Lời mở đầu tiểu luận môn tâm lý học trẻ em

LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu tâm lí là một vấn đề khá khó khăn, bởi tâm lí là một bộ môn khoa học mang tính chất rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác. Với khả năng và giới hạn cho phép, bài viết dưới đây chỉ đi sâu vào phân tích một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc của tâm lí, một số sự khác biệt giữa các lí thuyết phát triển tâm lí của một số nhà tâm lí học vĩ đại thế kỉ XIX – XX. Mặc dù lĩnh vực mà bài viết đề cập đến phần dưới đây đã có nhiều nhà tâm lí học đề cập đến. Tôi chỉ hệ thống lại và trên cơ sở đó nêu lên một số đánh giá, nhận xét chủ quan của riêng mình về vấn đề đặt ra. Tất nhiên, bài viết mang tính lí giải, giải thích một số giả thiết được đặt ra, cụ thể là: Chứng minh hoạt động là yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lí con người? So sánh lí thuyết phát triển của J. Watson với L.X Vugotxki và thuyết của E. Ericson với S. Freud. Đồng thời đưa ra một số ứng dụng của thuyết phân tâm trong thực hành công tác xã hội. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích cũng như là một nguồn tài liệu thiết thực cho quá trình tìm hiểu và học tập phân môn Tâm lí học phát triển và các lĩnh vực có liên quan. Mặc dù, khi tìm hiểu, nghiên cứu để viết bài đã có sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta đặt ra mang tính chất trừu tượng, rộng lớn, thật sự rất khó lòng để phân tích, lí giải một cách hoàn mĩ, đầy đủ nhất. rất mong bạn đọc bỏ qua và đóng góp ý kiến để cho vấn đề của chúng ta trở nên hoàn thiện và phong phú hơn, chính xác hơn. Xin chào và trân trọng cảm ơn bạn đọc! 0 MỤC LỤC I. Dẫn nhập............................................................................................................. trang 02 II. Nội dung....................................................................................................................... 02 1. Hoạt động - yếu tố quyết định sự phát triển tâm lí người......................................... 02 1.1. Vài nét về tâm lí người............................................................................................. 02 1.2. Sự phát triển tâm lí người........................................................................................ 03 1.3. Hoạt động - yếu tố quyết định sự phát triển tâm lí người........................................ 05 1.3.1. Hoạt động là gì?............................................................................................. 05 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động................................................................................. 06 1.3.3. Cơ chế tiến hành hoạt động............................................................................ 07 1.3.4. Hoạt động - yếu tố quyết định sự phát triển tâm lí người............................... 09 2. Sự giống nhau và khác nhau trong lí thuyết phát triển tâm lí của J. Watson với L.X. Vugotxki và của S. Freud với E. Ericson........................................12 2.1. Sự giống và khác nhau giữa thuyết Watson và thuyết Vugotxki...............................12 2.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa thuyết Ericson và Freud....................................15 3. Một số ứng dụng thuyết phân tâm của Freud trong thực hành Công tác xã hội......20 3.1. Phương pháp trị liệu của S. Freud trong phân tâm học..........................................20 3.1.1. Phương pháp lâm sàng....................................................................................20 3.1.2. Phương pháp phân tích tâm lí.........................................................................20 3.2. Ứng dụng thuyết phân tâm học trong thực hành công tác xã hội............................21 III. Thay lời kết.................................................................................................................. 23 1 I. Dẫn nhập Tâm lí học là một lĩnh vực rất lớn đối với những ai tiếp xúc, học tập và nghiên cứu nó. Bởi đây là một lĩnh vực nghiên cứu sâu về con người. Cụ thể đó là những biến đổi, phát triển về tâm lí, tâm tư, tình cảm, xúc cảm, trí tuệ, tính cách của con người, mà những vấn đề này thật sự rất khó để phân tích, để hiểu hết, vì những yếu tố này ở mỗi người là khác nhau và luôn luôn biến động, phát triển không ngừng. Trên thực tế qua quá trình phát triển cho đến nay, tâm lí học đã phân chia thành nhiều nhánh, nhiều trường phái lĩnh vực khác nhau như: tâm lí học hành vi, tâm lí học hoạt động, tâm lí học Gestal, tâm lí học phân tâm, tâm lí học nhận thức, tâm lí học nhân văn… Xét về tổng quát thì có rất nhiều lí thuyết liên quan đến tâm lí học vẫn chưa đề cập đến. Riêng đối với tâm lí học phát triển chúng ta chỉ đề cập đến một số lí thuyết, một số trường phái được xem là tiêu biểu trong hệ thống tâm lí học thế kỷ XX mà thôi. Cụ thể là bốn lí thuyết phổ biến nhất đó là: tâm lí học hành vi, tâm lí học phân tâm, tâm lí học phát sinh và tâm lí học hoạt động. Tuy nhiên, vì khả năng và trong giới hạn cho phép, bài viết này chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong tâm lí học phát triển nhằm phần nào làm rõ hơn một số vấn đề cần quan tâm có liên quan đến lĩnh vực tâm lí học phát triển. Vậy cụ thể bài viết quan tâm đến vấn đề gì? Đề cập đến khía cạnh nào trong tâm lí học phát triển? Trong giới hạn, bài viết sẽ tìm hiểu và chứng minh vì sao hoạt động là yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lí của con người? Đồng thời, so sánh lí thuyết phát triển của J. Watson với L.X. Vugotxki và của S. Freud với E. Ericson. Bên cạnh đó, tài liệu này còn đề cập đến việc ứng dụng thuyết phân tâm học của S. Freud vào trong thực hành công tác xã hội. Hy vọng với những phân tích, nhận định và đánh giá về các vần đề trên sẽ mang lại cho bạn đọc sự hữu ích, thuận lợi trong học tập và nghiên cứu học phần tâm lí học phát triển, nhất là đối với các bạn sinh viên chuyên ngành công tác xã hội. II. Nội dung 1. Hoạt động - Yếu tố quyết định đến sự phát triển của tâm lí con người 1.1. Vài nét về tâm lí con người Theo cuốn “Giáo trình Tâm lí học đại cương” do Nguyễn Quan Uẩn chủ biên thì: “Tâm lí học [Psychologie] là khoa học về tâm hồn. Nói một cách khác thì tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành đồng, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả xã hội loài người”1. Như vậy, tâm lí là một hiện tượng nảy sinh trong đầu óc con người thông qua việc phản ảnh lại hiện thực khách quan, đồng thời, tâm lí còn là yếu tố chi phối, điều hành hoạt động của con người. Về điều này, “chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng khẳng định rằng: Tâm lí người là sự phản hảnh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử”2. Như vậy thì tâm lí con người bắt nguồn từ đâu? Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết mật, mà tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan”. Theo đó, thế giới khách quan luôn tồn tại bằng các thuộc tính không gian, thời gian và luôn vận động. Phản ảnh là thuộc tính phổ biến trôngmị dạng vật chất. Trong cuốn “Giáo trình Chủ nghĩa Mác 1 2 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên [2003], Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb ĐHSP Hà Nội, trang 19. Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, đã dẫn, trang 21. 2 Lênin” có ghi: “Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. kết quả của sự phản ảnh này phụ thuộc vào cả hai vật [vật tác động và vật nhận tác động]. Trong quá trình ấy, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây cũng là điều quan trọng minh chứng cho nguồn gốc tự nhiên của ý thức, tâm lí người nói chung”3. Trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, các vật thể càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Theo đó, phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau, từ phản ánh cơ, vật lí, hóa học đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí. Đối với từng cá nhân thì tâm lí người này hiển nhiên sẽ khác với tâm lí người kia. Điều này do nhiều yếu tố chi phối, trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng về cơ chế, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau, và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống. Vì thế, tâm lí người này khác với tâm lí người kia. Tóm lại, thế giới khách quan [thế giới vật chất] luôn tồn tại và phát triển không ngừng. Trong đó, thế giới khách quan này tác động đến con người thông qua các giác quan mà đích đến đó là não người. Bộ não người tiếp thu các kích thích từ môi trường, từ đó giải mã và đáp trả các kích thích đó. Trong quá trình này tâm lí người bắt đầu nảy sinh, phát triển. Điều này cho chúng ta thấy rằng, tâm lí con người có nguồn gốc từ thế giới khách quan - thế giới vật chất. Không chỉ có thế, “tâm lí con người còn có nguồn gốc từ xã hội” 4. Bởi nói đến con người xã hội tức là nói đến các mối quan hệ giữa con người với con người. Và trong các mối quan hệ này tất yếu sẽ có các hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin, đồng thời, kèm theo đó là sự hình thành và phát triển về tâm lí. Trên đây là một số nét về tâm lí người, về bản chất và nguồn gốc chung quy lại tâm lí người xuất phát từ thế giới khách quan thông qua cơ chế phản ánh vào bộ não người. Tuy nhiên, khi nói đến tâm lí người, quả thật đó là một vấn đề rất lớn, rất khó. Bởi tâm lí con người luôn biến chuyển và phát triển không ngừng và ở mỗi người thì có những đặc điểm tâm lí khác biệt nhau. Vậy, sự phát triển tâm lí con người như thế nào? Tại sao chúng ta có thể nói hoạt động là yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lí của con người? Chúng ta hãy cùng đi vào phân tích mấy vấn đề sau: 1.2. Sự phát triển tâm lí của con người Theo các nhà tâm lí học thì sự nảy sinh và phát triển tâm lí người gắn liền với sự sống. Theo đó, hiện tượng tâm lí đơn giản nhất đó là cảm giác, và từ hiện tượng tâm lí đơn giản nhất này dần dần phát triển lên thành các hiện tượng tâm lí khác phức tạp hơn. Khi nghiên cứu các thời kì phát triển tâm lí của con người các nhà tâm lí học đã phân chia theo hai phương diện: - Theo cấp độ phản ánh thì quá trình phát triển tâm lí của loài người trãi qua 3 thời kì: Cảm giác, tri giác, tư duy [bằng tay và ngôn ngữ]: + Thời kì Cảm giác: Là thời kì đầu tiên trong phản ánh tâm lí với đặc trưng là cơ thể có khả năng đáp trả lại các kích thích riêng lẻ từ môi trường bên ngoài. Cảm giác là cơ sở cho sự xuất hiện các thời kì phản ánh tâm lí cao hơn. 3 4 Bộ Giáo dục và đào tạo [2003], Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 190 – 191. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, đã dẫn, trang 193. 3 + Thời kì Tri giác: Là khả năng mà cơ thể đáp trả lại một tổ hợp kích thích ngoại giới chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ. + Thời kì Tư duy: Là thời kì phức tạp của tâm lí, được thể hiện qua những hành động có “suy nghĩ” trước đó. Đối với con người, tư duy không chỉ bằng tay [hoạt động] mà còn tư duy bằng ngôn ngữ. Đây cũng là đặc trưng tâm lí chỉ có ở người. Nhờ có đặc trưng này mà hoạt động của con người mang tính mục đích, kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình. - Theo cấp độ hành vi thì quá trình phát triển tâm lí trải qua 3 thời kì: Bản năng, kỉ xảo và trí tuệ: + Thời kì Bản năng: Ở góc độ tâm lí hành vi thì đây là thời kì mang tính bẩm sinh di truyền, có cơ chế thần kinh là phản xạ không điều kiện. + Thời kì Kỹ xảo: Là hành vi mới do cá thể tự tạo bằng cách luyện tập hay lập đi lập lại nhiều lần tới mức thuần thục trên cơ sở phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn như ta sử dụng máy vi tính [gõ văn bản words] mà không cần nhìn bàn phím. + Thời kì hành vi Trí tuệ: Là kết quả của quá trình luyện tập, do cá thể tự tạo ra trong quá trình sống. Đối với con người thì hành vi trí tuệ được sinh ra trong hành động nhằm nhận thức, thích ứng và cải tạo thế giới khách quan. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, đó chính là hành vi có ý thức. Mặt khác, nếu xét ở phương diện cá thể thì sự phát triển tâm lí của con người là quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác tương ứng với các giai đoạn lứa tuổi kế tiếp nhau. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các qui luật đặc thù. Gắn liền với sự phát triển tâm lí là hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi. Theo đó, các nàh tâm lí học đã phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí cá thể như sau: - Giai đoạn tuổi sơ sinh, hài nhi gồm có: + Tuổi sơ sinh [0 - 2 tháng]: Là tuổi “ăn ngủ” phối hợp với phản xạ bẩm sinh, tác động bộc phát thực hiện các chức năng sinh lí người. + Tuổi hài nhi [3 - 12 tháng]: Hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm với người lớn, trước hết là với cha mẹ. - Giai đoạn tuổi nhà trẻ [1 - 2 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, bắt chước hành động sử dụng đồ vật và tìm hiểu, khám phá các sự vật xung quanh. - Giai đoạn tuổi mẫu giáo [3 - 5 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là vui chơi mà trung tâm là trò chơi sắm vai. - Giai đoạn tuổi đi học gồm có: + Thời kì đầu tuổi học [Nhi đồng, học sinh tiểu học: 6 - 12 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội nền tảng tri thức, phương pháp, công cụ nhận thức và các chuẩn mực hành vi. + Thời kì giữa tuổi học [Thiếu niên, học sinh Trung học: 12 - 14, 15 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là học tập và giao tiếp nhóm. Đây là lứa tuổi dậy thì với nhiều phẩm chất tâm lí mới xuất hiện, đặc biệt là nhu cầu tình bạn, nhu cầu tự khẳng định mình. + Thời kì cuối tuổi học [Tuổi đầu thanh niên, học sinh Phổ thông: 15 - 18 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là học tập. Ở tuổi này đã hình thành thế giới quan, định hướng nghề nghiệp. 4 - Giai đoạn tuổi thanh niên, sinh viên [19 - 25 tuổi]: Hoạt động chủ đạo là học tập và lao động. Đây là giai đoạn tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất. - Giai đoạn tuổi trưởng thành [25 tuổi trở đi]: Hoạt động chủ đạo là lao động và hoạt động xã hội - Giai đoạn tuổi già [55 - 60 tuổi trở đi]: Hoạt động chủ đạo là nghỉ ngơi. Ở giai đoạn này, con người phản ứng chậm chạp dần, độ nhạy cẩm của các giác quan giảm đi rõ rệt…Kèm theo đó là những biến đổi và thường xuất hiện những phẩm chất tâm lí mới, đặc trưng của lứa tuổi về hưu. Tóm lại, mỗi giai đoạn lứa tuổi đề có một vị trí và vai trò nhất định trong quá trình phát triển tâm lí người nói chung. Sự chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện dạng hoạt động chủ đạo mới có tác dụng quyết định đối với sự hình thành những cấu tạo tâm lí mới, cơ bản và đặc trưng cho thời kì hoặc giai đoạn lứa tuổi đó. Từ những phân tích mà các nhà tâm lí học đã đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy, trong từng giai đoạn phát triển độ tuổi nhất định thì đi kèm theo đó là những hoạt động chủ đạo đặc trưng. Những hoạt động chủ đạo này là “hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách trẻ em ở giai đoạn phát triển nhất định” 5. Theo đó, hoạt động chủ đạo là hoạt động quyết định sự ra đời thành tựu mới [cấu tạo tâm lí mới] đặc trưng cho một lứa tuổi. 1.3. Hoạt động - yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lí của con người Hoạt động, giao tiếp, tâm lí, ý thức là những khái niệm cơ bản nhất của tâm lí học. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động và giao tiếp của con người không thể diễn ra nếu thiếu sự tham gia của tâm lí, ý thức. Mặt khác, tâm lí, ý thức cũng không thể tự nhiên sinh ra bên ngoài cuộc sống hoạt động và giao tiếp của con người. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì “bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn vận động không ngừng”. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy vận động là thuộc tính cơ bản, vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng. Ở con người, thuộc tính đó, phương thức đó chính là hoạt động. Hay nói cách khác, con người tồn tại và phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần [tâm lí] thông qua [bằng] hoạt động, mà trước hết đó là hoạt động lao động. Vậy, hoạt động là gì? 1.3.1. Hoạt động là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động, tùy theo góc độ xem xét: Dưới góc độ triết học Mác - Lênin, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người còn khách thể là hiện thực khách quan. Ở góc độ này thì hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực “Chủ thể - Khách thể”. Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt của con người khi tác động và hiện thực khác quan nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Dưới góc độ tâm lí học, theo cuốn “Các lí thuyết phát triển tâm lí người” do Phan Trọng Ngọ chủ biên thì: “Hoạt động của con người là quá trình diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung 5 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, đã dẫn, trang 63. 5 gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” 6. Theo đó, trong phần trình bày về thuyết tâm lí học hoạt động, tác giả cũng trích dẫn định nghĩa về hoạt động: “Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực - chủ thể và khách thể. Theo nghĩa rộng nó là đơn vị phân tử, chứ không phải là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể nhục thể. Đời sống của con người là một hệ thống [một dòng] các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động theo nghĩa hẹp hơn, tức là ở cấp độ tâm lí học, là đơn vị của đời sống, mà khâu trung gian là phản ánh tâm lí, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng”7. Cũng ở góc độ tâm lí học khi nói về hoạt động, xuất phát từ quan điểm cho rằng: Cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Do vậy, xuất hiện quan điểm cho rằng: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại của con người và thế giới [khách thể] để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người [chủ thể]” 8. Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau: - Quá trình thứ nhất là quá trình Đối tượng hóa [còn gọi là “xuất tâm”]: Trong đó, chủ thể chuyển năng lượng bản thân thành sản phẩm hoạt động. Đây là quá trình xuất tâm: tâm lí của con người [chủ thể] được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. Nhờ vậy mà chúng ta có thể tìm hiểu tâm lí con người thông qua hoạt động của họ. - Quá trình thứ hai là quá trình Chủ thể hóa [còn gọi là “nhập tâm”]: Trong đó, con người chuyển nội dung khách thể [qui luật, bản chất, đặc điểm…] vào bản thân mình, tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân. Vì thế chúng ta có thể nói tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan; nội dung của tâm lí do thế giới khách quan qui định. Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí, ý thức của mình. Hay nói khác đi thì tâm lí, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động. Hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động và khách thể [thế giới] gọi chung là quá trình bên ngoài và quá trình tinh thần, trí tuệ - quá trình bên trong. Nghĩa là trong hoạt động bao gồm cả hành vi và tâm lí, cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc. 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động Hoạt động của con người nói chúng rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, xét ở góc độ đặc điểm thì hoạt động của con người gồm có các đặc điểm cụ thể sau: - Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”: Đối tượng của hoạt động là cái ta tác độn vào nhằm thay đổi hoặc lĩnh hội. Nó có thể là sự vật. hiện tượng, khái niệm, con người hoặc mối quan hệ… có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động. Vì vậy, đối tượng của hoạt động là hiện thân của động cơ hoạt động. Ví dụ: Đối tượng của hoạt động học tập đó là kiến thức, kĩ năng…có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhận thức - học tập của con người nên nó trở thành động cơ thúc đẩy con người tích cực học tập. Cần phải nói thêm rằng, đôi khi đối tượng của hoạt động không phải là một cái gì đó sẵn có mà có thể là cái đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động. Đặc điểm này thường hay thấy nhất là trong hoạt động nghiên cứu, học tập tích cực của chúng ta. 6 Phan Trọng Ngọ chủ biên [2003], Các lí thuyết phát triển tâm lí người, Nxb ĐHSP, Hà Nội, trang 447. Phan Trọng Ngọ chủ biên, đã dẫn, trang 579. 8 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, đã dẫn, trang 55. 7 6 - Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể: Chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động. Như vậy, ẩn chứa trong hoạt động là tính chủ thể mà đặc điểm nổi bật nhất là tính tự giác và tính tích cực trong hoạt động. Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người. Chủ thể là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạt động với cùng một đối tượng, một động cơ chung. Chẳng hạn như hoạt động xây cầu của những kĩ sư và công nhân. - Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng. Tính mục đích luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội, vì thế chúng ta không nên hiểu mục đích một cách thuần túy là ý thích riêng, là mong muốn, ý định chủ quan… Biểu tượng trong đầu người về kết quả lao động được tạo ra bởi những yếu tố do đối tượng là công cụ lao động, do con người tạo ra. Chính đó là nguồn gốc tạo ra ý thức và tính mục đích của hoạt động của con người. Và đó cũng là ý thức tâm lí tồn tại để thực hiện chức năng của chúng. - Hoạt động luôn vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất định. Trong hoạt động lao động, chúng ta dùng các công cụ kĩ thuật như máy móc, công cụ lao động khác… tác động vào đối tượng lao động. Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm và các hình ảnh tâm lí khác là công cụ tâm lí được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần của mỗi người. Những công cụ đó giữa chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật. 1.3.3. Cơ chế khi tiến hành hoạt động. Như đã biết thì hoạt động của con người bao gồm cả hai mặt: mặt chủ thể và mặt khách thể. Theo đó, giữa hai mặt này có mối quan hệ biện chứng với nhau, và dồng thời sản phẩm của quá trình hoạt động được tạo ra đó là “sản phẩm kép” [sản phẩm của cả chủ thể và cả khách thể - thế giới]. Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện lao động trongcác điều kiện xác định. Mỗi phương tiện qui định một cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy là thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Thao tác không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể. Tóm lại, về cơ chế hoạt động bao gồm 6 thành tố cơ bản có mối quan hệ biện chứng với nhau như sau: - Phần chủ thể bao gồm 3 thành tố: Hoạt động, hành động, thao tác [đơn vị của hoạt động]. - Về phía khách thể [thế giới - đối tượng hoạt động] bao gồm 3 thành tố: Động cơ, mục đích, phương tiện [nội dung đối tượng của hoạt động]. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, hay cơ chế của hoạt động có thể khái quát theo sơ đồ sau 7 Chủ thể Khách thể Hoạt động cụ thể Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện Sản phẩm kép Trong cơ chế này, cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động - mục đích: - Thứ nhất: Một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục đích có thể được thể hiện qua nhiều động cơ khác nhau. Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau. - Thứ hai: Một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho hoạt động khác. - Thứ ba: Để đạt được một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động. Mục đích có thể phát triển theo hai hướng: + Trở thành động cơ [khi mà mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có khả năng kích thích, thúcđẩy], lúc này hành động của chủ thể sẽ biến thành hoạt động cụ thể. + Trở thành phương tiện [khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc], lúc này hành động của chủ thể sẽ trở thành thao tác và có thể thâmgi vào nhiều hành động khác. Việc phát hiện ra cơ chế của hoạt động và mối liên hệ biện chứng giữa các thành tố có ý nghĩa rất lớn; - Về mặt lí luận, các nhà tâm lí học đã tìm ra sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan giữa đối tượn và chủ thể, đồng thời cũng khẳng định rằng, trong hoạt động bao giờ cũng chứa đựng nội dung tâm lí và tâm lí vận hành, phát triển trong hoạt động. - Về thực tiễn, vận dụng cách hiểu về cơ chế hoạt động được mô tả ở trên vào giáo dục cho ta thấy: hoạt động của học sinh là hoạt động có tổ chức, bắt đầu từ bên ngoài một cách vật chất có thể kiểm soát được. Do vậy, giáo dục về bản chất là liên tục tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của học sinh. Mặt khác, nội dung, tâm lí, nhân cách của học sinh có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ quá trình biến hình thức bên ngoài [nội dung đối tượng] thành hình thức bên trong. Quá trình đó chính là hoạt động của học sinh với tư cách là chủ thể hoạt động có đối 8 tượng. Vì vậy, trong giáo dục dạy học cần phải phát huy tính chủ thể của học sinh mà đặc trưng là tính tự giác tích cực của hoạt động. 1.3.4. Hoạt động - yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lí của con người Đứng ở góc độ lịch sử tiến hóa của loài người, các nhà sử học, khoa học đã chứng minh được rằng: Bằng hoạt động lao động và giao tiếp mà con người đã tách khỏi thế giới động vật và tiến hóa thành con người như ngày nay. Theo C. Mác thì: “Lao động là một quá trình diễn biến giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó con người đóng góp vai trò môi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại. Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Nhờ có lao động, con người tách ra khỏi giới động vật… Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó” 9. Cũng trong vấn đề này Ph. Ăngghen đã cho rằng: “Lao động là nguyên nhân sâu xa cho quá trình chuyển biến từ vượn thành người và cũng là điều kiện cho con người tồn tại và phát triển”10. Như vậy, dưới sự tác động của môi trường, tạm gọi là kích thích, đối với động vật bậc cao sẽ tạo ra các phản xạ để đáp trả. Còn đối với con người [động vật cấp cao] thì để đáp trả lại những kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh trung ương đó là tâm lí, mà cao hơn đó là ý thức. Như vậy về mặt bản chất thì ý thức là quá trình biến chuyển, thay đổi về mặt tâm lí, nhận thức của con người qua các kích thích từ phía môi trường. Tuy nhiên, ý thức [bao gồm cả những sự chuyển biến về tâm lí] của con người ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ hoạt động lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Nói cách khác thì thông qua lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội con người mới có được, mới thể hiện được những ý thức của mình. Đồng nghĩa là tâm lí con người được hình thành và thể hiện thông qua lao động, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Trong đó, yếu tố quyết định đến ý thức [các phản ứng tâm lí] của con người đó là hoạt động lao động. Thực tế cho thấy, bằng hoạt động lao động, giao tiếp và khả năng tư duy của mình mà con người đã tiến hóa từ vượn người cho đến như ngày nay. Bắt đầu bằng hoạt động hái lượm, săn bắt rồi đến săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi… Cứ như thế, ở mỗi giai đoạn phát triển của loài người có một loại hình lao động, phương thức sản xuất đặc thù. Tất nhiên, trong quá trình lao động này, con người có những sáng tạo nổi bật, đặc biệt là về công cụ lao động [từ công cụ đồ đá cho đến công cụ bằng sắt]. Và trong quá trình sáng tạo này đòi hỏi một quá trình tư duy trong đầu óc con người. Đây là một điều tất yếu, và hẳn nhiên khi con người suy nghĩ, tư duy sáng tạo thì tâm lí cũng nảy sinh và biến đổi, phát triển theo. Hay nói cách khác, lao động là yếu tố tiền đề cho hoạt động tâm lí của con người. Bắt đầu bằng sự hái lượm để duy trì sự tồn tại, con người đã tìm cách để cuộc sống của mình no đủ hơn… Đó cũng là động lực để họ sáng tạo ra những cái mới trong hoạt động lao động của chính mình. Điều này có nghĩa là, hoạt dộng lao động là đầu cơ để con người tư duy, suy nghĩ [quá trình này làm nảy sinh và phát triển tâm lí con người]. Ngược lại, sự suy nghĩ, tư duy này không ngoài mục đích nhằm thực hiện hoạt động lao động được tốt hơn, đáp ứng như cầu của con người ngày một cao hơn. Tóm lại, ở góc độ tâm lí học, theo trường phái tâm lí học mácxít [lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lí luận và phương pháp luận] thì “tâm lí người mang tính chủ thể, có bản 9 Giáo trình Triết học Mác – Lênin, đã dẫn, trang 193. Bộ Giáo dục và đào tạo [2003], Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 257. 10 9 chất xã hội, tâm lí người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội”11. Đến đây chúng ta cần nói thêm về mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp [giao lưu xã hội]. Thực ra, có không ít nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp chính là một dạng đặc biệt của hoạt động. Xét về cấu trúc thì giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt động. Giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và các thao tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, thỏa mãn được các nhu cầu. Nghĩa là giao tiếp cũng được thúc đẩy bởi một động cơ nào đó. Ngoài ra giao tiếp cũng có những đặc điểm cơ bản của một hoạt động: Có tính chủ thể, đối tượng, động cơ, mục đích… Do đó, giao tiếp cũng là một hoạt động. Trong cuộc sống, hoạt động và giao tiếp có mối quan hệ qua lại với nhau: Có trường hợp giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác. Chẳng hạn trong lao động sản xuất thì giao tiếp là điều kiện để mọi người phối hợp với nhau trong một hoạt động chung nào đó. Cũng có trường hợp, hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Chẳng hạn như trong giao tiếp vật chât [tặng quà], giao tiếp phi ngôn ngữ [hành vi, cử chỉ, điệu bộ…] là điều kiện để trao đổi thông tin, cảm xúc. Có thể nói giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của cuộc sống con người, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách của con người. Thực tế, bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội, biến nó thành tâm lí, ý thức, nhân cách. Nói cách khác, tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp và mối quan hệ biện chứng giữa chúng là qui luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người. Tâm lí học mácxít cũng đã nêu quan điểm của mình trong vấn đề này rằng: “Sự vận động của tâm lí, ý thức là sự vận động của hoạt động. Lấy hoạt động, nói theo ngôn ngữ của khoa học hiện đại, làm mô hình để tìm hiểu, lí giải và hơn thế nữa, điều khiển, hình thành thế giới tâm lí”12. Trong khi con người hoạt động để tạo ra thế giới đối tượng hay học tập để lĩnh hội “tinh thần” của đối tượng ấy, trong khi tạo ra và lĩnh hội các quan hệ xã hội, thì con người cũng hình thành bộ mặt tâm lí - cái gọi là “tính người của bản thân mình”. Thực ra, hoạt động của con người nói cho cùng bao giờ cũng là hoạt động thực tiễn, mang tính chất thực tiễn, tất nhiên, có khi là trực tiếp có khi là gián tiếp. Trong hoạt động đó, não chỉ là một trong nhiều công cụ. Phải nhấn mạnh rằng chính hoạt động thần kinh cấp cao của não bộ ở con người thoạt đầu cũng là sản phẩm, rồi sau đó vừa là kết quả, vừa là tiền đề của hoạt động vui chơi, haọt động học tập [hoạt động nhận thức nói chung], hoạt động lao động… Hoạt động là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình thành, điều khiển tâm lí”13. Cũng để giải thích cho vấn đề hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lí người, chúng ta cùng đến với vấn đề nguồn gốc của ý thức. Theo cuốn “Giáo trình tâm lí học đại cương” do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên thì: Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ảnh bằng ngôn ngữ những gì còn đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Có thể ví ý thức như là “cặp mắt thứ hai” soi vào các kết quả do “cặp mắt thứ nhất” [cảm giác, tri giác, tư duy…] mang lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói “ý thức là tồn tại được nhận thức”. Theo đó, các nhà tâm lí học khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển ý thức, người ta thường đề cập đến hai phương diện: phương diện loài người và phương diện cá thể: 11 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, đẫ dẫn, trang 16. Phạm Minh Hạc [1980], Nhập môn Tâm lí học, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh, trang 77. 13 Phạm Minh Hạc, đã dẫn, trang 78. 12 10 - Về phương diện loài người, ngay cả những tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ: Trước hết là lao động, sao lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai động lực chủ yếu đã khiến bộ não vượn thành bộ óc người, biến tâm lí động vật thành ý thức. - Về phương diện cá nhân thì ý thức có nguồn gốc từ: + Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân: Hoạt động nói chung đòi hỏi cá nhân phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quả hành động. Đó chính là yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển khả năng xây dựng mục đích và kế hoạch hoạt động của con người. Trong hoạt động, cá nhân đem vốn kinh nghiệm, năng lực…bản thân thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm, sản phẩm hoạt động này luôn chứa đựng bộ mặt tâm lí, ý thức của người tạo ra nó. Vì vậy, qua sản phẩm cá nhân “nhìn thấy’ được chính mình, nhận thức được vai trò xã hội của mình, từ đó có khả năng tự đánh giá, điều chỉnh, điều khiển hành vi. Như vậy, trong hoạt động và bằng hoạt động, cá nhân hình thành ý thức về thế giới xung quanh và về bản thân mình. + Ý thức được tạo thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội; Trong giao tiếp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Như vậy, chính nhờ hoạt động giao tiếp mà con người có thể điều chỉnh được những hành vi của mình theo hướng tích cực hơn. + Ý thức hình thành từ việc tiếp thu thành tựu của nền văn hóa xã hội: Tri thức là hạt nhân của ý thức. Nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội là tri thức của loài người đã tích lũy được, và đó là nền tảng của ý thức cá nhân. Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng giáo dục, giao tiếp xã hội, dạy học…cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực để hình thành ý thức, nhân cách, tâm lí bản thân. + Ý thức được hình thành từ sự tự nhận thức, đánh giá, phân tích hành vi của bản thân. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành nên ý thức bản thân [ý thức bản ngã - tự nhận thức], từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục - tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội. Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng: Tâm lí của con người có bản chất từ sự hoạt động. Nói cách khác, không có hoạt động, tâm lí cũng không còn. Vì vậy, các hiện tượng tâm lí, từ cảm giác, tri giác, trí nhớ đến tư duy, ngôn ngữ, ý thức…đều là hoạt động [từ đây ta có thể gọi là hoạt động cảm tính, hoạt động trí nhớ, hoạt động tư duy…]. Mỗi hoạt động tâm lí bao giờ cũng gắn liền với mục đích, động cơ và phương tiện của nó, xét các hiện tượng tâm lí là xét sự vận động của các yếu tố đó - mối liên quan giữa động cơ - mục đích - phương tiện. Với ý nghĩa đó, theo tâm lí học mácxít, cuộc sống của con người là một chuỗi những hoạt động luôn luôn thay thế nhau. Các hiện tượng tâm lí gắn liền với các hoạt động nhằm vào tri thức, vào thế giới tự nhiên, vào quan hệ xã hội… Có nghĩa là hoạt động tâm lí bắt nguồn từ những hoạt động của con người nói chung, nhất là hoạt động lao động và hoạt động giao tiếp, nhưng đồng thời, tâm lí là trung tâm chi phối, điều tiết, điều chỉnh trở lại đối với hoạt động. Tuy nhiên, một cách chung nhất, cơ bản nhất thì hoạt động vẫn là yếu tố quyết định đến tâm lí. Bởi chỉ có thể khi hoạt động, tác động vào đối tượng hoạt động con người mới tư duy, tìm ra cách thức, phương pháp…để tạo ra sản phẩm. Có nghĩa là con người đã phát sinh ra tâm lí trong quá trình thực hiện hoạt động đó. 11 2. Sự giống nhau và khác nhau trong lí thuyết phát triển tâm lí của J. Watson với L.X. Vugotxki và của S. Freud với E. Ericson. 2.1. Sự giống và khác nhau trong lí thuyết tâm lí phát triển của J. Watson và L.X. Vugotxki. - J. Watson [1878 - 1958], nhà tâm lí học người Mỹ, ông được xem là người tiên phong khai sinh ra thuyết tâm lí học hành vi [ra đời ở Mỹ vào năm 1913]. - L.X. Vugotxki [1896 - 1934], nhà tâm lí học người Liên Xô cũ, là người đặt nền móng cho tâm lí học hoạt động. Xét một cách chung nhất thì J. Watson và L.X. Vugotxki đều là hai nhà tâm lí học vĩ đại, và đã có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực tâm lí học nói chung, mà đặc biệt là đối với trường phái tam lí do các ông sáng lập. Ở một khía cạnh nào đó thì hai nhà tâm lí học trên đều nghiên cứu về hành vi, hành động - hoạt động của con người và những yếu tố đó có những ảnh hưởng gì đến tâm lí, ý thức của con người? Tuy nhiên, về cơ bản thì mỗi người có một hướng đi, phương pháp nghiên cứu riêng, xây dựng một học thuyết riêng cho mình. Đó cũng chính là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa lí thuyết phát triển của J. Watson và L.X. Vugotxki. Một số điểm khác nhau giữa lí thuyết phát triển tâm lí của J. Watson và L.X. Vugotxki Thuyết phát triển tâm lí của J. Watson - Tư tưởng cốt lõi của tâm lí học hoạt động là tư tưởng triết học Mác - Lênin. Xây dựng lâu đài tâm lí học trên cơ sở triết học duy vật lịch sử.- Là lí thuyết về tâm lí học hành vi của con người. Tức là thuyết Vugotxki xây dựng theo học thuyết, tư tưởng Mác - Lênin. - Tư tưởng cốt lõi của tâm lí học hành vi bắt nguồn từ triết học thức chứng của Auguste Comte [mọi lập luận phải có chứng cứ khách quan, quan sát được chứ không chỉ là tự biện. Tức là thuyết Watson xây dựng theo học thuyết phản xạ có điều kiện -Tiền đề xuất phát từ sự quan sát thực nghiệm để phân tích hoạt động tâmlí người, những thay đổi về hành vi.Vugotxki cho rằng “Tâm lí học là khoa học về hoạt động của con người” - Tiền đề xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người để phân tích đời sống tâm lí. Nghiên cứu cấu trúc hoạt động để đi đến ý thức. - Watson cho rằng “Tâm lí học là khoa học về hành vi”. - Sự hình thành chức năng tâm lí bằng cơ chế kích thích - phản ứng [thường gọi là Thuyết phát triển tâm lí của Vugotxki - Là lí thuyết về tâm lí học hoạt động của con người. - Sự hình thành chức năng tâm lí cấp cao bằng hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm lịch 12 phản xạ có điều kiện: S - R]. - Yếu tố [công cụ] kích thích tự bên ngoài tác động vào và hình thành nên “phản ứng tâm lí.- Hoạt động tâm lí được thực hiện [thể hiện] gián tiếp qua công cụ kí hiệu. - Công cụ tâm lí [kí hiệu] hướng vào chủ thể làm biến đổi chủ thể [biến đổi tâm lí]. - Hoạt động tâm lí được thực hiện [thể hiện] thông qua sự kích thích có điều kiện đối với cơ thể. - Cơ chế tâm lí là xuất phát từ việc tiếp nhận kích thích, buộc cơ thể phải trả lời kích thích ấy [phản ứng của cơ thể]. sử xã hội. - Cơ chế tâm lí đó là xuất phát từ hoạt động chuyển hóa vào trong não người giúp hình thành tâm lí. - Nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ - Nguyên tắc gián tiếp thông qua quan sát hoạt động, phương pháp công cụ trong thực nghiệm, nguyên tắc tín hiệu. tâm lí học. - Về chức năng tâm lí: Mỗi cảm xúc sẽ có - Về chức năng tâm lí: Chuyển chức những thay đổi về tâm lí. Xúc cảm là hành năng tâm lí bên ngoài thành chức năng vi ngầm, trong đó phản ứng đáp trả lại bên tâm lí bên trong thông qua sự phản ảnh trong được biểu hiện dưới dạng như sắc khách quan của bộ não. mặt, toát mồ hôi… - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích hiện tượng tâm lí. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phản Các phương pháp nghiên cứu cơ bản xạ học tâm sinh lí thần kinh. đó là phân tích đơn vị, phân tích kép, Các phương pháp nghiên cứu cơ bản đó phương pháp lịch sử - phát sinh và là quan sát, thực nghiệm, ghi từng lời, phương pháp thực nghiệm. phản xạ có điều kiện [kích thích - phản Vugotxki cho rằng nghiên cứu con ứng], thử - sai… người phải bắt đầu từ phân tích tâm lí hoạt động thực tiễn của con người theo lập trường triết học Mác - Lênin. - Đối tượng nghiên cứu cơ sở là các cử - Đối tượng nghiên cứu cốt lõi đó là ý động cơ bắp hay tiết dịch, không nghiên thức của con người. Theo Vugotxki thì cứu mang tính nội quan về ý thức. Ở đây, điều này bắt nguồn từ nghiên cứu lao đối tượng là hành vi đơn thuần chứ không động, hoạt động thực tiễn, những hoạt là ý thức. Watson cho rằng: Ý thức không động có suy nghĩ của con người. nghiên cứu được một cách khách quan. - Tâm lí người mang tính chất sinh học, - Tâm lí người mang bản chất lịch sử - xã các hành động hội. - Môi trường, kích thích tạo ra tâm lí - Hoạt động thực tiễn tạo ra tâm lí người. người. - Tâm lí người có tính gián tiếp thông qua - Tâm lí người có tính gián tiếp thông các kích thích từ phía môi trường sống. qua công cụ. - Những khía cạnh hành vi của con người - Hoạt động tâm lí người có chức năng trên thực tế là phản xạ có điều kiện chứ tâm lí cấp thấp và cấp cao [cấp thấp không phải bản năng, Watson phủ nhận mang tính tự nhiên, di truyền bẩm sinh; 13 các yếu tố di truyền, bẩm sinh. tâm lí cấp cao mang tính lĩnh hội - tri giác, ý thức, trí nhớ]. Theo đó, nguồn gốc chức năng tâm lí cấp cao là từ hoạt động, vốn lúc đầu ở bên ngoài sau đó chuyền vào trong con người. - Tư duy và ngôn ngữ có cùng nguồn gốc. Tư duy là ngôn ngữ bị tước bỏ âm thanh. Theo đó, sơ đồ phát sinh cá thể của tư duy là: Nói to  Nói thầm  Nói không thành tiếng. Theo Watson Tư duy là “kĩ xảo ở cổ họng” và bộ máy của tư duy không phải là não mà là ở họng. - Tư duy và ngôn ngữ bắt nguồn từ hoạt động. sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ đến một giai đoạn nhất định sẽ diễn ra sự kết hợp [tư duy có ngôn ngữ và ngôn ngữ là ngôn ngữ trí tuệ]. - Thuyết Watson nhấn mạnh đến ý nghĩa quyết định của tác động giáo dục và môi trường xung quanh. - Đối với thuyết Watson là làm việc với những hành động mô tả được một cách khách quan chứ không cần dựa vào những khái niệm và các thuật ngữ duy cảm. - Thuyết của Watson quan điểm về con người như là một thứ máy móc đơn giản, đưa tác nhân kích thích tại đầu vào và quan sát các phản ứng tại đầu ra. - Watson cho rằng, xúc cảm là những phản ứng của cở thể đối với tác nhân kích thích chuyên biệt. Phản ứng bên ngoài thu được từ quá trình học tập, không đòi hỏi sự tri giác xúc cảm một cách có ý thức hay những cảm giác bên trong. Theo đó, tác nhân kích thích gây ra phản ứng xúc cảm đáp trả lại như lo sợ, tức giận, hay yêu mến. - Thuyết Vugotxki cho rằng, quá trình phát triển đi liền sau quá trình dạy học, hoạt động dạy và học là hoạt động hợp tác giữa thầy và trò. Nghĩa là hoạt động dạy và học song song nhau, bổ trợ nhau. - Đối với thuyết Vugotxki là làm việc với những hành động thực nghiệm dựa trên các quan điểm, tư tưởng, lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và triết học Mác - Lênin. - Thuyết Vugotxki cho rằng, tâm lí con người phát triển theo nhiều giai đoạn đặc trưng của từng lứa tuổi. Theo đó, con người, tâm lí người phát triển thông qua các cơ chế hoạt động của mình mà trên hết đó là hoạt động lao động. - Theo Vugotxki, ý thức, xúc cảm, tri giác…gọi chung là tâm lí người hình thành theo cơ chế chuyển vào trong và cùng với việc chịu sự chi phối từ phía bản thân cá thể. Tức là các giá trị văn hóa, lịch sự xã hội được cá nhân lĩnh hội, chuyển thành tâm lí cá nhân, nhưng quá trình lĩnh hội này tùy vào khả năng, năng lực của mỗi người khác nhau. Đến đây chúng ta có thể thấy, J. Watson đã đánh mất đối tượng tâm lí học. Tâm lí học hành vi đã trở thành hành vi học. Nhà tâm lí học hành vi chỉ còn là nhà hành vi học đơn thuần. Theo đó, con người trong tâm lí học hành vi không phải là một chủ thể chủ động hoạt 14 động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó, mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối với các áp lực của môi trường. Tâm lí học J. Watson phủ nhận ý thức, qui hành vi về các hành động thích ứng bên ngoài, đồng nhất nguyên tắc hoạt động sống của người và động vật, phủ nhận các cơ chế thần kinh, tuyệt đối hóa vai trò môi trường bên ngoài…Có thể nói, chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng “đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật, hành vi chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp lại những kích thích, giúp cơ thể thích ứng với môi trường xung quanh. Chủ nghĩa hành vi đã đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lí bên trong, làm mất đi tính chủ thể, tính xã hội của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí người với tâm lí động vật, con người chỉ có những phản ứng cơ học, máy móc. Đây chính là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử và thực dụng”14. Cũng chính bởi những hạn chế này mà thuyết tâm lí phát triển do J. Watson xây dựng đã chịu không ít sự chỉ trích, rất nhiều nhà tâm lí học đương đại đã tỏ rõ sự bất đồng quan điểm trước lí thuyết mà ông xây dựng. Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, thuyết tâm lí học phát triển theo trường phái tâm lí học hành vi mà J. Watson xây dựng đã bị phân hóa, tan rã. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận hết những cống hiến mà J. Watson đã đóng góp cho tâm lí học nói chung của nhân loại mà đặc biệt là những phát kiến trong lĩnh vực tâm lí học hành vi nói riêng. Cho đến nay, học thuyết của J. Watson về tâm lí học hành vi vẫn có nhiều giá trị đối với nhân loại, đối với khoa học về tâm lí. Đối với L.X Vugotxki, cha đẻ của thuyết tâm lí học hoạt động, trên thực tế lí thuyết của ông xây dựng đã có nhiều giá trị và đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu cho nhân loại về lĩnh vực tâm lí. Với những quan điểm tiến bộ của mình trong khi nghiên cứu về tâm lí con người, Vugotxki đã làm rõ được nguồn gốc, cơ chế phát sinh, phát triển của tâm lí người. Lí thuyết của ông xây dựng về cơ bản mang tư tưởng lí luận đúng đắn của triết học biện chứng duy vật lịch sử Mác - Lênin. Trên cơ sở đó, lí thuyết về tâm lí phát triển do Vugotxki xây dựng, tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định nhưng đã được nhiều nhà tâm lí học đương thời tán thành và ủng hộ. Cho đến bây giờ, thuyết tâm lí học hoạt động của Vugotxki vẫn có giá trị rất lớn, và đây được xem là một trong những học thuyết có giá trị nhất trong tâm lí học nói chung và trong tâm lí học hoạt động nói riêng. 2.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa lí thuyết tâm lí phát triển của S. Freud và E. Ericson. - Sigmund. Freud [1856 - 1939], nhà tâm lí học người Cộng hòa Séc, ông là người đặt nền móng cho thuyết phân tâm học. - Eric Ericson [1902 - 1994], lớn lên ở Mỹ, là người học trò nổi tiếng phát triển thuyết phân tâm của S. Freud lên những nấc thang mới theo hệ tư tưởng của riêng mình. S. Freud và E. Ericson là hai nhà tâm lí học theo trường phái phân tâm học nổi tiếng. Lí thuyết mà hai nhà tâm lí học này xây dựng mang tính kế thừa và phát huy tích cực, trong đó người đặt nền móng là S. Freud. E. Ericson cũng đã thừa nhận nhiều tư tưởng của S. Freud, ông nhất trí rằng, mọi người sinh ra đều có một số lượng nhất định, những xung năng cơ bản và nhân cách bao gồm ba thành phần: Cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Ông cũng khẳng định rằng, sự phát triển diễn ra theo các giai đoạn và trẻ phải giải quyết thành công một số khủng hoảng trong sự xung đột ở từng giai đoạn, nhằm chuẩn bị giải quyết những khủng hoảng cơ bản, nảy sinh sau này trong cuộc sống. Tuy nhiên, lí thuyết của ông khác với lí thuyết của S. Freud ở một 14 Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, đã dẫn, trang 14 – 15. 15 số khía cạnh quan trọng. E. Ericson nhấn mạnh rằng, trẻ em là “người thám hiểm” chủ động, dễ thích ứng và luôn tìm cách kiểm soát môi trường của mình thay vì là những thực thể thụ động, chịu sự “đúc nặn” của cha mẹ. Tóm lại, E. Ericson tin tưởng rằng, chúng ta là những sản phẩm của xã hội trên một qui mô rộng, chứ không phải là những sản phẩm của bản năng tính dục [như Freud quan niệm]. Vì vậy, hướng tiếp cận của ông được xem là lí thuyết về sự phát triển tâm lí xã hội. Mặc dù cùng theo một trường phái phân tâm học và có sự kế tục nhưng giữa lí thuyết của Ericson và Freud vẫn có những quan điểm khác nhau rõ rệt: Một số điểm khác biệt giữa lí thuyết phát triển của E. Ericson và S. Freud. Lí thuyết E. Ericson Lí thuyết S. Freud - Hướng tiếp cận là lí thuyết về sự phát - Hướng tiếp cận là lí thuyết về tâm lí tính triển tâm lí xã hội. dục. - Con người là thực thể có lí trí; những suy nghĩ, cảm nhận và hành động của con người được kiểm soát chặt chẽ bởi cái tôi. - Con người có những hành vi, hành động Cá nhân trước hết cần phải hiểu được thực nảy sinh từ mâu thuẩn giữa cái ấy với cái tại xã hội [một chức năng của cái tôi] để siêu tôi. có thể thích ứng một cách tốt và thể hiện một kiểu phát triển cá nhân bình thường. - Lí thuyết của Ericson không nhấn mạnh - Lí thuyết của Freud nhấn mạnh đến sự sự chế ngự của các bản năng tính dục. chế ngự của các bản năng tính dục. - Lí thuyết của Ericson quan niệm đồng - Lí thuyết của Freud không quan niệm nhất về cái tôi. đồng nhất về cái tôi. - Học thuyết dựa trên quan niệm cơ bản về vô thức. Freud nhấn mạnh đến vai trò - Học thuyết dựa trên quan niệm cơ bản về quyết định của vô thức trong đời sống vô thức. hàng ngày [nguyên lí tảng băng]. Theo đó, mọi hành vi đều bắt nguồn từ vô thức. - Bộ máy tâm thần theo Ericson có 3 thành - Bộ máy tâm thần theo Freud có 3 thành tố: Cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. tố: Cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. - Ericson quan niệm, tâm lí đàn ông và - Freud chưa phân biệt rõ ràng trong vấn đàn bà có sự khác biệt [chủ yếu là trên cơ đề khác biệt giữa tâm lí đàn ông và tâm lí sở có hay không có dương vật]. đàn bà. - Đối tượng nghiên cứu là các hành vi lệch lạc, các hành vi lầm lỡ. Gọi chung là các hành vi cá nhân có thực, quan sát được. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phân tích lâm sàng, phân tích bệnh sử và phân tích tâm lí. Quan điểm về các giai đoạn phát triển tâm lí xã hội theo Ericson ứng theo Freud. Độ tuổi xấp xỉ Các giai đoạn phát triển trong Quan điểm của Ericson về Những những sự kiện có ý nghĩa giai và những ảnh hưởng xã hội đoạn tương ứng theo Quan điểm của Freud về giai đoạn phát triển nhân cách của con người. 16 0-1 những khủng hoảng tâm lí xã hội theo Ericson Tin Trẻ sơ sinh phải học cách tin tưởng tưởng vào người khác để hoặc là thỏa mãn những nhu cầu cơ nghi bản của chúng. Nếu những ngờ. người chăm sóc hắt hủi hoặc bất nhất trong việc chăm sóc trẻ, chúng có thể xem thế giới như một nơi đầy nguy hiểm với những người không đáng tin cậy. Người mẹ hoặc người cha chăm sóc đầu tiên là tác nhân xã hội mấu chốt. 1-3 Tự lập Trẻ học cách “tự lập” - tự ăn, hoặc là tự mặc, tự đi vệ sinh… Việc xấu hổ, trẻ không đạt được sự tự lập nghi này có thể sẽ khiến cho nó ngờ hoài nghi khả năng của bản bản thân và cảm thấy xấu hổ. thân Cha mẹ là tác nhân xã hội mấu chốt. 3-6 Tự khởi xướng hoặc mặc cảm thiếu khả Trẻ cố gắng đóng vai người lớn và cố gắng đảm nhận những trách nhiệm vượt quá khả năng của nó. Đôi khi chúng đảm nhận cả những trách nhiệm và công việc mâu thuẩn với những mục đích và công việc của cha Freud Môi miệng Hậu môn Sự thỏa mãn được thực hiện qua ăn uống, bú mẹ. Theo Freud thì trẻ sẽ lựa chọn một trong những cách này để thoả mãn xung lực. và sự lựa chọn này là rất quan trọng vì những phương pháp thỏa mãn bằng miệng mà đứa trẻ thích có thể cho thấy một vài dấu hiệu về kiểu nhân cách sau này của trẻ. Nếu trẻ trong thời kì này không được thỏa mãn những nhu cầu này sẽ có những cảm giác tiêu cực, tự ty, lo âu vì sự an toàn. Sự thảo mãn xung lực được thực hiện qua hành vi đi vệ sinh. Theo Freud thì đây là giai đoạn mà lần đầu tiên đứa trẻ có khả năng nén lại hoặc tống những chất cạn bã ra ngoài theo ý muốn. Sự tự giác đi vệ sinh là cách thỏa mãn khoái cảm tính dục cơ bản của trẻ. Tức là, việc đi vệ sinh phải thực hiện đúng nơi, sự ân cần chỉ bảo của cha mẹ đối với trẻ trong việc luyện tập đi vệ sinh của chúng là rất quan trọng, vì nó có thể có ảnh hưởng lâu dài đối với nhân cách của trẻ. Dương Trong giai đoạn này trẻ tìm đến vật sự thoả mãn tính dục thông qua việc đụng chạm đến những cơ quan, bộ phận nhạy cảm của cơ thể [bộ phận sinh dục]. Theo Freud thì đây là giai đoạn mà trẻ học tập các chuẩn mực đạo đức thông qua cha mẹ chúng. 17 năng. 6-12 Tài năng hoặc thiếu tự tin, cảm giác thất bại. 12-20 Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của mình, về bản thân mình. mẹ, hoặc những người khác trong gia đình. Những mâu thuẩn này khiến chúng cảm thấy có lỗi. Để giải quyết những mâu thuẩn này đòi hỏi phải có sự cân bằng. Trẻ phải chủ động được bản thân và phải biết bằng cách nào để không xâm phạm đến quyền và đặc lợi hoặc mục đích của người khác. Gia đình là tác nhân xã hội mấu chốt. Trẻ phải làm chủ được những kĩ năng, lí luận và xã hội quan trọng. Đây là thời mà trẻ hay so sánh với bạn bè cùng tuổi. Nếu thực sự chăm chỉ, đứa trẻ có được những kỉ năng xã hội và lí luận để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân. Ngược lại, không đạt được những thứ này trẻ sẽ cảm thấy mình thấp kém. Tác nhân xã hội có ý nghĩa là giáo viên và bạn bè cùng tuổi. Đây là “ngả tư đường” giữa trẻ con và người lớn. Thanh niên luôn vật lộn với những câu hỏi như “Ta là ai?”… Thanh niên phải thiết lập được các đặc tính xã hội và nghề nghiệp cơ bản của mình, hoặc là vẫn chưa xác định được vai trò xã hội mà mình sẽ thực hiện khi trưởng thành. Tác nhân xã hội then chốt là sự giao tiếp xã hội với bạn đồng niên. Về phương diện tâm lí thì trẻ có cơ chế học tập, bắt chước cha, mẹ chúng về các hành vi, thái độ và thuộc tính có nơi cha mẹ để từ đó hình thành nên những đặc tính về giới cũng như tâm lí riêng cho mình. Tiềm ẩn Sinh dục Xung lực tính dục của trẻ đi vào bình lặng. Toàn bộ những khoái cảm có sẵn được chuyển hóa vào những hành động được xã hội chấp nhận như học tập, vui chơi, giải trí. Trong giai đoạn này trẻ học cách thăng hoa tình yêu với cha mẹ và được thể hiện bởi sự tôn kính, đồng thời củng cố và chuẩn bị đối phó với vấn đề ở tuổi thanh niên. Việc chuẩn bị tốt về cả kiến thức và tình cảm ở giai đoạn này sẽ giúp cho trẻ tránh được những biến cố gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí, nhân cách trong giai đoạn tiếp theo, nhất là về vấn đề giới tính. Theo Freud đây là giai đoạn dài nhất trong các giai đoạn tâm lí tính dục [bắt đầu từ tuổi dậy thì cho tới già]. Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi về tâm lí, nhân cách của trẻ do sự biến đổi về mặt sinh lí của chúng. Là giai đoạn mà cá nhân đã có nhận thức và ý thức hành vi người lớn. 18 20-40 Nhu Nhiệm vụ cơ bản của giai cầu về đoạn này là hình thành đời những tình bạn bền vững và sống đạt đến ý thức về tình yêu và riêng tình bạn [hay là chia sẽ đặc tư, tự tính] với người khác. Cảm lập giác cô đơn hoặc cô độc, rất hoặc cô có thể là kết quả của sự thiếu lập, khả năng hình thành những cảm tình bạn hoặc những mối giác cô quan hệ thân tình. Tác nhân đơn, xã hội mấu chốt là người phủ yêu, vợ hoặc chồng và những nhận người bạn thân ở cả hai giới. nhu cầu gần gũi. 40-65 Trí tuệ Ở giai đoạn này con người sáng phải đối mặt với nhiệm vụ tạo trở thành một người hữu ích hoặc là trong công việc, trong việc sự chăm sóc gia đình, mặt khác buông còn chăm sóc nhu cầu của thả, con cái. Những tiêu chuẩn thiếu “phát sinh” được định rõ bởi định nền văn hóa xã hội. Những hướng người không thể hoặc không tương có khả năng đảm nhận trách lai nhiệm này sẽ trở nên đình trệ hoặc vị kỉ. Những tác nhân xã hội có ý nghĩa là vợ/ chồng, con cái và những tiêu chuẩn, qui định văn hóa xã hội. 19

Video liên quan

Chủ Đề