Làm thế nào để các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch kích thích động có du lịch của du khách

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và là ngành có nhiều lợi thế phát triển của Việt Nam. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh của du lịch qua bài viết sau.

1. Các loại đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch phải quan tâm:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những công ty có những điểm tương đồng về sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Ví dụ như họ cùng bán tour tại một địa điểm giống công ty của bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những công ty có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác bạn nhưng đều giải quyết chung một vấn đề, nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ có thể thay thế bạn. Ví dụ các công ty cung cấp dịch vụ tour nước ngoài và tour nội địa là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của nhau. 
  • Đối thủ cạnh tranh thay thế: Là những đối thủ sẽ xuất hiện khi nhu cầu khách hàng của bạn thay đổi. Ví dụ, trong tình hình dịch bệnh hạn chế đi lại, nếu khách hàng có nhu cầu trải nghiệm các chuyến du lịch qua hình ảnh 3D thì các công ty này là đối thủ cạnh tranh thay thế với các công ty du lịch truyền thống.

Du lịch là ngành có mức độ cạnh tranh khá gay gắt

2. Phân tích SWOT của ngành du lịch

Mô hình SWOT là mô hình nổi tiếng trong phân tích doanh nghiệp. SWOT giúp bạn chỉ ra sức khỏe và cơ hội phát triển của doanh nghiệp thông qua 4 khía cạnh: Strengths [Thế mạnh], Weaknesses [Điểm yếu], Opportunities [Cơ hội], Threats [Thách thức]

Phân tích SWOT cho ngành du lịch Việt Nam

Thế mạnh

  • An ninh, chính trị: Thế mạnh của du lịch Việt Nam nằm ở tình hình an ninh, chính trị ổn định. Khách du lịch đến với Việt Nam có thể yên tâm, đảm bảo sự an toàn trong suốt chuyến đi. Du khách không phải lo lắng các cuộc biểu tình kéo dài hay tình hình an ninh, chính trị bất ổn, các lệnh giới nghiêm, phong tỏa sẽ ảnh hưởng trải nghiệm du lịch của mình.
  • Vị trí địa lý: Việt Nam là đất nước nằm ở vùng trung tâm Đông Nam Á. Từ Việt Nam, du khách có thể dễ dàng di chuyển và tiếp tục hành trình du lịch đến các quốc gia khác trong khu vực.
  • Đa dạng sản phẩm, dịch vụ: Các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Việt Nam rất đa dạng. Từ du lịch sinh thái, cảm giác mạnh đến du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực… Du khách đến với Việt Nam dễ dàng lựa chọn được hình thức du lịch phù hợp với mình.
  • Nhân lực trẻ, dồi dào: Việt Nam là quốc gia đang ở giai đoạn dân số vàng với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Nhân lực ngành du lịch Việt Nam với sức trẻ cũng là một thế mạnh rất lớn để phát triển.
  • Chi phí thấp: Một tour du lịch thông thường ở Việt Nam có giá chỉ vài trăm USD. Nếu tính với điều kiện của du khách nước ngoài thì chi phí các tour du lịch nội địa Việt Nam khá thấp và rất hấp dẫn về mặt chi phí.

Điểm yếu

  • Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam nhìn chung còn nhiều điểm bất cập. Hạ tầng ở đây không chỉ là về cơ sở vật chất của điểm lưu trú mà còn là về giao thông, đô thị… Một ví dụ rõ ràng nhất là tình trạng tắc đường sẽ làm giảm trải nghiệm du lịch của khách hàng.
  • Xúc tiến du lịch: Dù có nhiều nỗ lực nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy hoạt động tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến du lịch Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa được đầu tư thích đáng.
  • Khả năng khai thác: Tiềm năng du lịch của Việt Nam rất lớn nhưng khả năng khai thác các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện còn hạn chế.
  • Năng lực cạnh tranh kém: Thực tế, điểm đến du lịch tại Việt Nam chưa phải là một điểm đến có tính cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác. Quản lý thông tin, mạng lưới thông tin ngành du lịch còn yếu.
  • Nhân lực lành nghề: Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ nhưng chuyên môn sâu, sự lành nghề còn chưa cao.

Cơ hội

  • Hội nhập: Việt Nam là quốc gia đã và đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế quốc tế. Du lịch Việt Nam nhờ vậy cũng có cơ hội phát triển rất lớn.
  • Du lịch sinh thái: Nhu cầu giải trí, du lịch sinh thái của du khách ngày càng cao. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có cảnh sắc được thiên nhiên ưu đãi. Đây là cơ hội để du lịch sinh thái Việt Nam phát triển.
  • Tình hình bất ổn ở các quốc gia khác: Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một địa điểm du lịch được du khách chú ý. Tuy nhiên, tình hình an ninh xã hội, chính trị tại Thái Lan hiện có nhiều xáo trộn. Các cuộc biểu tình tại Thái Lan ảnh hưởng đến du lịch. Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phát triển hơn.
  • Sự đánh giá cao: Việt Nam là điểm đến du lịch nhận được sự đánh giá cao của nhiều tổ chức du lịch. Hình ảnh du lịch Việt Nam lý thú và trở thành điểm du lịch nên đến khám phá với bạn bè quốc tế là cơ hội rất lớn.

Thách thức

  • Khủng hoảng suy thoái kinh tế: Kinh tế thế giới trong những năm gần đây gặp tình trạng khủng hoảng suy thoái, chiến tranh kinh tế giữa một số quốc gia lớn. Thậm chí dịch bệnh cũng đang giáng những đòn rất mạnh vào sự phát triển kinh tế. Trong bức tranh chung đó, du lịch Việt Nam cũng đứng trước các thách thức phát triển.
  • Trải nghiệm một lần: Du khách đến với Việt Nam trải nghiệm và quay lại không nhiều. Thay vì cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khiến du khách thường xuyên đến với Việt Nam thì chúng ta đang có lượng du khách “một đi không trở lại” khá cao. Thông tin từ Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, tổ chức vào tháng 12/2019 cho biết: nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam dù tăng trưởng ở mức hai con số nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp, chỉ từ 10-40%.
  • Chi tiêu không cao: Khách du lịch đến với Việt Nam có mức chi tiêu không cao. Cũng thông tin từ Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2019 cho biết: chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày. Mức chi tiêu này là quá thấp nếu xem xét đến tiềm năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Việt Nam.
  • Ô nhiễm môi trường: Một thách thức với du lịch Việt Nam còn là tình trạng ô nhiễm môi trường đang tăng cao. Rác thải nhựa ở các vùng biển, ô nhiễm bụi mịn ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Đó đều là những thách thức khiến du lịch Việt Nam khó cất cánh phát triển.
  • Du lịch theo mùa: Khí hậu Việt Nam khá khắc nghiệt và có nhiều biến đổi. Các điểm du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi thiết tiết và chỉ có thể cung ứng dịch vụ du lịch theo mùa. Ví dụ như vào mùa bão lũ, các điểm du lịch biển tại miền Trung Việt Nam sẽ khó đón được khách.
  • Cơ chế phát triển: Du lịch Việt Nam còn chưa được đầu tư phát triển tương xứng. Luật du lịch còn những điểm bất cập. Các quy định còn có những điểm rườm rà, gây ảnh hưởng doanh nghiệp du lịch.
  • Xu hướng tiết kiệm: Trong tình hình kinh tế suy giảm, các gia đình ở cả nước ngoài và nội địa đều có xu hướng tiết kiệm hơn. Điều đó sẽ khiến khách hàng khó chi tiêu nhiều cho du lịch.
  • Tình hình dịch bệnh: Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt nhưng ở các quốc gia khác, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và tiếp tục hạn chế, đóng cửa biên giới. Đây là thách thức không nhỏ với du lịch Việt Nam khi không có du lịch khách quốc tế do ảnh hưởng dịch bệnh.

Mô hình SWOT ứng dụng phân tích cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam

3. Gợi ý các chiến lược cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Dựa trên việc phân tích cạnh tranh và SWOT, doanh nghiệp du lịch Việt có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để tận dụng điểm mạnh và cơ hội cũng như khắc phục điểm yếu và đối phó với các thách thức.

3.1. Chiến lược SO

Đây là chiến lược kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội. Doanh nghiệp du lịch của bạn có thể xem xét:

  • Nâng cao hoạt động du lịch để thu hút du khách quốc tế: Các sản phẩm, dịch vụ du lịch mở ra cần xem xét thêm yếu tố đáp ứng nhu cầu, sở thích của du khách. Một gợi ý là bạn có thể thu thập ý kiến từ chính khách hàng của mình. Bạn hãy hỏi họ xem doanh nghiệp của mình có thể làm gì để giúp gia tăng trải nghiệm, sự hài lòng trong chuyến du lịch cho khách hàng.
  • Khai thác có định hướng tiềm năng về địa lý quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đa dạng. Đây là điểm mạnh và cơ hội để Việt Nam hướng tới đa dạng các tour du lịch sinh thái, tâm linh, ẩm thực, trải nghiệm… Ví dụ doanh nghiệp của bạn có thể mạnh ở du lịch các vùng biển đảo, vậy bạn hãy tập trung hoàn thiện các tour du lịch biển đảo để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
  • Phát triển du lịch có định hướng chiến lược: Sự phát triển du lịch Việt Nam nên được nhìn nhận trong một tổng thể có định hướng rõ ràng. Với các công ty du lịch, chúng ta cũng cần xem xét thế mạnh, cơ hội của mình nằm ở tour du lịch loại nào, hướng đến địa phương nào để phát triển và tạo nên nét riêng, bản sắc cho mình.

3.2. Chiến lược WO

Đây là chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Trong nhiều trường hợp, khi cơ hội đủ lớn, chúng ta có thể dần khắc phục các điểm yếu để phát triển mạnh mẽ hơn. Bạn hãy hình dung các điểm yếu của doanh nghiệp du lịch cũng như những thanh gỗ thấp nhất trong một chiếc thùng gỗ. Mức nước chiếc thùng gỗ giữ lại được không phụ thuộc vào các thanh gỗ cao nhất [điểm mạnh] mà lại phụ thuộc vào các thanh gỗ thấp nhất [điểm yếu] của bạn.

Thực hiện chiến lược WO, chúng ta có thể:

  • Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tiếp thị: Song song cùng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các điểm lưu trú, bạn cần đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng khách hàng mục tiêu. Thực tế, hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch của bạn sẽ gặp khó khăn nếu công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng hạn chế. 
  • Thực hiện chiến lược tạo thương hiệu riêng cho từng mảng, khu, miền du lịch với các sản phẩm, dịch vụ du lịch trọng tâm: Đặc thù mỗi vùng miền mỗi khác. Công ty du lịch của bạn nên xem xét đến các yếu tố đặc thù này để tạo thương hiệu, dấu ấn riêng. Ví dụ như nhắc đến Nha Trang, chúng ta sẽ nghĩ đến những bãi biển tuyệt đẹp. Nhắc đến Lào Cai, Hà Giang, chúng ta sẽ nghĩ đến việc chinh phục các đỉnh núi cao. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc thù riêng và công ty du lịch của bạn nên tận dụng để tạo nên các tour du lịch đặc thù riêng theo mỗi vùng miền.
  • Xây dựng chiến lược quản lý thông tin: Thông tin có thể tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Big data - dữ liệu lớn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về thói quen, sở thích, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng. Bạn nên xây dựng chiến lược quản lý thông tin để góp phần giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.
  • Xây dựng chiến lược khác biệt hóa: Giữa vô vàn các doanh nghiệp du lịch, đâu là điểm khác biệt của bạn? Bạn sẽ thật khó để vượt trội hơn các đối thủ còn lại nếu không có ít nhất một điểm khác biệt. Bạn nên cân nhắc xem các cơ hội phát triển của mình là gì để lên kế hoạch thiết lập sự khác biệt hóa cho công ty.

3.3. Chiến lược ST

Đây là chiến lược tận dụng điểm mạnh để đối phó với thách thức. Chiến lược này sẽ khá phù hợp với các doanh nghiệp đã có nền tảng phát triển và tiềm lực lớn. Đứng trước những thách thức phía trước, doanh nghiệp của bạn với sức mạnh nội tại vẫn sẵn sàng vượt qua.

Thực hiện chiến lược ST, bạn có thể:

  • Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mại du lịch: Ví dụ như trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng du lịch nước ngoài, bạn có thể tăng cường, tập trung cho du lịch nội địa. Lượng khách du lịch trong nước cũng rất lớn và cùng với quảng cáo, khuyến mại du lịch, doanh nghiệp của bạn có thể góp phần vào kích cầu du lịch nội địa.
  • Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch đạt chuẩn quốc tế: Khi các sản phẩm, dịch vụ của bạn đạt chuẩn mực, chất lượng cao, bạn có thể đáp ứng cao các nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể hình dung chúng ta nỗ lực xây dựng một bức tường trắng và lỡ may bị dính một vết bẩn thì khách hàng thường cũng chỉ tập trung vào vết bẩn đó. Quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt sẽ giúp bạn hạn chế các vết bẩn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín công ty của mình.
  • Phối hợp đồng bộ và chặt chẽ với các ngành kinh tế khác: Để đem lại trải nghiệm du lịch hoàn hảo cho khách hàng, bạn không chỉ cần quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ở điểm lưu trú của mình. Trải nghiệm của du khách còn ở giao thông điểm đến, các dịch vụ tại điểm đến… Do đó, sự phát triển của du lịch, của các công ty du lịch còn liên quan đến sự phát triển của giao thông, thương mại… Từ góc độ của doanh nghiệp, bạn có thể xem xét kết hợp các yếu tố thuận lợi khác như giao thông, mua sắm thuận tiện để giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
  • Kiến nghị chính phủ điều chỉnh luật du lịch cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế: Để tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp du lịch Việt rất cần các chính sách tạo điều kiện từ nhà nước.
  • Kiến nghị hỗ trợ từ chính phủ và các chương trình “giải cứu du lịch” hậu Covid-19: Thực tế, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi doanh nghiệp du lịch đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Lúc này, các doanh nghiệp rất cần các chương trình kích cầu du lịch, tạo đà cho sự phát triển trở lại.
  • Xây dựng chiến lược kích thích chi tiêu: Bạn có thể xem xét mở ra các chương trình khuyến mại, các combo kích thích khách hàng chi tiêu du lịch nhiều hơn.
  • Định vị lại: Khi tình hình phát triển toàn ngành có những biến đổi do dịch bệnh, do việc thắt chặt chi tiêu thì doanh nghiệp du lịch của bạn cũng cần định vị lại mình đang ở đâu, có lợi thế cạnh tranh và cơ hội gì.

3.4. Chiến lược WT

Đây là chiến lược khắc phục điểm yếu và giải quyết các thách thức. Chiến lược này đi vào giải quyết các hòn “đá tảng” khiến doanh nghiệp của bạn khó bứt phá phát triển.

Để thực hiện chiến lược WT, doanh nghiệp của bạn có thể:

  • Đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường: Một gợi ý là bạn có thể tổ chức các giải chạy bộ kết hợp thu gom rác ven biển. Hoạt động này vừa giúp quảng bá hình ảnh công ty bạn, vừa góp phần giúp cải thiện cảnh quan môi trường. Nhìn một cách tổng thể thì du lịch là ngành khai thác nhiều về điều kiện tự nhiên. Việc bạn cải thiện cảnh quan, giữ gìn môi trường sẽ góp phần phát triển du lịch có chiều sâu, lâu dài, bền vững.
  • Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều tour du lịch hấp dẫn: Du lịch trải nghiệm văn hóa đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh. Bạn hãy góp phần giải quyết thách thức về sự mai một của các làng nghề, lễ hội và tạo nên sự phát triển du lịch bền vững hơn.
  • Đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Bạn có thể đào tạo nhân lực cả quản lý, kỹ năng nghề, giám sát để nhân sự của ngành cải thiện dần về chuyên môn, kỹ năng. Thực tế, mô hình nhà trường và các doanh nghiệp du lịch cùng đào tạo, tạo môi trường làm việc cho các sinh viên du lịch là điều rất tốt để phát triển ngành trong dài hạn.
  • Liên doanh, liên kết với các hãng du lịch nổi tiếng, du lịch kết hợp với sinh thái: Chính sự kết nối giữa các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể, tạo nên chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch cho trải nghiệm khách hàng cao hơn.
  • Dùng nhân sự giỏi: Thuê các chuyên gia giỏi trong ngành để giúp bạn đánh giá, lên chiến lược khắc phục các điểm yếu, giải quyết các thách thức với doanh nghiệp.
  • Cải thiện an toàn, vệ sinh: Bạn nên đặc biệt chú ý đến trải nghiệm an toàn, vệ sinh cho du khách từ địa điểm lưu trú đến từng bữa ăn, nước uống. Các chi tiết nhỏ trong hành trình của khách hàng nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng đều có thể trở thành điểm yếu khiến khách hàng giảm thiện cảm với sản phẩm, dịch vụ du lịch của bạn. 

4. Ứng dụng dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam cho các doanh nghiệp du lịch

CRIF D&B Việt Nam là công ty chuyên cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh hàng đầu trên thị trường hiện nay. Ngoài thông tin chính xác và chuyên sâu, CRIF D&B Việt Nam kết hợp các hệ thống công nghệ tiên tiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ra quyết định, đánh giá và mô hình chấm điểm tín dụng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Rất nhiều các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam để gia tăng lợi thế cạnh tranh, nắm bắt kịp thời các cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả cho doanh nghiệp. Các dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam có thể hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau - trong đó có doanh nghiệp du lịch.

  • Mã DUNS: Đây là mã xác minh doanh nghiệp có giá trị toàn cầu, xác nhận sự tồn tại của doanh nghiệp và mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp lữ hành toàn cầu. Để tạo sự tin tưởng cao với đối tác và khách hàng, phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, bạn nên tìm hiểu và đăng ký mã DUNS cho doanh nghiệp của mình. Xem thêm tại: Đăng ký con dấu DUNS
  • Báo cáo BIR: Đây là dịch vụ báo cáo thông tin doanh nghiệp, giúp cung cấp các thông tin hữu ích về một doanh nghiệp ở Việt Nam hay trên thế giới. Khi bạn có các thông tin chính xác, kịp thời về đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, thay thế, bạn sẽ có thể đưa ra được quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Xem thêm tại: Báo cáo thông tin doanh nghiệp
  • Báo cáo SIR: Đây là dịch vụ báo cáo thông tin nhà cung cấp và quy trình quản lý nhà cung cấp giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn và đảm bảo về nhà các nhà cung cấp cho doanh nghiệp mình như các đại lý du lịch, các nhà hàng, khách sạn liên kết… SIR cung cấp cho bạn thông tin nhanh chóng, chính xác về tình hình hiện tại của các nhà cung cấp như về hoạt động, hiệu quả tài chính, tin tức cập nhật... Xem thêm tại: Giải pháp quản lý cung ứng
  • D&B Hoover: Đây là dịch vụ cung cấp danh bạ doanh nghiệp toàn cầu, giúp doanh nghiệp du lịch của bạn dễ dàng tìm kiếm về các khách hàng, đối tác, đối thủ. Bạn có thể sử dụng D&B Hoover rất hiệu quả trong việc email marketing cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của công ty mình. Đây có thể là giải pháp giúp công ty của bạn gia tăng doanh số nhanh chóng với việc tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng. Xem thêm tại: Dữ liệu Hoover

Với các dịch vụ của CRIF D&B Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh

Đội ngũ chuyên gia, nhân viên của CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Với các dịch vụ CRIF D&B Việt Nam cung cấp, chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp Việt sẽ thêm những giải pháp giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô phát triển. Sau thời gian dịch bệnh Covid-19 kéo dài, chúng ta có thể trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn cả trước đây. Bạn có thể liên hệ ngay với CRIF D&B Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng, chi tiết, kịp thời nhất:

Video liên quan

Chủ Đề