]

Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn khu vực phía Nam

  1. Trường ĐH Mở TPHCM: 26.7 [năm 2021]
  2. Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: 19 [năm 2021]
  3. Trường đại học Sư Phạm TP.HCM: 25,8 [năm 2021]
  4. Trường ĐH Công nghệ TPHCM: 18 [năm 2021]

Mai Mai

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn học sinh sinh viên và những người chuẩn bị đi làm.

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Ngôn ngữ Hàn Quốc

+ Tiếng Anh: Korean Language – Mã số ngành đào tạo: 7220210

– Mã số ngành đào tạo: 7220210

– Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, D01, D10

– Trình độ đào tạo: Cử nhân

– Thời gian đào tạo: 09 học kỳ

– Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân Ngôn ngữ Hàn

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Korean

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Tổng quan về chuyên ngành Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật

Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật là ngành chuyên sâu trong lĩnh vực Ngôn ngữ Hàn, mang tính thực tế ứng dụng cao, giúp người học dễ dàng định hướng và phát triển nghề nghiệp trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số. Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật của trường Đại học Á Châu được thiết kế và xây dựng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, đồng thời am hiểu, thông thạo phân tích và áp dụng kiến thức Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt là tại Hàn Quốc , phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Sinh viên ngành này có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có năng lực nghiên cứu, hiểu biết về văn hóa chính trị xã hội, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị và khả năng thích nghi với môi trường làm việc đa quốc gia.

2.2. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được sau khi học

– Về kiến thức: Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và toàn diện về Ngôn ngữ Hàn đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội Hàn Quốc để có năng lực giao tiếp tiếng Hàn ở trình độ cao; đặc biệt phù hợp với lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật.

– Về kĩ năng: Cử nhân chuyên ngành Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật có kĩ năng thực hành và vận dụng các kiến thức chuyên môn được học vào thực tiễn nghề nghiệp, thành thạo giao tiếp, dịch thuật, nghiên cứu tài liệu Tiếng Hàn. Có khả năng giao dịch trực tiếp, phiên dịch trong các hội thảo, khóa học có liên quan đến Công nghệ – Kỹ thuật; giảng dạy tiếng Hàn ở các cơ sở giáo dục hoặc tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ – Kỹ thuật và Ngôn ngữ Nhật.

– Về thái độ: Cử nhân chuyên ngành Tiếng Hàn trong Công nghệ – Kỹ thuật là những công dân toàn cầu có phẩm chất và nền tảng đạo đức nghề nghiệp tốt; có trách nhiệm trong công việc và làm việc với thái độ hợp tác, tích cực, sáng tạo, kỷ luật, chăm chỉ, cởi mở và dân chủ.

3. Chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 124 tín chỉ, trong đó:

* Khối kiến thức chung:

[Không tính các học phần GDTC, GDQP-AN]

+ Nhóm các học phần Lý luận chính trị

+ Nhóm các học phần Kĩ năng mềm

17 tín chỉ

11 tín chỉ

6 tín chỉ

* Khối kiến thức theo lĩnh vực:

+ Bắt buộc

+ Tự chọn

10 tín chỉ

6 tín chỉ

4/8 tín chỉ

* Khối kiến thức theo nhóm ngành: 54 tín chỉ
+ Bắt buộc

+ Tự chọn

48 tín chỉ

6/12 tín chỉ

* Khối kiến thức ngành và bổ trợ

+ Bắt buộc

+ Tự chọn

27 tín chỉ

15 tín chỉ

12 tín chỉ

* Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp 16 tín chỉ

4. Khung chương trình đào tạo

Tiếng Hàn trong Công nghệ - Kỹ thuật

Video liên quan

Chủ Đề