Luật cho học sinh sử dụng điện thoại

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu có ý kiến về vấn đề cho học sinh mang điện thoại thông minh vào lớp học có nên không? Việc quản lý sử dụng điện thoại trong lớp thế nào vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi bài trên lớp của học sinh, học sinh có thực sự sử dụng điện thoại vào mục đích học. Hay tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa các học sinh sẽ xảy ra?

Vì thế, Đoàn Đại biểu Quốc hội Bạc Liêu đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại vấn đề này.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cũng cho rằng, còn nhiều ý kiến của cử tri đối với Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học [nếu được giáo viên cho phép] là không hợp lý vì giáo viên không thể kiểm soát mục đích học sinh sử dụng điện thoại, dễ bị phân tâm, thiếu tập trung trong giờ học.

Về nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trả lời như sau:

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT tại Điều 37 về các hành vi học sinh không được làm có quy định: “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Như vậy, việc sử dụng điện thoại trong lớp học về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh chính là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh [trong đó có điện thoại] góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời kì chuyển đổi số đang diễn ra.

Để hướng dẫn giáo viên và các nhà trường quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học [trong đó có điện thoại di động] một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và kinh tế xã hội của địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục:

“Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”.

Như vậy, việc sử dụng điện thoại ở trường về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm và học sinh chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ mục đích học tập dưới sự quản lý, giám sát của giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh.

Thùy Linh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

Học sinh cấp 2, cấp 3 có thể dùng điện thoại trong giờ học [ảnh minh họa].

Theo đó, quy định các hành vi học sinh trường trung học cơ sở [cấp 2], học sinh trường trung học phổ thông [cấp 3] không được làm như sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy: Học sinh cấp 2, cấp 3 được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

[1] Phục vụ cho việc học tập.

[2] Được giáo viên cho phép.

[Hiện hành, học sinh cấp 2, cấp 3 không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học].

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Giáo viên cho điểm học sinh trong giờ học trực tuyến ở Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ

Theo điều lệ vừa được lãnh đạo Bộ GD-ĐT phê duyệt, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nhà trường sẽ còn 14 loại đối với nhà trường, 2 loại với tổ chuyên môn và 4 sổ sách của giáo viên.

Giáo viên hiện chỉ quy định sổ ghi kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học], kế hoạch bài dạy [giáo án], sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm].

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Quế - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-DT] - thì các loại hồ sơ, sổ sách này có thể áp dụng dạng điện tử thay thế hồ sơ, sổ sách bằng giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên, đảm bảo tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.

"Việc quản lý hồ sơ điện tử do sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT và thực hiện theo quy định của pháp luật" - ông Quế cho biết.

Theo ông Quế, tới đây thay vào việc giáo viên cho điểm vào sổ bộ môn [sổ con] rồi lại nhập điểm vào sổ điểm chung, ghi học bạ học sinh, giáo viên chỉ cập nhật vào sổ điểm điện tử, giảm bớt nhiều thời gian, công sức của giáo viên, giúp giáo viên tập trung năng lượng cho hoạt động chuyên môn.

Trao đổi thêm về việc này, ông Sái Công Hồng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu hơn vào việc quản lý hoạt động giáo dục giúp giáo viên thuận lợi khi cập nhật thông tin, kết quả đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ, không bỏ sót quá trình tiến bộ của từng học sinh.

Tại hội nghị triển khai năm học mới ở bậc trung học, nhiều ý kiến của các sở GD-ĐT ủng hộ hướng áp dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, nhưng bày tỏ nhiều băn khoăn cần được giải đáp.

Ông Nguyễn Văn Tuế cho rằng khi đã áp dụng hồ sơ điện tử thì nên có quy định thống nhất từ Bộ GD-ĐT và nêu vấn đề "Nếu quy định hồ sơ điện tử nhưng cuối năm vẫn phải in ra, như thế thì không ổn. Vậy Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn rõ loại hồ sơ sổ sách nào cần in, loại nào không".

"Trường hợp học sinh chuyển trường nhưng nơi đi sử dụng học bạ điện tử thì nơi đến có chấp nhận không" - một ý kiến đặt ra và cho rằng Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn kỹ.

Một số trưởng phòng trung học của các sở GD-ĐT cũng cho rằng sẽ có rắc rối nếu không quy định kỹ vì ngay khi dùng học bạ giấy mà mẫu khác nhau giữa các địa phương cũng khiến phụ huynh khó khăn khi chuyển trường cho con.

Ông Sái Công Hồng cho biết khi đã có quy định hồ sơ điện tử có tính pháp lý như hồ sơ giấy thì không có chuyện các trường không chấp nhận học bạ điện tử khi có học sinh chuyển trường.

Tuy nhiên theo lãnh đạo Vụ Trung học [Bộ GD-ĐT], sẽ có hướng dẫn cụ thể nội dung trên vào thời gian tới để áp dụng từ năm học này. Khi đã thực hiện ổn định sẽ áp dụng thống nhất trong các nhà trường trên toàn quốc.

Liên quan tới các điểm mới trong điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, ông Sái Công Hồng cho biết: "Học trò được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên".

Điều chỉnh mới này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong thời gian diễn ra giờ học.

Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ bỏ học bạ, sổ điểm giấy

VĨNH HÀ

Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học khiến giáo viên lo ngại - Ảnh minh họa: Quang Định

Trong đó, các quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.

Được sử dụng cho việc học

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1-11 quy định học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Như vậy, thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, điều lệ này quy định học sinh cấp II, cấp III được phép sử dụng điện thoại trong giờ để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép.

Ngoài ra, Nghị định 110/2020, có hiệu lực từ ngày 1-11, tăng mức tiền thưởng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Theo đó, học sinh đoạt giải nhất sẽ được thưởng 4 triệu đồng [tăng 3 triệu so với trước đây], đoạt giải nhì sẽ được thưởng 2 triệu đồng [trước đây 700.000 đồng], đoạt giải ba sẽ được thưởng 1 triệu đồng [trước đây là 400.000 đồng].  

Đối với học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế thì học sinh đạt huy chương vàng hoặc giải nhất sẽ được thưởng 55 triệu đồng, Huy chương bạc hoặc giải nhì sẽ được thưởng 35 triệu đồng; đoạt huy chương đồng hoặc giải ba được thưởng 25 triệu đồng; đoạt khuyến khích thưởng 10 triệu đồng.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng

Đó là quy định tại Điều 4, Nghị định 116/2020 có hiệu lực từ ngày 15-11 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Ngoài ra, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. 

Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Tuy nhiên, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

Không nhắc nhở con dưới 18 tuổi không uống bia rượu sẽ bị phạt

Nghị định 117/2020 có hiệu lực từ ngày 15-11 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Ngoài việc xử phạt hành vi bán, cung cấp rượu bia, thuốc lá cho trẻ em thì hành vi nhờ trẻ em mua rượu bia, thuốc lá cũng bị xử phạt.

Theo đó, bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Bán cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng.

Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng. 

Còn người sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá sẽ bị phạt  từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Cơ sở kinh doanh rượu, bia sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Ngoài ra, Điều 36 của Nghị định này quy định đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Giảm số lượng phó phòng, tăng số lượng phó giám đốc sở

Từ tháng 11-2020, nhiều quy định khác bắt đầu có hiệu lực như:

Nghị định 106/2020 về về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 15-11, bổ sung tiêu chí phân loại vị trí việc làm theo tính chất, nội dung công việc.

Nghị định 108/2020 về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện và Nghị định 107/2020 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đồng thời có hiệu lực từ ngày 25-11.

Theo đó, Nghị định 108 quy định tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện, bình quân mỗi phòng sẽ có 2 phó trưởng phòng [trước đây tối đa 3 phó trưởng phòng]. Còn theo Nghị định 107, bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc [trước đây không quá 3 người].

Riêng TP Hà Nội và TP.HCM thì ngoài tổng số lượng phó giám đốc sở theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc [trước đây, số lượng phó giám đốc các sở của TP.Hà Nội và TP.HCM không quá 4 người].

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: 3 lợi ích và 3 nguy cơ

TUYẾT MAI

Video liên quan

Chủ Đề