Mẫu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa rex năm 2024

Thông tư 38/2018/TT-BCT quy định về quy trình đăng ký và thu hồi mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa [mã số REX].

Lưu ý đặc biệt: Thương nhân nhận ủy thác thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho thương nhân khác sang EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ KHÔNG được sử dụng mã số REX của mình để phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ theo GSP cho hàng hóa xuất khẩu của thương nhân ủy thác.

Đối với lô hàng xuất khẩu có tổng trị giá dưới 6.000 Euro tính theo giá xuất xưởng, thương nhân được phép chứng nhận xuất xứ cho lô hàng xuất khẩu đó mà không cần đăng ký mã số REX.

Hàng hóa xuất khẩu của thương nhân chưa có mã số REX theo GSP vẫn được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A trong thời gian chuyển tiếp theo quy định của Ủy ban châu Âu.

Quy định mới về thực hiện TỰ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

- Căn cứ Điều 5 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

- Căn cứ Quy định số 2015/2447 của Liên minh châu Âu [EU] ngày 24/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Quy định số 952/2013 ngày 09/10/2013 của Nghị viên Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu quy định thực hiện Bộ Luật Liên minh Hải quan, EC áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa [REX] đối với các nước hưởng lợi trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập [GSP].

Cơ chế REX [Cơ chế Tự chứng nhận Xuất xứ hàng hóa - Registered Exporter system - the REX system] sẽ thay thế hệ thống cấp Giấy Chứng nhận Xuất xứ Hàng hóa Mẫu A [C/O do VCCI cấp] hiện nay.

Ngày 30/10/2018 Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập [GSP] của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tư gồm 5 Chương, 12 Điều và 1 Phụ lục kèm theo, cụ thể:

- Chương I: quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ.

- Chương II: quy định về đăng ký và thu hồi mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

- Chương III: quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP, các trường hợp được miễn chứng từ này, nội dung khai báo chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

- Chương IV: quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Chương V: quy định về nguyên tắc áp dụng và điều khoản thi hành Thông tư Thông tư số 38/2018/TT-BCT.

​Thông tư 38/2018/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2018 có hiệu lực kể từ ngày 14/12/2018.

​Mẫu khai báo Tự chứng nhận Xuất xứ trên Commercial Invoice:

Thương nhân tự phát hành chứng từ thương mại và khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại đó.

Nội dung khai báo Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang EU, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng tiếng Anh như sau:

"The exporter .................... [điền vào mã số REX của DN tự chứng nhận xuất xứ] of the products covered by this document declares that, except where otherwise clearly indicated, these products are of preferential origin VIETNAM acceording to rules of origin of the Ceneralised System of Preferences of the European Union and that the origin criterion met is ........... [ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa. vd: nguyên liệu có xuất xứ EU ghi: "EU cumulation", "Cumul UE" hoặc Acumulacion UE".... xem hướng dẫn bên dưới.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN [ATIGA] được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT có quy định như sau:

- Nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ được tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại.

- Trường hợp không thể khai báo trên hóa đơn thương mại vào thời điểm xuất khẩu, nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể khai báo xuất xứ hàng hóa trên một trong các chứng từ sau:

+ Bản tuyên bố thanh toán/Thông báo công nợ [billing statement].

+ Lệnh giao hàng [delivery order].

+ Phiếu đóng gói hàng hóa [packing list].

Các chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa này được chấp nhận khi nộp kèm hóa đơn thương mại tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa.

- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

+ Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu đủ điều kiện, bao gồm mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

+ Mô tả hàng hóa đầy đủ chi tiết giúp xác định xuất xứ của hàng hóa, bao gồm:

[i] Tên hàng.

[ii] Mã HS ở cấp 6 số hoặc mã AHTN.

[iii] Tiêu chí xuất xứ tương ứng.

[iv] Nước xuất xứ.

[v] Giá FOB trong trường hợp áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực.

[vi] Số lượng hàng hóa.

[vii] Thương hiệu [nếu có].

[viii] Trong trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi bổ sung số tham chiếu và ngày phát hành Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, nước xuất xứ và mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước xuất khẩu đầu tiên [nếu có].

  1. Chứng nhận của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện, gồm:

[ì] Cam kết rằng hàng hóa ghi trong chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa này đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại Chương 3 của Hiệp định ATIGA;

[ii] Chữ ký và tên của người ký.

- Nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa phải được làm bằng tiếng Anh, được ký bằng tay và in hoặc đóng dấu tên người có thẩm quyền ký khai báo xuất xứ hàng hóa.

- Số tham chiếu và ngày của chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa được coi là số tham chiếu và ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đủ chỗ để kê khai toàn bộ các mặt hàng, có thể đính kèm Tờ khai bổ sung. Tờ khai bổ sung phải có đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Khoản 2 đến khoản 6 Điều 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT không áp dụng cho cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Ban ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 [sau đây gọi là cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa].

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được quy định như thế nào? [Hình từ Internet]

Việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo ATIGA được thực hiện khi nào?

Căn cứ Điều 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT có quy định như sau:

Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu C/O mẫu D hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kèm theo các chứng từ liên quan.

Theo đó, Nhà nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngoài ra, trong trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị cơ quan hải quan của Nước thành viên nhập khẩu từ chối, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó được gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu trong một khoảng thời gian hợp lý nhưng không quá 60 ngày.

Nước thành viên nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu lý do đã từ chối không cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Lúc này, nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận và xem xét các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu và đánh giá Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó để chấp nhận hay không chấp nhận cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O hoặc cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo ATIGA được miễn nộp khi nào?

Căn cứ Điều 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT quy định các trường hợp miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá 200 [hai trăm] đô la Mỹ được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ cần Nhà xuất khẩu khai báo rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không quá 200 [hai trăm] đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này.

Như vậy Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá 200 đô được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo ATIGA.

Chủ Đề