Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ là gì năm 2024

Cấp học: Tiểu học Môn: Chủ nhiệm Lớp: 1 Bộ sách: Lượt xem: 945

13

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HẢI

Báo cáo chuyên đề

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

RÈN KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH

----

  1. Đặt vấn đề.

Nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Công cuộc đó đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước.

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận các kỹ năng sống. Đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng của cuộc sống của mỗi cá nhân. Là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người.

Hiện nay đa số học sinh trong hai môi trường có hoàn cảnh sống khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc hết sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định. Hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.

Ngoài những khó khăn lứa tuổi, các em là con em thành phố và nông thôn, trong đó có nhiều em nông thôn có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa lịch sự, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường, đòi hỏi thế hệ trẻ không những làm trẻ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch giữa tri thức các vùng nông thôn và thành thị mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.

Dựa trên thực thế cho thấy, nếu các em có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo sự thành công, xuất phát từ việc cải cách đổi mới giáo dục, Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm bắt được những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh để vận dụng thực hiện trong quá trình giảng dạy hàng ngày.

II. Những biện pháp giáo dục các kĩ năng cơ bản.

1. Kỹ năng tự phục vụ

Giáo dục cho các em từ những việc nhỏ nhất như: Giao tiếp cư xử với bạn bè trong hoặc ngoài lớp, nói năng phải lễ độ với tất cả mọi người xung quanh và biết làm một số công việc nhỏ phù hợp với độ tuổi của các em như vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh xong phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải rửa tay. Ngoài ra các em biết quét nhà, quét lớp, rửa ấm chén, như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng mỗi ngày, chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường, hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng.

2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời giáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khá, bao gồm giữ gìn mối quan hệ tích cực với các thành viên trong lớp, khác lớp nơi sinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em. Đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống.

Để hình thành kĩ năng giao tiếp ứng xử tốt cho HS trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp các em biết rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng nhận xét, giúp các em có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo nhiều hình thức, mạnh dạn đứng trước tập thể lớp để trình bày quan điểm của mình đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

Nếu các em có được khả năng giao tiếp tốt, luôn biết cởi mở, bày tỏ suy nghĩ của mình sẽ tạo được các mối quan hệ tích cực với bạn bè và luôn cởi mở bày tỏ suy nghĩ của mình sẽ tạo được các mối quan hệ tích cực với bạn bè và luôn được bạn bè đồng tình ủng hộ.

Đây là yếu tố dẫn đến sự phát triển các kỹ năng như: kỹ năng chia sẻ cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ giải quyết mâu thuẫn kiểm soát cảm xúc và cuối cùng là kỹ năng đạt được mục tiêu.

3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Các em biết tự tin ở bản thân luôn tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp .

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập và trong cuộc sống. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần nhiều kĩ năng sống khác; giao tiếp, xác định giá trị, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ.

Nếu giáo viên giúp các em biết lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời sẽ đem lại thành công; ngược lại, nếu học sinh nào hay nhút nhát, rụt rè, đưa ra những quyết định chậm chễ hay sai lầm sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, cuộc sống sinh hoạt và tương lai sau này. Vì vậy, trong các giờ học [nhất là các tiết học Đạo đức], giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, bài tập thực hành; đưa ra các tình huống, bài tập cụ thể, gắn liền với thực tế, khuyến khích học sinh suy nghĩ và lựa chọn các phương án tốt nhất, phương án nên hay không nên làm thông qua các tình huống, các bài tập, giúp học sinh mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình. Từ đó giáo viên hướng các em có cách xử lí và giải quyết vấn đề phù hợp, đúng đắn.

5. Kỹ năng hợp tác

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em bietes chia sẻ trách nhiệm biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ học nhóm, hoặc những nơi khác. Sự hợp tác trong học tập hay trong công việc các em biết giúp đỡ nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong học tập, trong công việc chung.

Qua từng nhiệm vụ, từng hoạt động trong các bài học, giáo viên cần giúp HS thấy được lợi ích và hiệu quả của việc làm việc tập thể là vô cùng to lớn. Có những việc phải cần có sự hợp tác của bạn mới đem lại thành công. Giáo viên cần giúp học sinh biết chung sức làm việc, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động, biết chia sẻ và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể lớp.

Ở điểm này, giáo viên có thể phân chia lớp theo các nhóm nhỏ, mỗi nhóm vừa có HS khá giỏi vừa có HS yếu để tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt vui chơi…

Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát, giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông, chia sẻ và sẽ cùng bạn hợp tác làm việc.

Tổ chức lớp cũng nên đổi mới. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cần thay đổi theo từng tháng để từng HS biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lý ra sao… Đồng thời biết thông cảm với công việc của người chỉ huy. Qua đó rèn cho các em các kỹ năng chỉ huy, lãnh đạo cần thiết.

6. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ những người khác. Nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ. Các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình. Đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm khiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ rất cần thiết để giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn và ứng phó với căng thẳng. Đồng thời để phát huy hiệu quả của kỹ năng này, cần lắng nghe, phân tích thấu đáo ý kiến tư vấn, kỹ năng ra quyết định lựa chọn cách giải quyết tối ưu sau khi được tư vấn.

7. Kỹ năng quản lý thời gian

Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thời khóa biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lý. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm.

Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.

8. Kỹ năng kiên định

Kỹ năng kiên định giúp các em nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.

Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau.

Khi cần kiên định trước một tình huống vấn đề, các em cần:

- Nhận thức được cảm xúc của bản thân.

- Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng.

- Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói và hành động mạng tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.

Kỹ năng kiên định sẽ giúp các em tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kỹ năng kiên định, các em sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng. Kỹ năng kiên định giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả.

Để có kỹ năng này, giáo viên cần giúp các em xác định được các giá trị của bản thân, đồng thời phải kết hợp tốt với kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin và kỹ năng giao tiếp.

III. Kết luận

Qua giáo dục hàng ngày trên lớp hoặc thông qua các tiết dạy, các em sẽ biết và làm quen được một số kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất. Các em biết làm việc trong tập thể. Ở môn kỹ thuật, các em biết được việc khâu may, nấu cơm, rửa chén bát, luộc rau, quét nhà, quét lớp, chăm sóc cây đơn giản và biết tránh những việc làm xấu như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu…. Dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Ở môn Đạo đức, qua các bài học giáo viên lồng ghép thêm giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người có công lao to lớn, hy sinh gian khổ bảo vệ quê hương đất nước như các anh hùng thương binh-liệt sĩ, những người lao động nghèo khổ. Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hàng ngày, biết xác định những giá trị hành vi đạo đức. Ở môn TNXH, giáo dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị cuộc sống quan trọng như thế nào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người.

Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc: ứng xử giao tiếp với mọi người, biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, lỗi buồn với mọi người xung quanh. Luôn luôn là người mẫu mực, trung thực là niềm tự hào của cha mẹ.

Chủ Đề