Lọc gió bao lâu thay 1 lần

Lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần để đảm bảo xe hoạt động tốt và ổn định? Đây luôn là câu hỏi của những ai đang sử dụng xe ô tô làm phương tiện di chuyển hàng ngày

Lọc gió trên ô tô có tác dụng để lọc và ngăn bụi bẩn trong không khí vào hệ thống nhiên liệu, buồng đốt động cơ, hệ thống làm mát. Đây là bộ phận quan trọng, nên việc vệ sinh và thay thế lọc gió vô cùng cần thiết đảm bảo xe được vận hành ổn định. Vậy lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần? Xin mời các bài tài xế hãy cùng tìm hiểu thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.

Lọc gió trên ô tô có tác dụng để lọc và ngăn bụi bẩn trong không khí 

I. Tác dụng của lọc gió trên xe ô tô 

Lọc gió là bộ phận quan trọng của xe oto, ảnh hưởng đến công suất và độ tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Trên xe oto có 2 loại gió khác nhau bao gồm: 

1. Lọc gió động cơ, buồng đốt

Lọc gió động cơ với nhiệm vụ chính là lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Sau một thời gian sử dụng, lọc gió sẽ bị các hạt bụi lấp đầy lỗ thông khí của lọc khiến cho bộ phận này bị bẩn. Dẫn đến lưu lượng không khí vào động cơ bị giảm, gây sai lệch tỉ lệ nhiên liệu và không khí. Đồng thời làm giảm công suất, gây nóng máy và tạo muội than trong buồng đốt, khiến hệ thống đánh lửa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu lọc gió bị rách hoặc kém chất lượng khiến bụi bẩn đi qua bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp. Từ đó làm giảm độ nhạy, gây sai số khiến lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác, động cơ hoạt động không ổn định.

2. Lọc gió máy lạnh, điều hòa cabin

Lọc gió máy lạnh ô tô còn gọi là lọc gió cabin để lọc bụi bẩn trong không khí, lọc một số khí ô nhiễm. Một số loại cao cấp hơn còn có tác dụng khử các mùi hoặc lọc tạp chất. Bộ phận này mang đến cho người sử dụng sự tiện nghi. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng lượng cặn bẩn bám vào lâu ngày sẽ khiến cho việc lọc giảm đi nhiều và gây nên mùi ẩm mốc khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ xe.

II. Lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần để đảm bảo xe hoạt động tốt

Lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần? Trong quá trình sử dụng xe ô tô, nếu phát hiện những dấu hiệu sau đây, các bác tài xế hãy nhanh chóng kiểm tra bộ phận lọc gió xe ô tô để xem có cần thay mới hay không.

1. Động cơ nhanh nóng hơn bình thường

Nếu phát hiện động cơ của các bác nóng quá nhanh so với bình thường, mà nguyên nhân có thể là do lọc gió của động cơ bị hư tổn, nên bụi bẩn dễ dàng lọt vào động cơ và buồng đốt. Từ đó dẫn đến việc xe bị nóng máy và giảm hiệu suất một cách nhanh chóng.

2. Xe tốn xăng nhiều hơn

Trong quá trình sử dụng xe, liên tục kiểm tra xem ô tô của mình tiêu thụ xăng như thế nào. Cùng trong một khoảng thời gian, lịch di chuyển vẫn như vậy mà xe lại ngốn xăng nhiều hơn. Đây chính là dấu hiệu thông báo bộ phận lọc gió động cơ bị bám nhiều bụi bẩn. Dẫn đến việc lọc khí khó khăn, động cơ phải làm việc mạnh hơn gây tốn nhiên liệu.

Lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần

3. Kiểm tra lại bộ phận lọc gió ô tô sau 500km/h

Chủ xe nên kiểm tra định kỳ lọc gió ô tô theo mức 5.000km/lần để đảm bảo bộ lọc được họat động bình thường. Và sau khoảng 20.000km/lần để đảm bảo hệ thống lọc gió được hoạt động tối ưu. Thực tế việc kiểm tra bộ lọc gió khá đơn giản, các bác tài nên trực tiếp thực hiện để biết được thời gian thay lọc gió lần tiếp theo.

4. Xe hay bị tắt máy

Nếu bộ lọc gió của động cơ bị hỏng hoặc bị rách dễ khiến bụi bẩn bám kín các lỗ thông gió của bộ lọc. Từ đó là giảm lượng khí vào máy trong, làm muội than bên trong tăng gây nghẹt bugi và khiến động cơ tắt đột ngột.

III. Hướng dẫn cách thay và vệ sinh lọc gió ô tô tại nhà

Các bác tài hoàn toàn có thể tự thay hoặc vệ sinh lọc gió ô tô tại nhà bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Mở nắp ca pô

Nếu xe ô tô vừa mới sử dụng, hãy đợi một lúc rồi mở ra tránh để bị bỏng.

Bước 2: Tìm thiết bị lọc gió

Lọc gió được đặt trong hộp, được cố định bằng ốc hoặc lẫy.

Bước 3: Tháo lọc gió

Khéo léo nhấc nắp lọc ra để lấy tấm lọc ra ngoài sau khi đã tháo hết ốc cố định.

Bước 4: Vệ sinh lọc gió

Dùng máy xịt khí để thổi bụi bám ở các khe lọc, không xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Không được giặt bộ lọc qua nước, không sử dụng vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Nếu bộ lọc cần thay thế, hãy sử dụng bộ lọc mới.

Bước 5: Lắp lại bộ lọc vào vị trí cũ

Trước khi lắp lọc gió về vị trí như ban đầu, hãy dùng khăn lau sạch các bụi bẩn.

Thay lọc gió ô tô

Lọc gió ô tô bao lâu thay 1 lần? Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn các bác tài đã tìm được câu trả lời cho mình rồi nhé. Và hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra hoặc liên hệ đến các trung tâm bảo dưỡng để được xem xét nhé.

Xem thêm bài viết: Lọc gió động cơ ô tô bosch at 243 có ưu điểm gì nổi bật

Có thể các bác quan tâm >>> Sản phẩm lọc gió xe ô tô

Chủ Đề