Kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước

Kỹ năng lãnh đạo quản lý có thể giúp bạn trong mọi khía cạnh của sự nghiệp, từ xin việc làm đến thăng tiến trong sự nghiệp. Là một trong những kỹ năng mềm được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng, năng lực lãnh đạo là kết quả của sự tổng hợp nhiều đặc điểm tính cách khác nhau – được hình thành thông qua một quá trình rèn luyện lâu dài.

Bạn đang xem: Kỹ năng lãnh đạo quản lý nhà nước


Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo quản lý là khả năng điều hành và hướng dẫn các thành viên trong đội nhóm nhằm đạt đến mục tiêu chung. Dù bạn đang ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, trách nhiệm lãnh đạo đòi hỏi bạn phải thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ – thường là theo một lịch trình định trước. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác nhau.

Một số ví dụ về các kỹ năng quản lý bao gồm:

Đồng cảm.Biết lắng nghe.Giữ chữ tín.Sáng tạo.Nhạy bén.Phản hồi hiệu quả.Giao tiếp kịp thời.Xây dựng đội nhóm.Uyển chuyển.Chấp nhận rủi ro.

Điều gì cấu thành một nhà lãnh đạo đích thực?

Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào đều cần đến một đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi. Những người này sẽ góp phần xây dựng các đội nhóm mạnh, đảm bảo thực hiện thành công các dự án, sáng kiến hoặc các chức năng công việc khác. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ làm gia tăng gắn kết nhân viên, hình thành một môi trường làm việc tích cực – trong đó, mọi trở ngại ngăn đội nhóm phát triển và thành công đều bị loại bỏ.

Xác định phong cách lãnh đạo của bạn

Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ phù hợp với từng tính huống nhất định. Tuy vậy, việc xác định phong cách lãnh đạo của bản thân vẫn rất hữu ích để bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho nhóm hoặc dự án của doanh nghiệp. Dựa trên mục tiêu của nhóm hoặc dự án, bạn có thể xác định phong cách lãnh đạo nào sẽ là tối ưu nhất.

Dưới đây là các phong cách lãnh đạo phổ biến và hiệu quả nhất:

Huấn luyện viên [coach].Nhìn xa trông rộng [visionary].Phục vụ [servant].Chuyên quyền [autocratic].Dân chủ [Democratic].Lãnh đạo giao dịch [Transactional].Quan liêu [Bureaucratic].Dẫn đầu [Pacesetter].

Dù sử dụng kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau hay tập trung vào một phong cách nhất định, điều quan trọng là bạn phải xác định xem phong cách đó có đang mang lại hiệu quả không. Hãy tìm hiểu xem nhân viên của bạn có cảm thấy được truyền cảm hứng và làm việc đạt năng suất không – và nếu không, nguyên nhân nào đang gây ra thực trạng này? Dựa trên phản hồi từ đội nhóm, bạn có thể sẽ cần điều chỉnh phương pháp lãnh đạo hoặc chuyển hẳn sang một phong cách mới.

Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý của bản thân?

Dù ở cấp độ hay vị trí nào, mỗi chúng ta đều có thể – và cần thiết – thực hành và rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Ví dụ, đi họp đúng giờ và hoàn thành công việc đúng lịch trình là bước đầu tiên để xây dựng phẩm chất chính trực và đáng tin cậy. Hay hỗ trợ và huấn luyện cho các đồng nghiệp ít kinh nghiệm hơn cũng là một cách để phát triển kỹ năng lãnh đạo. Nếu có thể, bạn nên cân nhắc tìm kiếm các vai trò lãnh đạo để phát triển và rèn luyện kỹ năng quản lý cho bản thân.

Dưới đây là một số ví dụ về những cách mà mỗi cá nhân có thể thực hành trong hành trình trở thành lãnh đạo:

Tìm đọc tài liệu về kỹ năng lãnh đạo quản lý. Những tác phẩm như Đắc nhân tâm của Dale Carnegie luôn là lựa chọn được yêu thích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, bạn có thể tải nghe podcast, xem video hoặc tham gia các hội thảo trực tuyến.Tìm cơ hội thực hành kỹ năng lãnh đạo quản lý. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội lãnh đạo trong công việc, bạn có thể tổ chức các hoạt động hoặc đi chơi với đồng nghiệp của bạn. Tại nơi làm việc, một số hoạt động xây dựng khả năng lãnh đạo mà bạn có thể thử bao gồm hỗ trợ, cố vấn cho đồng nghiệp trong việc định hướng và xây dựng kỹ năng cá nhân.

Xem thêm: Cách Để Có Giọng Nói Hay Và Truyền Cảm Khi Giao Tiếp, Cách Luyện Giọng Nói Hay Và Truyền Cảm

ITD Vietnam Center for Management Development [hanoitc.com] là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email itdvietnam

1. Khái quát về năng lực 

Năng lực là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quản lý. Ở góc độ tâm lý học, năng lực được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với các yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả. Đặc điểm nổi bật của năng lực là luôn gắn với một hoạt động cụ thể, do đó, một người có thể có năng lực tốt ở một hoạt động này nhưng lại kém ở hoạt động khác. Năng lực chỉ được phát triển thông qua quá trình hoạt động của con người, Vì vậy, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động thì cũng có bấy nhiêu loại năng lực.

Một cách hiểu khác cho rằng: Năng lực là thuật ngữ liên quan đến khả năng, cam kết, hiểu biết và các kỹ năng cho phép một chủ thể [cá nhân hay tổ chức] hoạt động hiệu quả trong một công việc hay tình huống[1].

Như vậy, hai cách hiểu này đều có xu hướng cho rằng năng lực là những gì mọi người cần để thành công trong công việc. Cách hiểu này tương đồng với cách tiếp cận của trường phái Mỹ về năng lực, theo đó, bất kỳ yếu tố nào dẫn đến thành công, đạt hiệu quả cao để hoàn thành một công việc/ hoạt động đều được xem là năng lực. Theo trường phái Anh, năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và cả ba yếu tố này đều hướng đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho chủ thể hoạt động có hiệu quả trong một công việc hay tình huống. 

Như vậy, có thể hiểu năng lực của người đứng đầu CQHCNN là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của họ để có thể thực hiện hiệu quả trách nhiệm khi ở cương vị người đứng đầu CQHCNN.

2. Yêu cầu về năng lực của người đứng đầu CQHCNN 

2.1 Yêu cầu chung 

Thực hiện đồng thời vai trò là người lãnh đạo và người quản lý, do đó người đứng đầu CQHCNN cần có đồng thời cả năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý. Năng lực của người đứng đầu CQHCNN có thể nhìn nhận qua các góc độ sau:

Một là, về kiến thức: người đứng đầu CQHCNN cần có phông kiến thức đúng tầm của một “người đứng đầu”. Họ cần phải có tri thức toàn diện và phong phú, phông văn hóa rộng, có đầy đủ kiến thức về lãnh đạo và quản lý, đồng thời am hiểu chuyên môn. Cần có kiến thức về khoa học quản lý nhà nước, về nghiệp vụ hành chính, chính trị, am hiểu chính sách và pháp luật... Người đứng đầu CQHCNN đào sâu suy nghĩ để làm chủ vấn đề chính là điều cốt yếu đưa lại thành công cho các quyết định lãnh đạo, quản lý. “Người lãnh đạo đích thực phải là người nghiền ngẫm và suy tư nhiều, với những câu hỏi và câu trả lời, lật đi lật lại, đào sâu tìm ra bản chất của vấn đề... Khả năng tập trung cao độ vào những công việc lớn, tránh tản mạn tư tưởng phải là một thói quen, một yêu cầu thiết yếu của những người lãnh đạo ra quyết sách”[2].

Hai là, về kỹ năng: người đứng đầu CQHCNN cần có kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Với tư cách là người lãnh đạo, người đứng đầu CQHCNN cần có kỹ năng trao quyền, ra quyết định, tập hợp, động viên, truyền cảm hứng cho nhân viên để họ hoàn thành mục tiêu bất chấp những trở ngại. Với tư cách là người quản lý, người đứng đầu CQHCNN cần thông thạo các kỹ năng lập kế hoạch, ngân sách, tổ chức, biên chế, kiểm tra…

Ba là, về thái độ: người đứng đầu CQHCNN cần luôn thể hiện tinh thần của người “đứng mũi chịu sào”, luôn thể hiện thái độ của một người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thể hiện đúng vai trò là người đứng đầu, luôn sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.

2.2 Yêu cầu về việc ra quyết định

Kiến thức, kỹ năng, thái độ trong việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN được thể hiện ra bên ngoài với nhiều khía cạnh khác nhau, do đó, cần xem xét các yêu cầu về năng lực của họ ở những khía cạnh cụ thể này.

Năng lực của người đứng đầu CQHCNN thể hiện chủ yếu thông qua việc ban hành và tổ chức thực thi các quyết định. Việc ra quyết định là sản phẩm đặc trưng lớn nhất, quan trọng nhất đối với công việc của người đứng đầu CQHCNN. Người đứng đầu cần có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong các lĩnh vực mà họ phụ trách. Nếu không đưa ra được những chính sách đúng đắn và kịp thời, những người đứng đầu CQHCNN sẽ đánh mất cái mà mọi người cần ở mình và không sớm thì muộn cũng bị guồng máy đào thải. Victor H. Room cho rằng: “Trình độ của nhà quản lý cao hay thấp chủ yếu thể hiện ở chỗ những quyết định quản lý mà họ đưa ra có bao nhiêu cái là đúng”[3]. Peter Drucker cũng khẳng định: “Lãnh đạo, quản lý luôn là một quá trình ra quyết định”[4]. Do đó, sự thể hiện quan trọng hàng đầu về năng lực của người đứng đầu CQHCNN chính là đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, có tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong những tình huống nhất định, sau đó tổ chức thực hiện những chính sách đó trong thực tiễn bằng khả năng quản lý, thu hút, tạo động lực cho cấp dưới.

2.3 Yêu cầu về tầm nhìn

Để có được những quyết sách đúng đắn, hợp lý, đòi hỏi người đứng đầu CQHCNN phải có tầm nhìn chiến lược. Người đứng đầu CQHCNN có vai trò vừa là người quản lý, vừa là người lãnh đạo, do đó luôn hỗ trợ và bọc lót cho nhau. Tuy nhiên, về lý thuyết cũng như thực tế, người đứng đầu thường được trông đợi thực hiện những công việc ở tầm chiến lược, đặc biệt là những người đứng đầu các CQHCNN ở cấp cao [như Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố]. Đây là những công việc không đơn giản, đòi hỏi người đứng đầu phải có sự thống nhất phẩm chất của một nhà khoa học và phẩm chất của một người hoạt động cải tạo thực tiễn nhiệt thành. Chủ trương, chính sách có đạt đến trình độ khoa học, phù hợp với xu hướng vận động của xã hội, góp phần cải tạo hiện trạng xã hội và đưa xã hội tiếp tục phát triển hay không, chính là sự thể hiện năng lực, đặc biệt là tầm nhìn của người đứng đầu, bởi chính sách là nơi hiện thực hóa tầm nhìn xa kết hợp với đầu óc thực tế và tư duy sáng tạo của người đứng đầu. Chính sách tốt tạo đà cho sự phát triển xã hội trong khi các chính sách tồi có thể tạo ra rối loạn, tốn kém, bất tín[5]. Do đó, để thực hiện trách nhiệm, những người đứng đầu CQHCNN cần có tầm nhìn rộng, đúng đắn, thể hiện qua các chính sách phù hợp có tính chất mở đường cho sự phát triển, bởi “những quyết sách rất có tinh thần trách nhiệm thì vẫn có thể thiếu một tầm nhìn”[6].

3. Năng lực của người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay

Thời gian qua, những người đứng đầu CQHCNN đã thể hiện được năng lực trong thực thi trách nhiệm. Bằng kiến thức lãnh đạo, quản lý, tinh thần dám nghĩ, dám làm, khả năng thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, những người đứng đầu CQHCNN đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các CQHCNN, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức [nhất là cán bộ chủ chốt] ở các cơ quan, đơn vị, địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, công chức có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta gia nhập các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng[7].

Tuy nhiên, năng lực của những người đứng đầu CQHCNN hiện nay nhìn chung chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Theo Báo cáo tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam chưa có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt, như tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn rất hạn chế[8]. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, đặc biệt là mở rộng hợp tác với nước ngoài, nhiều người đứng đầu CQHCNN thể hiện sự thiếu hụt những kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu những người có kiến thức quản lý kinh doanh giỏi, thông thạo về kinh tế đối ngoại, luật pháp quốc gia và quốc tế. Mặt khác, có những người đứng đầu CQHCNN thiếu kỹ năng lãnh đạo, quản lý của một nhà kỹ trị.

Thực tế thời gian qua cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách của những người đứng đầu CQHCNN còn nhiều hạn chế. Khi cần ban hành chính sách để xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội, nhiều người đứng đầu CQHCNN còn lúng túng, bị động, thiếu sự quyết đoán để có thể đề ra được những chính sách kịp thời, chính xác và có tầm chiến lược. Không ít chính sách vừa được ban hành đã phải sửa đổi ngay vì thiếu tính khoa học, chưa phù hợp thực tiễn, chưa được đầu tư suy nghĩ, nhiều chính sách ban hành nhưng hiệu lực thi hành thấp vì không đi vào được đời sống xã hội.

Có ý kiến cho rằng: “Trình độ, đặc biệt là hiểu biết luật pháp của những người đứng đầu CQHCNN ở cấp xã thấp, không được đào tạo bài bản, ảnh hưởng lớn đến việc thực thi trách nhiệm”[9]. “Hầu hết những người đứng đầu CQHCNN đều trưởng thành từ thực tiễn. Hành trang để giúp họ làm việc chủ yếu là kinh nghiệm. Hầu hết họ thiếu kỹ năng, năng lực, tri thức trong việc tập hợp, sử dụng nguồn nhân lực dưới quyền. Do đó, thiếu đi những yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý, chính xác, kịp thời”[10].

Đặc biệt, nếu như “tầm nhìn” là một trong những yêu cầu hàng đầu về năng lực của người lãnh đạo, quản lý thì ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đứng đầu CQHCNN chưa đáp ứng được yêu cầu này. Nhiều chính sách do người đứng đầu CQHCNN ban hành có tầm nhìn cục bộ, ngắn hạn, nhằm thỏa mãn những chính sách có tuổi thọ trong khoảng một đến hai nhiệm kỳ. Có những quyết định thể hiện tầm tư duy hạn hẹp, thiếu tầm nhìn tổng thể, dẫn đến những dự án, đầu tư sai lầm. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra yêu cầu: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa”[11], bởi đó thực sự là “vấn đề” của nhiều người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay. 

4. Khuyến nghị

Để nâng cao năng lực của những người đứng đầu CQHCNN, cần có những giải pháp mang tính đồng bộ. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nguồn nhân lực, có thể thấy một trong những nhiệm vụ cơ bản cần chú trọng là cần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. 

Nói cách khác, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là những người đứng đầu CQHCNN có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. Do đó, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. 

Để nâng cao năng lực thực thi trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cần tập trung vào những hoạt động cơ bản như: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng một cách khoa học, thực chất; thiết kế nội dung đào tạo, bồi dưỡng gắn với thực tiễn lãnh đạo, quản lý; xây dựng đội ngũ giảng viên đúng tầm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng. 

Chú trọng và thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp nâng cao năng lực của những người đứng đầu CQHCNN, từ đó tác động mạnh mẽ đến hiệu quả thực thi công vụ của những người đứng đầu CQHCNN nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức nói chung./.

TS. Bùi Thị Ngọc Mai-Học viện Hành chính Quốc gia

----------------------

[1] //www.businessdictionary.com/definition/competence.html 

[2] Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, H.2010, tr.191.

[3] Victor H. Room, “Một luận điểm mới về quyết sách quản lý”, trong Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Tinh hoa quản lý, dịch và biên soạn: Nguyễn Cảnh Chắt, Nxb Lao động Xã hội, H.2002, tr.320 - 337.

[4] Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản lý, Nxb CTQG, H.1996, tr.255.

[5] Trần Thị Thanh Thủy, “Lãnh đạo thông qua tầm nhìn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 216 [01/2014], tr. 31-36.

[6] Nguyễn Sỹ Dũng, Chất vấn để làm gì?, Báo Tuổi trẻ online, //tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=8367, truy cập ngày 2.1.2014.

[7] //www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=35027&print=true

[8] Chính phủ Việt Nam, Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, H.2011, tr. 1.

[9] Phỏng vấn sâu, Ẩn danh, tháng 12/2014.

[10] Phỏng vấn sâu, Ẩn danh, tháng 12/2014.

[11] Vũ Ngọc Lân, Lợi ích nhóm và phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Xây dựng Đảng online, //www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintMagazineStory.aspx?ID=1227&print=true, đăng ngày 14.10.2013, truy cập ngày 2.1.2014.

Video liên quan

Chủ Đề