Lượng Giảng viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Chỗ nào có thu nhập cao, cơ hội thăng tiến tốt, giảng viên giỏi sẽ đầu quân, từ đó diễn ra cuộc cạnh tranh để giành giảng viên giỏi.

Bạn đang xem: Lương giảng viên đại học bách khoa


Thầy A., một giảng viên trẻ có học hàm phó giáo sư [PGS], vừa rời ĐH Bách khoa TP.HCM về đầu quân cho ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Có gần 10 năm gắn bó với ĐH Bách khoa TP.HCM, thầy A. đánh giá đây là ngôi trường danh tiếng, nhiều người muốn đến nhưng quyết định ra đi vì mong muốn có môi trường mới, có cơ hội được cống hiến nhiều hơn.

Lót tay hàng chục triệu đồng để hút tiến sĩ

Chúng tôi hỏi quyết định chia tay ĐH Bách khoa TP.HCM có khó khăn không, thầy A. chậm rãi đáp: "Dạy 5-10 năm tại một trường, người ta cần thay đổi môi trường để thử thách, tìm cơ hội phát triển tốt hơn. Mỗi người có mỗi hướng đi nhưng với tôi, tìm đến môi trường mới để có thêm người đồng hành tạo nên những giá trị cho xã hội".

Cần trả lương và có các chính sách đãi ngộ tương xứng mới có thể giữ chân giảng viên giỏi. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.

Với hầu hết giảng viên được đào tạo bài bản dứt áo ra đi, lý do được nhắc nhiều đến là thu nhập tại trường công quá thấp. Ngoài các trường ĐH công lập được tự chủ tài chính, mức lương được tính theo hệ số nhà nước quy định, không làm việc gì khác nên không có khoản mềm. Tiền nghiên cứu cũng chỉ nằm trong tay một số người…

Việc giảng viên trẻ rời trường này đầu quân cho trường khác càng sôi động khi nhiều trường ĐH có chính sách khuyến khích thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ [TS].

PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Phó hiệu trưởng phụ trách ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết thực hiện tự chủ, trường có điều kiện để thu hút lực lượng giảng viên giỏi có trình độ TS.

Chẳng hạn, TS mới tốt nghiệp của trường có mức thu nhập cứng tối thiểu là 16 triệu đồng/tháng, PGS.TS tối thiểu 35 triệu đồng… Để khuyến khích giảng viên từ nơi khác về, trường có chính sách "lót tay" TS là 75 triệu đồng, PGS 100 triệu đồng, GS 150 triệu đồng và được sắp xếp công việc phù hợp.

Chính sách tuyển dụng giảng viên có trình độ TS đã thu hút được nhiều giảng viên của các trường ĐH khác, riêng ĐH Bách khoa cũng có khoảng 7 người đầu quân trong năm 2018. Tại ĐH Công nghiệp TP.HCM, chính sách thu hút giảng viên có trình độ TS từ đầu năm đến nay đã có 11 người về làm việc tại trường.

Giảng viên giỏi đắt sô

GS Nguyễn Hay, Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP.HCM, chia sẻ các trường ĐH công lập chưa tự chủ như ĐH Nông Lâm TP.HCM đang đối diện với thách thức vô cùng lớn, đó là vấn đề giữ chân giảng viên giỏi ở lại trường trong bối cảnh nguồn lực tài chính của trường eo hẹp vì dựa vào cấp phát ngân sách từ nhà nước. Điều này đặt ra yêu cầu trường phải đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Để giải bài toán thu nhập thấp, nhiều trường phải chấp nhận cho giảng viên "chạy sô" giảng dạy ở các trường khác. PGS.TS Võ Văn Sen, lúc đương chức hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, từng chia sẻ với báo chí rằng trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng. Trường có ý muốn trợ cấp thêm thu nhập nhưng có trên 30 người từ chối vì nhà có công ty riêng.

Theo ông Sen, dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định; ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học...

Về việc giảng viên chạy đi dạy thêm cho nhiều trường ĐH khác, ông Sen bày tỏ: "Trường không thể cấm chuyện này vì đây là khó khăn chung của trường ĐH hiện nay. Chúng tôi không thể bắt các giảng viên phải toàn tâm toàn ý cho trường mình".

Theo ông Sen, giảng viên "chạy sô" là do lực lượng giảng viên có trình độ cao quá ít, lại chủ yếu tập trung ở các trường công lập.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng những trường chi trả thu nhập cho giảng viên thấp khó đòi hỏi giảng viên phải toàn tâm toàn ý với công việc.

Thậm chí, có người làm ngoài có thu nhập cao nhưng vì muốn có chân trong trường nên thuê người lên lớp thay. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo của trường.


Nguồn giảng viên giỏi cạn kiệt dần

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM, các trường ĐH muốn tồn tại và phát triển tốt cần tạo được tiềm lực tài chính tốt để chi trả cho giảng viên với mức có thể giúp giảng viên có điều kiện cống hiến. Nếu không, trong cơ chế hiện nay, chỗ nào có thu nhập cao, cơ hội thăng tiến tốt thì giảng viên giỏi sẽ đầu quân, điều đó sẽ làm cho đội ngũ giảng viên có chuyên môn giỏi cạn kiệt dần và ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo.


Trưởng khoa "phù phép" cho giảng viên không đứng lớp nhận tiền dạy

Thời gian là Trưởng khoa Điêu khắc, Đại học Nghệ thuật [Đại học Huế], ông Nguyễn Thái Quảng đã làm sai lệch phân công lao động và thống kê giờ giảng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Giáo Trình Khoa Học Điều Tra Hình Sự, Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội


ĐH Huế chỉ đạo xử nghiêm vụ giảng viên bị tố giúp em gian lận điểm

0 51

Theo lãnh đạo ĐH Huế, nghi vấn gian lận điểm ở khoa Toán, ĐH Sư phạm, sẽ được xử lý nghiêm theo đúng quy định, để không ảnh hưởng uy tín của nhà trường.

Giảng viên Đại học Sư phạm Huế bị kỷ luật vì giúp em gian lận điểm thi

0 51

Giảng viên Đại học Sư phạm [Đại học Huế] bị cảnh cáo, cho thôi trợ lý giáo vụ khoa. Em trai của ông này bị đình chỉ học một năm, hủy bỏ kết quả các học phần gian lận.

Giảng viên ĐH Nghệ thuật Huế tố trưởng khoa và 3 đồng nghiệp

0 730

Ông Phan Xuân Hòa tố cáo 3 cán bộ của Đại học Nghệ thuật [Đại học Huế] không có chuyên môn nhưng vẫn được hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên.


Sĩ tử chia sẻ "bát cháo hành" trong mùa thi tốt nghiệp THPT

0

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, nhiều sĩ tử bắt gặp những câu chuyện cảm động và chia sẻ lên mạng xã hội.

Thí sinh thi chung phòng với F0 ở TP.HCM phải cách ly tập trung

0

Liên quan kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM, các thí sinh chung phòng với thí sinh F0 phải cách ly tập trung sau kỳ thi.

404 thí sinh ở Khánh Hòa dừng thi vì liên quan ca dương tính nCoV

0

Ngày 8/7, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định cho 404 thí sinh ở TP Nha Trang dừng thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Thứ trưởng GD&ĐT lý giải việc không bỏ thi tốt nghiệp trong dịch

0

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay quyết định tổ chức kỳ thi tốt nghiệp được đưa ra khi tình hình dịch đang được kiểm soát. Hơn nữa, việc hủy thi phải được sự đồng ý của Quốc hội.

TP.HCM chấm thi tốt nghiệp THPT từ ngày 9 đến 28/7

0

Tối 8/7, Sở GD&ĐT TP.HCM họp báo tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 trên địa bàn.

TP.HCM ghi nhận thêm nhiều điểm thi có thí sinh F1, nghi mắc Covid-19

0

Sau ngày thi thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều điểm thi tại TP.HCM ghi nhận các trường hợp thí sinh nghi mắc Covi-19 và đối tượng F1.

01:15

Giáo viên nước ngoài hướng dẫn cách tìm từ khóa giải đề Tiếng Anh

0

Thầy Michael Clarkson [Trung tâm anh ngữ Language Link] cho rằng để làm được câu đọc hiểu trong đề, thí sinh cần đọc kỹ để tìm từ khóa và câu trả lời có nội dung liên quan.

Dừng nhiệm vụ giáo viên coi thi ở phòng bị lọt đề Toán

0

Ông Mai Văn Trinh cho hay thí sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình mang điện thoại vào phòng thi, chụp ảnh đề đưa lên mạng đã bị đình chỉ và hủy kết quả.

Ứng viên Phó Giáo sư nằm trong danh sách rà soát lần 2

Ngày 6/3/2018, sau khi rà soát lần 1, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách 1.131 ứng viên Giáo sư, Phó Gió sư chính thức đạt chuẩn năm 2017.

Ông Phan Quý Trà – khi đó là biên chế thuộc Trường CĐ Công nghệ, nay là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật [ĐH Đà Nẵng] nằm trong danh sách 84 ứng viên Phó Giáo sư rà soát lại lần 2. Sau đợt rà soát này, ông Phan Quý Trà được công nhận Phó Giáo sư.

Thế nhưng, sau đó, có đơn phản ảnh gửi đến Đại học Đà Nẵng, Thanh tra Bộ GD&ĐT… Đơn cho rằng, việc phong hàm Phó Giáo sư cho ông Phan Quý Trà thiếu tiêu chuẩn, không có chứng cứ phân công giảng dạy. Đơn cũng đề nghị hủy bỏ công nhận chức danh Phó Giáo sư đối với ông Phan Quý Trà. Đơn thư phản ảnh kéo dài từ tháng 4/2020 đến nay.

Theo đơn, ông Phan Quý Trà không có đủ số giờ chuẩn giảng dạy trình độ đại học trong 3 năm cuối liên tục, tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Theo đó, thời khóa biểu năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017 được in ra trên hệ thống quản lý đào tạo của Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng thì ông Trà không được phân công giảng dạy.

Với đặc thù của mô hình đại học vùng, các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng sử dụng chung nguồn lực giảng viên nên ông Phan Quý Trà vẫn tham gia sinh hoạt chuyên môn, giảng dạy trình độ đại học tại Khoa Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh của Trường ĐH Bách khoa dù đang công tác tại Trường CĐ Công nghệ.

Thời gian này, mặc dù ông Phan Quý Trà có tên trong danh sách giảng viên thỉnh giảng nhưng không có tên trong lịch dạy các lớp đại học.

Theo thông lệ, nếu giảng viên các trường thuộc ĐH Đà Nẵng tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên thì cuối kỳ tiền giờ giảng sẽ được chuyển về nơi công tác của giảng viên. Trong khi đó, không có chứng từ nào chứng minh việc Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng chuyển tiền giờ giảng cho ông Trà.

Đơn thư dẫn chứng rằng, trong toàn bộ 14 bảng điểm kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ trong 3 học kỳ của năm học 2016 - 2017, trên các bảng điểm do ông Phan Quý Trà nộp cho Tổ xác minh thì có chữ ký của ông Phan Quý Trà trong phần cán bộ chấm thi. Nhưng trên bảng điểm do Trường ĐH Bách khoa cung cấp thì chỉ có mỗi chữ ký của ông Nguyễn Thành Văn mà không có chữ ký của ông Phan Quý Trà.

Liên quan đến kỳ thi kết thúc môn Kỹ thuật Lạnh [Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng] vào cuối học kỳ 2, năm học 2016 - 2017 theo hình thức thi chung, có 6 danh sách thi cùng ngày 2/6/2017, cùng bắt đầu từ 7 giờ  [cùng mã ca thi là 2C1] tương ứng với 6 phòng thi khác nhau là F209, F210, F301, F302, F303 và F306.

Trên danh sách thi do ông Phan Quý Trà cung cấp, ông ký vào phần cán bộ coi thi trên danh sách thi của cả 4 phòng F301, F302, F303 và F306 [ký cùng với một cán bộ coi thi khác trong mỗi phòng thi].

Nhưng trên các danh sách thi tại 4 phòng này do Trường ĐH Bách khoa cung cấp thì hoàn toàn không có chữ ký của ông Phan Quý Trà, chỉ có chữ ký của một cán bộ coi thi khác trong mỗi phòng thi.

Điểm “bất thường” trên các danh sách coi thi do ông Phan Quý Trà cung cấp, ông Phan Quý Trà không thể cùng một lúc coi thi tại 4 phòng khác nhau. Ông Trà cũng không lý giải với Tổ xác minh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng về vấn đề này dù đã được yêu cầu. 

Không thể bóc tách minh chứng

Ông Phan Quý Trà nằm trong danh sách 84 ứng viên Phó Giáo sư rà soát lại lần 2 là do thời điểm năm 2018, ông đang công tác tại một trường cao đẳng. Tuy nhiên, Trường CĐ Công nghệ là trường thành viên của ĐH Đà Nẵng. Các trường thành viên của một đại học vùng vẫn sử dụng chung nguồn lực giảng viên nên ông Trà nằm trong danh sách giảng viên thỉnh giảng của Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và có thể tham gia lịch dạy các lớp đại học. Giấy xác nhận số 06-2017/XN-CNNĐL ngày 12/9/2017 được lập với lý do ghi rõ trên giấy là “để ông Phan Quý Trà hoàn thiện hồ sơ xét công nhận Phó Giáo sư năm 2017”, nhưng trên đó không có thông tin về khối lượng giảng dạy đại học của ông Phan Quý Trà, là thông tin quan trọng và cơ bản trong xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký chức danh Phó Giáo sư.

Theo giải trình của ông Phan Quý Trà thì ông và ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Nhiệt Lạnh của Khoa Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh phối hợp nhau trong giảng dạy các học phần Kỹ thuật Lạnh, chuyên đề Lạnh, hướng dẫn đồ án Lạnh và đồ án tốt nghiệp.

Từ năm 2013, khi ông Trà được điều động về Trường CĐ Công nghệ, để thuận tiện cho việc quản lý và đào tạo tại khoa, ông Văn được phân công phụ trách và ông Trà có vai trò cộng tác, cùng thực hiện giảng dạy các học phần nêu trên. Ông Phan Quý Trà cũng xác nhận tiền giảng dạy được ông Nguyễn Thành Văn đại diện nhận và chia lại cho ông.

Đại diện Trường ĐH Bách khoa cho biết, việc đăng ký giảng dạy được thực hiện theo báo giảng do bộ môn đưa lên khoa và khoa chuyển cho trường. Có khoa báo giảng chi tiết nhưng cũng có khoa, trong đó có Khoa Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh thì báo giảng chỉ ghi một người và sau đó giảng viên này có thể trao đổi với giảng viên khác.

Trường ĐH Bách khoa xác nhận trên hệ thống phân công giảng dạy của trường không có tên ông Phan Quý Trà. Tiền giảng thanh toán cho mỗi giảng viên này cũng không có trên hệ thống của nhà trường.

Kết quả xác minh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho thấy, ông Phan Quý Trà không có tên trong lịch dạy các lớp đại học, không có tên trong thời khóa biểu từ năm 2013 - 2017 của Khoa Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh như trong đơn tố cáo là đúng.

Tuy nhiên, theo Kết luận 308 của Tổ xác minh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật thì số giờ chuẩn giảng dạy đại học mà ông Phan Quý Trà kê khai trong hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư không được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, chưa đủ tính xác thực khách quan.

Một trong những căn cứ nữa để Tổ xác minh khẳng định điều này là căn cứ vào các giấy xác nhận về phối hợp dạy chung và tỷ lệ phân chia khoảng 50% cho mỗi người.

Theo đó, cả 3 giấy xác nhận [lập vào các năm 2017, 2018 và 2020] đều được lập bởi ông Nguyễn Thành Văn. Tổ xác minh cho rằng, ông Văn tuy là Trưởng bộ môn Kỹ thuật Nhiệt Lạnh, nhưng là giảng viên phân chia giờ dạy với ông Phan Quý Trà, là “người trong cuộc”.

Thủ trưởng cấp trên trực tiếp là các Trưởng khoa Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh, là bên độc lập [“người ngoài cuộc”] nhưng chỉ ký tên trên các giấy xác nhận, không ghi nội dung xác nhận gì kèm theo đối với những thông tin mà ông Nguyễn Thành Văn đã kê khai trên giấy xác nhận.

Cơ quan cấp trên của Khoa Công nghệ Nhiệt - Điện lạnh là Trường ĐH Bách khoa cũng chỉ ký xác nhận chữ ký của ông Nguyễn Thành Văn và Trưởng khoa đã ký tên trên giấy xác nhận hoặc xác nhận ông Nguyễn Thanh Sơn là Trưởng khoa. Như vậy, các giấy xác nhận này chưa đủ tính xác thực khách quan.

Theo thông tin từ Tổ xác minh, số giờ giảng dạy đại học trong 3 năm học cuối liên tục mà ông Phan Quý Trà đã kê khai một cách cụ thể trong bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư [2014 - 2015: 329 giờ; 2015 -2016: 321 giờ; 2016 - 2017: 325 giờ], đều được xác định từ cơ sở tính toán là khoảng 50% của tổng khối lượng giảng dạy quy đổi của ông Nguyễn Thành Văn.

Chính vì vậy, Tổ xác minh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật không có cơ sở để bóc tách một cách chính xác, cụ thể tổng số giờ chuẩn giảng dạy cũng như một số giờ chuẩn trực tiếp trên lớp của ông Phan Quý Trà trong 3 năm cuối liên tục 2014 - 2015, 2015 - 2016 và 2016 - 2017 ở thời điểm làm hồ sơ xét chức danh Phó Giáo sư.

       Đà Nẵng là thành phố lớn, năng động của khu vực miền Trung. Giáo dục đại học ở địa bàn này tuy không nhiều về số lượng như Hà Nội và TPHCM nhưng cũng đủ phong phú để thí sinh lựa chọn ngành nghề, chương trình đào tạo phù hợp theo học. Bài viết tóm tắt giới thiệu về các trường đại học đóng trên địa bàn Đà Nẵng để thí sinh tham khảo.

Danh sách các trường đại học công lập ở Đà Nẵng

Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng

Trường Đại học Bách khoa trực thộc Đại học Đà Nẵng, được thành lập từ năm 1975. Trường đào tạo 16 chuyên ngành trình độ tiến sĩ; 17 chuyên ngành thạc sĩ; 26 ngành trình độ đại học, trong đó có 16 chương trình đã được kiểm định đạt chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế.

Năm 2018, Trường thành lập khoa Khoa học công nghệ tiên tiến [Faculty of Advance Science and Technology – FAST] để tập trung đầu tư hơn nữa cho 5 chương trình hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0.

Tham khảo thông tin tại: //dut.udn.vn/

Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng

Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng có chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

 Địa chỉ của Trường: số 459 đường Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

 Tham khảo: //ued.udn.vn

Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng

Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng có 18 chuyên ngành đào tạo, trong đó có 07 chương trình chất lượng cao gồm Ngôn ngữ Anh [Tiếng Anh, Tiếng Anh Thương mại, Tiếng Anh Du lịch], Ngôn ngữ Trung [Tiếng Trung], ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc, Quốc tế học, Đông phương học.

Khoa Quốc tế học, Khoa tiếng Anh cùng với các đơn vị chức năng trong toàn trường đã thực hiện thành công đợt đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành Quốc tế học theo tiêu chuẩn AUN-QA vào tháng 2/2019 và ngành Ngôn ngữ Anh theo chuẩn AUN-QA vào tháng 10/2019 đã được tổ chức kiểm định quốc tế mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á [AUN] trao chứng nhận chương trình đào tạo đạt chuẩn Quốc tế.

Tham khảo: //tuyensinh.ufl.udn.vn/vie/

Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng  là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp; một trung tâm nghiên cứu, tư vấn chuyển giao khoa học kinh tế và quản lý hàng đầu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Trường hiện có 12 khoa chuyên môn. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của Trường hiện đã đạt 88,29%, trong đó chủ yếu là được đào tạo từ nước ngoài.

Trường có 27 chuyên ngành đào tạo đại học, trong đó có 7 chuyên ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao; 6 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 5 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.

Quy mô tuyển sinh hàng năm hiện nay của Trường là trên 2.000 sinh viên đại học hệ chính quy.

Ngoài ra, tại Trường còn có các chương trình liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Towson, Đại học Keuka [Hoa Kỳ]; Đại học Sunderland; Đại học Stirling [Anh]; Học viện Dân tộc Quảng Tây [Trung Quốc].

Tham khảo: //due.udn.vn/vi-vn/tuvantuyensinh2021/gt/cid/4568

Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng

Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng là trường đào tạo đa ngành về khoa học sức khỏe, với 7 ngành học trình độ đại học gồm ngành Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Y tế công cộng với quy mô đào tạo hơn 4.200 sinh viên.

 Bên cạnh đó, Nhà trường còn đào tạo, bồi dưỡng liên tục và đào tạo nghề các lớp như lớp Điều dưỡng cơ bản, Y học cổ truyền, Điều dưỡng Nha khoa cơ bản, Kỹ thuật phục hình răng cơ bản, Quản lý Điều dưỡng, Kỹ thuật VLTL/PHCN, Kỹ thuật Xét nghiệm cơ bản.

Tham khảo: //dhktyduocdn.edu.vn/#

Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là tổ chức trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT có trình độ đại học, sau đại học và tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực TDTT.

Hiện nay, quy mô đào tạo của Trường gần 3000 sinh viên. Trường tổ chức đào tạo bậc đại học cho 03 ngành gồm: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao và Quản lý TDTT;  đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục thể chất và hiện nay Trường đang trình Đề án đào tạo tiến sĩ Khoa học giáo dục và dự kiến tuyển sinh đào tạo tiến sĩ từ năm 2020. 

Sinh viên ngành Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao của Trường được lựa chọn học 12 chuyên ngành: Điền kinh, Thể dục, Cờ vua, Bơi lội, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng ném, Bóng bàn, Cầu lông, Võ thuật và Thể thao giải trí.

Tham khảo: //dsu.edu.vn/tuyensinh

Đại học sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng, là cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Nhà trường đang thực hiện đào tạo 16 chuyên ngành đào tạo đại học. Quy mô SV của Trường tính đến thời điểm là 3500 SV đại học hệ chính quy.

Cơ chế sử dụng chung nguồn nhân lực của Đại học Đà Nẵng trong hoạt động đào tạo thể hiện rõ ràng ở điểm: các môn học cơ bản do giảng viên trường Đại học Sư phạm đảm nhận, các môn ngoại ngữ do trường Đại học Ngoại ngữ đảm nhận, các môn chính trị do trường Đại học Kinh tế đảm nhận, môn giáo dục thể chất do Khoa Giáo dục thể chất đảm nhận…

Tham khảo: //ute.udn.vn/default.aspx

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn

Là trường đại học công lập thành viên của Đại học Đà Nẵng, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phục vụ cộng đồng về các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và các lĩnh vực liên quan theo mô hình đại học định hướng ứng dụng, trường học thông minh.

 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn có các ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Quản trị kinh doanh. Năm 2021, Trường có thêm 04 chuyên ngành đào tạo mới.

Trong đó có 02 chuyên ngành thuộc ngành Công nghệ Thông tin là chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo và chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật số, 02 chuyên ngành thuộc ngành Quản trị kinh doanh là chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số và chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số.

 Tham khảo: //vku.udn.vn/

Khoa Y- ĐH Đà Nẵng

Khoa Y Dược trực thuộc Đại học Đà Nẵng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế có trình độ đại học, sau đại học; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế trong các bệnh viện và các cơ sở y tế; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y – dược.

Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với các Bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Phụ sản – Nhi, Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Quân Y 17, … và được chọn là những bệnh viện thực hành chính. Nhờ vậy, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc học tập lâm sàng tại bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Mở rộng các mối quan hệ với Trường Đại học Ludwig – Maxilians [Đức], hàng năm trường này tổ chức khóa học ngắn hạn tại Đức và TP. Hồ Chí Minh cho giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Nantes [Pháp] tạo điều kiện cho các giảng viên học Thạc sĩ, “forever learning foundation” hàng năm ưu tiên ứng cử viên là giảng viên Khoa Y Dược học tập tại Úc 3 tháng.

Bên cạnh đó, Khoa còn liên kết, hợp tác với các trường đại học trên thế giới như Đại học Aston [Anh], Đại học Ubon Ratchathani [Thái Lan] cũng như Tổ chức Deviemed [Đức],… nhằm phát triển đội ngũ, tăng sức mạnh của Khoa, qua đó đã thể hiện được tiềm năng là một trong những cơ sở đào tạo chất lượng của cả nước.

        Tham khảo: //smp.udn.vn/

Viện Nghiên cứu đào tạo Việt Anh-ĐH Đà Nẵng

Vinh dự được hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh tín nhiệm vai trò thiết lập hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, Đại Học Đà Nẵng triển khai dự án thành lập Đại Học Việt – Anh, một trường Đại học thành viên của mình với sứ mệnh cầu nối và đẩy mạnh giáo dục quốc tế tại Đà Nẵng.

Trường Đại học Công lập Quốc tế Việt – Anh được phát triển qua hai giai đoạn:

  1. Thành lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh [gọi tắt là VNUK] thuộc Đại học Đà Nẵng,
  2. Phát triển Viện thành trường Đại học Quốc tế Việt – Anh.


Điểm nổi bật:

  • VNUK đã và đang hợp tác với các đối tác quốc tế  triển khai các hoạt động nghiên cứu và đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực và trên thế giới.
  • Chất lượng đào tạo tại VNUK có nhiều đặc điểm vượt trội: chương trình tiên tiến được quốc tế công nhận; tính gắn kết đào tạo với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của thị trường lao động quốc tế; bằng tốt nghiệp được cấp bởi Đại học Đà Nẵng.
  • Nếu sinh viên chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác thì được cấp hai bằng: của Đại học Đà Nẵng và của trường đại học tại Vương quốc Anh.
  • Sinh viên tại VNUK có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc ở nước ngoài, tham gia chương trình tham quan ngắn hạn, chương trình trao đổi sinh viên, chuyển tiếp hoặc theo học các bậc học cao hơn tại các trường đối tác và các trường uy tín khác trên thế giới.

Tham khảo: //vnuk.udn.vn/xet-tuyen/

Danh sách các trường đại học tư thục ở Đà Nẵng

Trường ĐH Duy Tân

Duy Tân là Đại học tư thục lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau một năm tốt nghiệp đạt hơn 95%.
  • Trường đã xây dựng được một đội ngũ gồm 1.238 cán bộ, giảng viên cơ hữu. Trong đó có hơn 28% giảng viên có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ công tác tại Đại học Duy Tân đã tốt nghiệp từ các trường có uy tín ở Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ,… Ngoài ra, có khoảng 200 giảng viên trong và ngoài nước thường xuyên đến Đại học Duy Tân thỉnh giảng.
  • Đại học Duy Tân đứng Top 5 trong số các cơ sở có số công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam với 4.917 bài có chỉ số ISI, 188 bài có chỉ số Scopus và 154 bài quốc tế khác.
  • Trường là 1 trong 400 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2021 theo bảng xếp hạng QS Rankings;
  • Là 1 trong 3 cơ sở đại học của Việt Nam được ABET, tổ chức kiểm định hàng đầu của Hoa Kỳ, công nhận đạt kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế đối với 3 chương trình: Kỹ thuật Mạng, Hệ thống Thông tin Quản lý và Điện – Điện tử;
  • Là cơ sở đại học có nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET nhất Việt Nam; Xếp thứ 3/4 đại học của Việt Nam [thứ 1.659 thế giới] trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới CWUR…

Tham khảo: //duytan.edu.vn/tuyen-sinh/Page/Home.aspx

Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng là trường đại học tư thục. Địa chỉ cơ sở chính ở số 566 Núi Thành – Phường Hòa Cường Nam – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng.

Trường có 17 ngành đào tạo.

Tham khảo: //tuyensinh.dau.edu.vn/de-an-tuyen-sinh-nam-2021-dai-hoc-kien-truc-da-nang.html#

Trường ĐH Đông Á

Đại học Đông Á là  trường đại học dân lập tại thành phố Đà Nẵng, là một đại học đào tạo đa ngành.

Cơ sở 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh- Đà Nẵng có tổng diện tích sàn 18.600m², 10 tầng với 140 phòng chức năng. Trong đó có: 10 phòng thực hành CNTT, 15 phòng thực hành ngoại ngữ, 24 phòng thực hành nghề nghiệp, thư viện điện tử, hội trường và 7 giảng đường lớn.

Trường đại học Đông Á phấn đấu trở thành trường đạt chất lượng quốc tế, là trường có uy tín về đào tạo các nhà chuyên môn và quản lý điều hành, có nhiều nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển quốc gia và khu vực.

Tham khảo: //donga.edu.vn/tuyensinh

Danh sách các Phân hiệu đại học ở Đà Nẵng

Phân hiệu ĐH Xây dựng miền Trung tại Đà Nẵng

Phân hiệu Trường Đại học Xây dựng Miền Trung tại thành phố Đà Nẵng là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống công lập của Bộ Xây dựng.

Hiện nay, Phân hiệu đang quản lý và đào tạo: 02 ngành bậc thạc sĩ và 12 ngành bậc đại học chính quy.

Ngoài chương trình liên kết với các trường trong nước, Phân hiệu còn có các chương trình liên kết đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học dưới nhiều hình thức khác nhau với các trường đại học ở các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…

Với khuôn viên có tổng diện tích 5 ha, hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và các hoạt động thể thao, giải trí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tại Phân hiệu.

Đại học FPT Đà Nẵng nằm ở số 137 Nguyễn Thị Thập, Quận Liên Chiểu.

Dự kiến, cơ sở mới của Trường sẽ toạ lạc trong Khu Công nghệ cao TP. Đà Nẵng với diện tích 18 ha.

Phân hiệu tuyển sinh cơ bản đầy đủ các ngành đào tạo như cơ sở chính.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề