Lươn nấu với gì cho bé ăn dặm

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ rất cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung lươn vào chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Lươn có tính mát, thơm ngon và rất bổ dưỡng. Cùng Chilux trổ tài nấu món cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm ngay!

Mỗi thực phẩm mang đến một hàm lượng dinh dưỡng riêng. Thực đơn cho bé ăn dặm càng quan trọng hơn về các nguyên liệu và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé. Lươn là một trong những loại thịt chứa nhiều chất bổ dưỡng thích hợp nằm trong danh sách cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi.

Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm là món ăn rất bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm, bột, đường, chất xơ, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P. Theo bảng phân tích thành dinh dưỡng lươn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g thịt lươn sẽ gồm có:

  • Chất đạm: 18,7g.
  • Chất béo: 0,9g.
  • Phospho: 150mg.
  • Canxi: 39mg.
  • Sắt: 1,6mg.
  • Cùng rất nhiều loại vitamin như A, D, B1, B2, B6 và PP…
Cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm thơm ngon

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cháo lươn mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Giúp cho bé nhanh tăng cân, đồng thời giúp trẻ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng mỗi khi ốm.

Theo sự tương truyền của Đông Y, lươn là một loại thực phẩm có tác dụng giúp bồi bổ khí huyết, làm mát da mát thịt, tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái và điều trị một số chứng bệnh như đau xương, kiết lị, suy dinh dưỡng ở trẻ…

Để nấu được một bữa cháo lươn thơm ngon cho bé ăn dặm. Việc đầu tiên mẹ phải biết chọn lươn. Mẹ nên chọn những con còn tươi sống, lươn có màu vàng đen đan xen, đuôi dài và nhiều nhớt. Chọn lươn có thể nấu cho bé ăn vừa đủ, không nên chọn con quá to hoặc quá nhỏ. Bởi nếu lươn chết thì lượng protein trong thịt sẽ bị biến đổi khác đi không tốt cho sức khỏe.

Bố mẹ nên kết hợp nấu cháo lươn kết hợp cùng những loại rau như: rau cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, rau chùm ngây, khoai môn, đậu xanh. Cháo lươn hạt sen cho bé ăn dặm cũng rất bổ dưỡng…Giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho thể chất và não bộ của của trẻ ở giai đoạn phát triển.

Cháo lươn đậu xanh cho bé

+ 1 con lươn

+ Rau mồng tơi [lá không quá già]

+ Gạo [nấu từ 1 chén gạo tùy vào lượng ăn của bé]

+ Nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, gừng tươi, hành củ

– Đầu tiên mẹ dùng muối rửa sạch hết nhớt, có thể dùng nước vo gạo hoặc nước cốt chanh để rửa. Sau đó mẹ mổ lươn và lấy xương và bỏ hết nội tạng bên trong rồi rửa lại bằng nước ấm pha ít muối để khử bớt mùi tanh của lươn.

– Chỉ giữ lại phần thịt và xương để nấu cháo. Mẹ nên chú ý lọc kỹ xương ở bụng lươn vì có nhiều xương dăm

– Rửa sạch rau mồng tơi và băm nhỏ hoặc xây nhuyễn

– Bước 1: Ninh nước xương của lươn để ngọt nước

– Bước 2: Cho gạo lên rang sơ để khi nấu cháo sẽ nhanh nhuyễn, hạt gạo nở đều và thơm hơn. Sau đó cho gạo vào nồi nước ninh xương. Ninh cho đến khi cháo nhừ

– Bước 3: Cho lươn vào nồi luộc đến khi chín thì vớt ra ướp với gia vị. Để gỡ thịt lươn dễ hơn thì chỉ nên hấp lươn chín tới

– Bước 4: Cho phần thịt lươn đã ướp gia vị vào chảo xào sơ cho lươn chín rồi tắt bếp.

– Bước 5: Khi cháo chín nhuyễn thì bỏ lươn vào cùng với rau mồng tơi xay nhuyễn và nêm vừa gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.

– Bước 6: Múc ra bát và cho bé ăn lúc còn ấm.

>> Xem thêm: Cách nấu cháo yến mạch

Cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm

Vì trong thịt lươn có tính hàn nên mẹ tránh nấu cháo với các nguyên liệu rau củ khác như: rau chân vịt. Rau chân vịt [hay thường gọi là rau bina, cải bó xôi]. Ăn cùng nhau với thịt lươn có thể gây ra tiêu chảy. Axit oxalic có trong rau bina sẽ kết hợp với canxi trong lươn sẽ tạo thành chất có thể gây ngộ độc, khó tiêu, nóng rát. Không nên kết hợp với tép, cua, thịt bò… sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, lươn không nên ăn kèm với quả hồng, táo gai, nho… vì sẽ giảm đi giá trị dinh dưỡng của lươn. Do đó, không nên kết hợp chúng lại với nhau.

Như vậy, qua các chia sẻ về cách nấu cháo lươn rau mồng tơi cho bé ăn dặm. Chilux hy vọng bố mẹ sẽ áp dụng thành công và nấu được món cháo lươn thơm ngon, thêm dinh dưỡng cho bé nhé!

Dinh dưỡng cho trẻ là một trong những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong đó, nấu các món cháo ăn dặm để giúp bé tăng cân là một trong những điều được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm, nổi bật là món cháo lươn cho bé tăng cân. Vậy, làm thế nào nấu món cháo lươn cho bé ăn dặm 7 đến 11 tháng tuổi, cách nấu cháo lươn cho bé 7 tháng thơm ngon và hấp dẫn? Dưới đây là bí quyết dành cho các mẹ!

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ chọn nấu cháo lươn cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi. Và món ăn dặm này cũng được bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 8, 9, 10, 11 tháng tuổi và cả đến khi trẻ lớn. Vậy, lý do nào khiến món cháo lươn cho bé ăn dặm được các bà mẹ yêu thích?

Lươn là một trong những loài thủy sản có thịt thơm ngon cũng như có giá trị dinh dưỡng cao. Theo bảng phân tích thành dinh dưỡng lươn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g thịt lươn sẽ gồm có:

  • Chất đạm: 18,7g.

  • Chất béo: 0,9g.

  • Phospho: 150mg.

  • Canxi: 39mg.

  • Sắt: 1,6mg.

  • Cùng rất nhiều loại vitamin như A, D, B1, B2, B6 và PP...   

Với các thành phần này, cháo lươn sẽ là một trong những món cháo ăn dặm tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ,. Món ăn cháo lươn cho bé nhanh tăng cân, đồng thời giúp trẻ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng mỗi khi ốm.

Bố mẹ nên kết hợp nấu cháo lươn cùng với những loại rau như: khoai môn, cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, khoai tây, đậu Hà Lan, rau chùm ngây,...để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của trẻ ở giai đoạn mà trẻ đang phát triển về thể chất và não bộ này.

Để có thể nấu được món cháo lươn cho bé ăn dặm 7 tháng thơm ngon, đầu tiên mẹ phải biết chọn lựa lươn. Mẹ nên chọn những con lươn màu vàng với đuôi dài, còn sống. Mẹ có thể chọn con lươn khoảng 1.3kg là có thể nấu cho bé ăn vừa đủ, không nên chọn con quá to hoặc quá nhỏ. Mẹ không nên vì tiết kiệm mà chọn lươn chết. Vì lươn chết có sinh ra độc tố Histamine làm hại đến sức khỏe của bé.

Tiếp đến là bước sơ chế lươn trước khi nấu cháo lươn ăn dặm. Sau khi mua lươn về, mẹ nên làm sạch kỹ lưỡng. Bởi lẽ, lươn là loài đồng vật sống dưới nước nên sẽ có mùi tanh đặc trưng.

Để đơn giản hơn, mẹ có thể tham khảo theo các bước làm cháo lương cho bé tăng cân sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho lươn vào một chậu lớn, cho muối ăn hoặc giấm vào để làm sạch nhớt của lươn. Đặc biệt, để khử bớt mùi tanh sau khi mua lươn về, mẹ nên ngâm lươn trong nước gạo từ 1-3 tiếng. 

  • Bước 2: Sau đó, mẹ làm sạch phần da lươn với nước sôi để màu cháo lươn cho bé ăn dặm được đẹp và bé sẽ ăn ngon miệng hơn. 

  • Bước 3: Sau khi đã làm sạch và loại bỏ hết nhớt trên mình lươn, mẹ cho vào nồi và luộc chín. Hoặc có thể hấp với gừng miếng hay nghệ để thịt lươn thơm và không bị tanh.

Phù hợp độ tuổi: Đây là món cháo lươn cho bé ăn dặm 7 tháng phù hợp nhất. Khi mới bắt đầu ăn dặm, nhiều bé chưa mọc răng và chưa biết cách xử lý thức ăn thô. Vì vậy, cà rốt khi hầm mềm sẽ có vị ngọt dịu, kích thích vị giác khiến bé thích thú muốn ăn khi bắt đầu ăn dặm.

Nguyên liệu: Để nấu được món cháo lươn cho bé tăng cần, mẹ cần 100g thịt lươn, 50g cà rốt đã được băm nhuyễn, 1,5 thìa dầu oliu cho bé ăn dặm và 1 nắm gạo tẻ.

Cách làm: Vo sạch gạo sau đó cho vào nấu cùng với cà rốt băm. Lươn làm sạch hấp chín, sau khi thấy cháo chín thì cho thịt lợn vào đảo đều. Chú ý, hãy để cho cháo chín nhừ rồi hãy cho thịt lươn vào thì món cháo mới nhuyễn và ngon, bé sẽ dễ ăn hơn. Sau đó, tắt bếp để cháo hơi nguội thì tiếp tục cho thêm 1,5 thìa dầu ăn vào đảo đều để tạo độ béo cho món ăn.

Nguyên liệu: 1 con lươn, cháo [nấu từ 1 chén gạo], 5 gam gừng, muối, dầu mè. Cách làm:

[1] Làm sạch lươn, cắt khúc, bỏ xương, băm nhuyễn. [2] Đun sôi cháo, cho lươn đã băm nhuyễn và gừng thái sợi vào nấu cùng. [3] Sau khi đun ở lửa lớn, chuyển sang lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 15 phút. [4] Cho thêm một ít muối và dầu mè trước khi cho bé ăn là hoàn tất món ngay một món ngon siêu phẩm cho bé ăn dặm.

Phù hợp đối tượng: Món cháo lươn cho bé ăn dặm 8, 9, 10 tháng sẽ phù hợp với công thức có đậu xanh bên trong. Tuy nhiên theo các bác sĩ, kết cấu hạt đậu xanh sẽ khá “sạn” và khi bé nuốt vào cổ họng dễ gây khó chịu. Điều này có thể khiến trẻ ho sặc và nôn ói cháo. Vì vậy, khi trẻ tập ăn dặm được 1 tháng rồi thì mẹ mới nên thêm đậu xanh và các loại đậu vào cháo ăn dặm.

Nguyên liệu: 200g thịt lươn đã sơ chế như bước trên, 100g gạo cùng với 50g đậu xanh, dầu oliu hoặc dầu óc chó cho bé ăn dặm.

Cách làm cháo lương cho bé tăng cân: Đầu tiên, bạn lấy gạo và đậu xanh vo sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cho đến khi chín mềm. Tiếp đến, bạn làm sạch và hấp chín lươn; đợi khi cháo chín hẳn cho phần lươn đã chuẩn bị vào khuấy đều, đợi sôi lên là nêm nếm vừa ăn rồi bắc xuống.

Thịt lươn kết hợp với đậu sẽ tạo nên một món cháo ngon, bổ và mát cho bé trong những ngày hè. Với bé 7 tháng tuổi, mẹ cần chú ý không nên nêm quá mặn hoặc quá cay nhé. 

Phù hợp với đối tượng: đây là món cháo lươn cho bé ăn dặm 8, 9, 10 tháng. Do nguyên liệu khoai môn khá “đầy bụng”; nên khi bé được 8, 9, 10 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển và có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Nguyên liệu: Để nấu được món cháo lươn cho bé tăng cân với khoai môn, bạn cần chuẩn bị 100g lươn, cùng 100g gạo tẻ và 50g khoai môn cắt miếng mỏng. Khoai môn có thể thái nhỏ hay xay nhuyễn.

Cách làm cháo lươn cho bé tăng cân: Lọc lấy thịt lươn, rửa sạch với muối rồi đem hấp hoặc luộc chín với gừng để khử đi mùi tanh của lươn. Sau đó, lấy gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nước luộc thịt lươn nấu cùng với khoai môn; chờ đến khi chín nhừ. Tiếp đến, mẹ cho thịt lươn đã được hấp vào khuấy đều, đợi sôi lên và nêm nếm lại cho vừa ăn. 

Phù hợp với đối tượng: Đây là món cháo lươn cho bé ăn dặm từ 10 tháng trở lên. Bí ngô chứa đầy đủ một số chất dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong 6 năm đầu đời. Chúng bao gồm: vitamin A, beta carotene, vitamin C, K, folate, nicacin,

Nguyên liệu: Để nấu được món cháo lươn cho bé tăng cân, cháo lươn bí đỏ cho bé. Bạn cần chuẩn bị 100g lươn, cùng 100g gạo tẻ và 100g bí đỏ đã gọt vỏ và cắt nhỏ, 3 lát gừng nhỏ đã gọt vỏ, 30 ml dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

Cách làm cháo lươn cho bé tăng cân, cháo lươn bí đỏ:

  • Đổ 1 lít nước lọc cùng gừng vào, đun sôi.

  • Sau đó, cho miếng lươn đã sơ chế sạch vào nồi, luộc chín mềm với lửa vừa.

  • Cắt thật nhỏ bí đỏ ra, rồi dùng dao bằm nhỏ. Tùy khả năng ăn thô của trẻ mà mẹ bằm nhuyễn với mức độ phù hợp nhé.

  • Bí đỏ chín, bạn cho cháo trắng nhừ vào nồi nấu cùng, dùng muỗng tán cho cháo nhuyễn ra và hòa quyện với bí đỏ. Khoảng 5 phút sau, cho lươn vào nồi, khuấy đều.

  • Nấu đến khi các nguyên liệu đều chín nhừ thì tắt bếp. Múc cháo ra chén, thêm dầu ăn vào khuấy đều, để hơi nguội rồi cho bé tập ăn.

Khi nấu cháo lươn cho trẻ sơ sinh ăn dặm, mẹ không nên cho hành hoặc các loại rau răm vào. Nếu có rau củ thì nên cho vào ninh cùng cho thật mềm để bé dễ ăn và không bị sặc hay mắc cổ.

Ngoài ra, khi nấu cháo lươn cho bé ăn dặm, mẹ không nên nấu theo cách thông thường dành cho người lớn là xào lươn với hành cùng gia vị. Vì dạ dày trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, và gia vị cay sẽ không tốt cho bé cũng như làm bé biếng ăn hơn.

Bởi vì trong thịt lươn có tính hàn nên để nấu cháo với các nguyên liệu rau củ khác thì bạn không nên kết hợp với rau cải bó xôi, rau chân vịt, tép, cua, thịt bò... vì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, lươn không nên ăn kèm với quả hồng, táo gai, nho... vì sẽ giảm đi giá trị dinh dưỡng của lươn.

Với các món cháo lươn cho bé ăn dặm 7, 8, 9, 10 tháng trên mà Cleanipedia đã chia sẻ, hy vọng mẹ có thể nấu ăn cho bé dễ dàng hơn. Đặc biệt là món cháo lươn cho tăng cân, mau ăn chóng lớn. Hãy luôn theo dõi Cleanipedia để tham khảo thêm những cách chăm sóc trẻ sơ sinh hữu ích bạn nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Cháo lươn cho bé ăn dặm thêm thơm ngon và giàu dinh dưỡng khi bạn nấu cháo lươn với một số loại rau như khoai môn, cà rốt, đậu xanh, mồng tơi,...

Khi nấu cháo lương cho bé tăng cân cần lưu ý lươn có tính hàn. Vì thế không nên nấu lươn với những loại rau như cải bó xôi, rau chân vịt,… sẽ dễ gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Lươn có thịt thơm ngon cũng như có giá trị dinh dưỡng cao. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong 100g lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150 mg Phospho, 39 mg Canxi, 1,6 mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6...

Xuất bản lần đầu 15 tháng 12 năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề