Lời của các nhân vật trong câu chuyện người ăn xin được trích dẫn theo cách nào

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. 
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

[Theo Tuốc- ghê- nhép]

Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 [0,5 điểm]. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. [0.5 điểm]. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4 [0,5 điểm]. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5

[1,0 điểm]. Bài học rút ra từ văn bản trên?

Các câu hỏi tương tự

câu1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

   “Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của minh bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm.Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “ Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.”

                                                                            [Trích “ Cuộc sống không giới hạn”, Nick Vujicic]

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của 

đoạn trích.
b. cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm

c. Chỉ ra phép liên kết hình thức trong 2 câu văn sau:"Khi vấp ngã, họ không bao giờ bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết"

Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.

… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

                                                                          [Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015]

1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.

2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?

3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.

Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau

“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.

Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.

… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

                                                                                              [Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015]

1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.

2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?

3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.

Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau

“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đọc truyện Người ăn xin và trả lời:
Câu 1: Câu truyện trên liên quan tới phương châm hội thoại nào?Nêu đúng phương châm hội thoại đó
Câu 2: Tìm thành phần gọi đáp trong văn bản. Vai xã hội
Câu 3: Tìm từ láy miêu tả dáng vẻ và tâm trạng của ông lão ăn xin.Tác dụng
Câu 4: Theo em, ông lão ăn xin và cậu bé cảm thấy mình nhận được từ người kia cái gì?

Câu 4: Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Bài học rút ra từ văn bản trên? 

phân tích

Câu 1:

- Tự sự

Câu 2:

- Lịch sự

- Vì  cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người kia.

Câu 3:

- Cách trự tiếp

- Dấu hiệu: lời nói được đặt sau dấu ":" và giữ nguyên văn lời nói, vai vế.

Câu 4:

- "Tôi" đượ lời cảm ơn từ ông lão ăn xin

- Còn ông lão ăn xin cảm nhận được lòng yêu thương, sự đồng cảm của nhân vật "tôi"

Câu 5:

- Sự đồng cảm, lòng chân thành là món quà quý giá mà người thương tật, khổ sở luôn mong muốn nhận được từ con người.

- Phải biết yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời éo le.

- Cho đi chính là nhận lại.

Video liên quan

Chủ Đề