Lai 1 cặp tính trạng là gì

Trong bài 2 lai 1 cặp tính trạng Sinh học 9 miêu tả thí nghiệm của Menđen. Cụ thể ông đã tiến hành lai 1 cặp tính trạng khi thực hiện thí nghiệm giao phấn cho hai loại đậu Hà lan khác nhau. Đây chính là miêu tả cụ thể nhất về phương pháp lai 1 cặp tính trạng. Vậy lý thuyết lai một cặp tính trạng là gì? Cách giải bài tập lai một cặp tính trạng nâng cao lớp 9? Khái niệm kiểu hình là gì và cho ví dụ minh họa? Giải thích lại 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen?… Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!. 

Lý thuyết lai 1 cặp tính trạng 

Trước khi tìm hiểu về thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng chúng ta cần tìm hiểu về các khái niệm con. Điều này giúp người đọc hiểu rõ và thuận tiện trong việc nghiên cứu về thí nghiệm của Menđen.

Alen trong lai 1 cặp tính trạng

Alen hay còn được gọi là Allele. Đây là một dạng phiên bản khác của gen trong biến thể của tính trạng mang tính di truyền.

Kiểu hình trong lại 1 cặp tính trạng

Kiểu hình được ký hiệu là KH. Đây là tổ hợp bao gồm các tính trạng của cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, kiểu hình cơ thể được nhận định là các trạng thái đang được quan tâm.

Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Nhưng trên thực tế, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm.

Ví dụ về kiểu hình như: quả đủ, thân cao, quả vàng, mắt nâu…

Kiểu gen trong lai 1 cặp tính trạng

Kiểu gen được ký hiệu là KG. Đây là tập hợp bao gồm tất cả các gen nằm trong tế bào cơ thể. Khi nhắc đến kiểu gen, ta sẽ xét các cặp gen liên quan đến trạng thái đang nhận được quan tâm.

Ví dụ về kiểu gen như: CCdd, AA, Bb…

Thí nghiệm của Menđen đánh dấu một bước tiến mới trong nghiên cứu lai giống

Thí nghiệm của Menđen về lai 1 cặp tính trạng

Lý do chọn đối tượng nghiên cứu

Trong thí nghiệm về lai 1 cặp tính trạng, Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu. Lý do ông chọn loại cây này để thực hiện thí nghiệm vì:

  • Đậu Hà Lan có nhiều tính trạng biến dị. Cụ thể là nó có nhiều cặp tính trạng tương phản. Ví dụ như đậu Hà Lan hoa đỏ – đậu Hà Lan hoa trắng; đậu Hà Lan hạt xanh – đậu Hà Lan hạt vàng….
  • Thời gian lai tạo, phát triển của cây đậu thường rất ngắn nhưng thế hệ lời con lại có số lượng lớn vượt trội.
  • Đậu Hà Lan thuộc nhóm tự thụ phấn nghiêm nahwtj. Vì vậy lai thí nghiệm dễ dàng lai tạo được dòng thuần.

Phương pháp giao phấn

Menđen bỏ nhụy của cây hoa đỏ và lấy hạt phấn của cây hoa trắng vào thụ phân tại khu vực hoa đỏ. Kết quả nhận được là toàn bộ thế hệ F1 đều là hoa đỏ.

Sau đó ông cho thế hệ đậu Hà Lan F1 thu phần nhận được thế hệ F2. Tuy nhiên ở thế hệ tiếp theo này xuất hiện sự phân ly với tỉ lệ cứ 3 hoa đỏ lại có 1 hoa trắng. Ngược lại, ông lấy hạt phấn của cây hoa đỏ để thụ phấn cho cây hoa trắng và nhận được kết quả tương tự.

Từ đó, ông quy định như sau:

  • Hoa đỏ: tính trạng trội
  • Hoa trắng: Tính trạng lặn.
Sơ đồ lai của Menđen

Giải thích thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen

  • Thí nghiệm của Menđen tại bài 2 lai 1 cặp tính trạng Sinh học 9 được giải thích như sau:
    Đậu Hà Lan đời F1 có tính trạng trội. Trong khi đó, tính trạng lặn lại xuất hiện owr thế hệ F2. Điều này giúp Menđen xác định được tính trạng đơn thuần, không pha trộn của chúng giống như các quan niệm về tính trạng đương thời.
  • Ông nhận định rằng các tính trạng khác nhau của cơ thể đều do các nhân tố di truyền tạo nên và quy định cấu thành.
  • Trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể, nhân tố di truyền phát triển và tồn tại dưới các cặp đối. Cặp nhân tố di truyền có thể giống hoặc khác nhau. Trong đó, trong trường hợp cơ thể đồng hợp tử có hai nhân tố di truyền tương đương hoặc giống nhau như thí nghiệm của Menđen đã thực hiện.
  • Ta quy định: AA và aa là cơ thể đồng hợp tử hay còn gọi là thuần chủng. Còn Aa là có thể dị hợp tử hay còn gọi là không thuần chủng.
  • Menđen cũng cho rằng, trong 2 Alen luôn có 1 tính trạng di truyền tách rời nhau hay còn gọi là di truyền phân ly. Chúng phân ly trong quá trình hình thành giao tử và quá trình di chuyển về các giao tử khác. Chính vì vậy, trứng hoặc tinh trùng chỉ có duy nhất 1 giao tử có tế bào sinh dưỡng.

Nhận xét thí nghiệm lai một cặp tính trạng 

  • F1 kiểu gen Aa dị hợp tử 100% với kiểu hình 100% hoa đỏ.
  • F2: kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa với kiểu hình 3 đỏ và 1 trắng
  • F2 có tỷ lệ kiểu gen là 3 đỏ và 1 trắng bởi kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA
  • AA sẽ có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ  => Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp [kiểu gen đồng hợp trội AA và kiểu gen đồng hợp lặn aa]
  • Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ => Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp.
  • => Kiểu gen chính là tổ hợp của toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
Biểu đồ thể hiện các thế hệ F1, F2 của thí nghiệm Menđen

Thí nghiệm của Menđen đã được trình bày và hướng dẫn trong sách giáo khoa sinh học lớp 9. Đây được coi là thí nghiệm mẫu mực, chính xác đầu tiên về lai 1 cặp tính trạng. Hy vọng với những phân tích cụ thể và chi tiết của DINHNGHIA.VN sẽ giúp bạn nắm được cách thực hiện, bản chất và ý nghĩa của lai 1 cặp tính trạng.

Xem chi tiết qua bài giảng dưới đây:


[Nguồn: www.youtube.com]

Xem thêm:

Please follow and like us:

Phép lai 1 cặp tính trạng là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

Đáp án cần chọn là: C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

14:59:0406/06/2022

Đậu Hà Lan có đặc điểm là tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các hạt giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

Vậy Lai một cặp tính trạng là gì, thế nào là lai một cặp tính trạng? Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và giải thích kết quả? tất cả sẽ có câu giải đáp qua nội dung bài học 2 sinh học lớp 9: Lai một cặp tính trạng.

I. Thí nghiệm của Menđen

* Lai một cặp tính trạng là gì? là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.

* Thí nghiệm của Menđen

• Menđen chọn các giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng.

Các bước thí nghiệm của Menđen:

- Bước 1: Ở cây chọn làm mẹ [cây hoa đỏ] cắt bỏ nhị từ khi chưa chín

- Bước 2: Ở cây chọn làm bố [cây hoa trắng] khi nhị chín lấy hạt phấn rắc lên đầu nhụy của cây làm mẹ [cây hoa đỏ]​ → thu được F1

Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan

- Bước 3: Cho F1 tự thụ phấn → F2.

+ Kết quả một số thí nghiệm của Menden:

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ : 224 trắng 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Thân cao x thân lùn Thân cao 487 cao : 277 lùn 2 thân cao : 1 thân lùn
Quả lục x quả vàng Quả lục 428 quả lục : 152 quả vàng 3 quả lục : 1 quả vàng

Kết quả thí nghiệm của Menđen

- Menden gọi tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội [hoa đỏ], tính trạng xuất hiện mới ở F2 là tính trạng lặn [hoa trắng].

- Hoa đỏ, hoa trắng là kiểu hình →​ kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

 Kết luận:

"Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn".

II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

Quy ước:

- Gen A hoa đỏ

- Gen a hoa trắng

- Cây đậu hoa đỏ thuần chủng kiểu gen AA

- Cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa

• Sơ đồ lai:

P: Hoa đỏ [AA] × Hoa trắng [aa]

G: [A], [A] [a], [a]

F1: Aa [100% Hoa đỏ]

F1×F1: Hoa đỏ [Aa] × Hoa đỏ [Aa]

G: [A], [a] [A], [a]

F2: 1AA : 2 Aa : 1aa

Kiểu hình: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng

Sơ đồ di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan

 Nhận xét:

- F1 kiểu gen Aa dị hợp tử 100%, kiểu hình 100% hoa đỏ

- F2: kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa, kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng.

F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng vì: kiểu gen Aa biểu hiện kiểu hình giống kiểu gen AA

- AA có kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau là kiểu gen đồng hợp [KG đồng hợp trội AA, KG đồng hợp lặn aa]

- Aa có kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ → KG chứa cặp gen tương ứng khác nhau gọi là kiểu gen dị hợp.

→ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

 Giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen

• Nội dung của quy luật phân li: "trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P."

Hy vọng qua bài viết Lai một cặp tính trạng trong nội dung môn Sinh học lớp 9 bài học 2 ở trên trên của hayhochoi.vn giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi dạng như:

Lai một cặp tính trạng là gì, thế nào là lai một cặp tính trạng? Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và giải thích kết quả? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề