Khu công nghiệp tây bắc gia thanh hóa năm 2024

Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc ga có tổng diện tích là 176,03 ha, được thành lập trên cơ sở sáp nhập KCN Tây Bắc ga [diện tích 133,85 ha cho giai đoạn 1 và giai đoạn 2] với KCN Đình Hương [diện tích 28,85ha] và diện tích còn lại là của các lô CH1, CN27, KH3, Nhà máy Chíp điện tử thạch anh cao cấp. KCN sẽ tập trung đa ngành nghề với quy mô vừa và nhỏ, thuộc các thành phần kinh tế. Ngành nghề thu hút đầu tư, bao gồm: công nghiệp lắp máy, sửa chữa, cơ khí, may mặc, hàng gia dụng, kho tàng, chế biến nông – lâm sản, dịch vụ vận tải,…

Quy mô: 180 Ha.

Thời hạn thuê: Đến năm 2060.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kiến trúc Phục Hưng, và đầu tư hạ tầng công ty CP Fuhu Corp

Giá thuê: 80 USD/m2/ 50 năm. [Giá thuê nhà xưởng 3$/m2/tháng]

Phí dịch vụ quản lý : 0.3 USD/m2/năm

Giá nước sạch: 0.4 USD/m3

Giá xử lý nước thải: 0.38 USD/m3

Giá điện: Thấp 0.03 – TB 0.05 – Cao 0.1 USD/kwh

VỊ TRÍ

Nằm ở phía Bắc thành phố Thanh Hoá, sát Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 2 km, cách cảng Lễ Môn 7 km, cách ga đường sắt Bắc Nam Thanh Hoá 3 km.

+ Cách TP. Thanh Hóa: 1 km

+ Cách nhà ga TP.Thanh Hóa: 3 km

+ Cách trung tâm TP Hà Nội: 154 km

+ Cách sân bay: Thọ Xuân: 34 km; Nội Bài: 180 km,

+ Cách cảng: Nghi Sơn: 74km; Hải Phòng 196 km

+ Cách cửa khẩu: Tân Thanh [Lạng Sơn]: 323 km

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây xanh, cảnh quan: Hơn 12% tổng diện tích toàn khu công nghiệp được trồng cây xanh dọc các tuyến đường và các khu vực khác

Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh công cộng được trồng để cải thiện môi trường khu công nghiệp

Các dự án xây dựng nhà máy và các khu nhà khác phải được chấp thuận của ban quản lý

Hệ thống giao thông: Giao thông được thiết kế hợp lý đảm bảo việc giao thông trong toàn khu công nghiệp được thông suốt. Hệ thông được thiết kế như sau:

+ Các trục đường chính trong khu công nghiệp rộng 32 m – 4 làn

+ Các trục đường nhánh trong khu công nghiệp rộng 23 m – 2 làn

Hệ thống cung cấp điện Nguồn điện cung cấp đến khu công nghiệp được lấy từ trạm biến áp 110/35/22KV. Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc giao thông nội bộ trong khu công nghiệp.

Hệ thống cung cấp nước: Nước sạch được cung cấp với công suất 100.000 m3 một ngày đêm từ nhà máy nước sạch. Nước được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng hệ thống ống cấp nước tiêu chuẩn.

Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải được thu gom về nhà máy nước thải của khu công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn nước A [QCVN 40:2011/BTNMT] trước khi xả ra hệ thống chung của khu công nghiệp. Nhà máy nước thải được xây dựng với công suất xử lý 2.900m3/ngày – đêm

Xử lý rác và khí thải:

Rác thải được các nhà máy trong khu công nghiệp ký hợp đồng phân loại thu gom và vận chuyển rác ra khỏi khu công nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường

Khí thải của các nhà máy được lắp đặt hệ thống lọc theo tiêu chuản quốc gia trước khi thải ra môi trường tự nhiên

Hệ thống thông tin liên lạc: Qua hệ thống kết nối giữa trung tâm thông tin liên lạc của khu công nghiệp thông qua mạng bưu chính viễn thông mọi nhu cầu về thông tin liên lạc được đảm bảo và có khả năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết như : Tổng đài riêng, điện thoại quốc tế, internet tốc độ cao đảm bảo cho công việc không bị ngắt quãng làm việc hội thảo từ xa, kênh thuê riêng,

Hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Được láp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân thủ chặt che các quy định quốc gia

Các họng cấp nước chữa cháy được lắp đặt ở các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ.

LĨNH VỰC THU HÚT ĐẦU TƯ

KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như:

+ Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử

+ Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ

+ Công nghiệp dệt may

+ Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác

Chính sách ưu đãi:

Các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà xưởng để sản xuất kinh doanh tại Khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước như sau:

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 năm đầu tiên; giảm 50% cho 04 năm tiếp theo; nộp thuế ở mức 17% các năm còn lại [đối với các dự án đầu tư thông thường].

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm đầu tiên; giảm 50% cho 09 năm tiếp theo; sau đó chỉ phải nộp thuế ở mức 10% trong

10 năm kế tiếp [đối với các dự án được ưu đãi đầu tư].

- Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để tạo tài sản cố định.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ việc sản xuất hàng xuất khẩu.

- Miễn thuế thu nhập từ các hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư.

- Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được khấu trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

- Các ưu đãi khác theo quy định chung của Chính phủ ở từng thời kỳ

NGUỒN NHÂN LỰC

Lao động: Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 1.824127 người [50,11%], mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 82,68% dân số, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm 19,5%, lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ chiếm 8,2%, trong khi số có trình độ cao đẳng chỉ là 2,1%, trung cấp là 3,9%, sơ cấp là 5,8%.

Giáo dục: Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động, Thanh Hóa đã có sự chú trọng trong việc đào tạo nguồn lao động. Đến năm 2015, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ, bao gồm 2 trường Đại học, 1 Phân viện Đại học, 1 cơ sở Đại học của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1 trường Dự bị Đại học Dân tộc, 1 trường Chính trị, 11 trường Cao đẳng và các trung tâm dạy nghề. Kết quả đào tạo đã từng bước tiếp cận với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật, dần nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực từ các tỉnh vệ tinh: Thanh Hóa là tỉnh tiếp giáp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có diện tích lớn được xem là trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội khỏang 158 km, giáp các tỉnh: Ninh Bình, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An. Với lợi thế về địa hình giáp biển, là nơi trung chuyển giữa các vùng miền trong nước và quốc tế, Thanh Hóa đang từng bước định hình là trung tâm kinh tế mới thu hút nhiều dự án đầu tư từ nội địa và FDI. Hiện nay Thanh Hóa đang là địa phương hấp dẫn thu nguồn lực lao động phổ thông từ các tỉnh thành lân cận với mức lương khá tốt so với chi phí sinh hoạt và môi trường công việc.

Chủ Đề