Mẹ tần thuỷ hoàng là ai

Cuộc đời Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc luôn đi kèm với những câu chuyện thần thoại, những tranh luận hàng ngàn năm và thân thế của ông là một trong những câu chuyện đó.

Tần Thủy Hoàng đứng bên cạnh Triệu Cơ và Lã Bất Vi trong phim truyền hình Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng [259 TCN–210 TCN], tự Doanh Chính, sinh tại Hàm Đan [nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc]. Tần Thủy Hoàng làm vua nước Tần khi mới 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất Trung Hoa, trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân ly kỳ

Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ. Theo truyền thuyết, Triệu Cơ từng có thời gian thân mật với thương nhân tên Lã Bất Vi.

Sau này, Triệu Cơ được Lã Bất Vi dâng cho Tử Sở, trở thành Hoàng hậu nước Tần.

Sử sách Trung Quốc ít nhiều có ghi chép về giả thuyết Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi và Triệu Cơ, khiến cho người đời sau vẫn còn tranh luận cho đến tận ngày nay.

Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên chép, Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương [tỉnh Hà Nam, Trung Quốc]. Ông là một thương nhân giàu có và nổi tiếng. Nắm trong tay tiền bạc nhiều không đếm xuể nhưng Lã Bất Vi luôn thèm muốn quyền lực, địa vị.

Năm 267 TCN, thái tử nước Tần đột ngột qua đời. 2 năm sau, vua Tần cho con thứ là An Quốc Quân làm thái tử. An Quốc Quân có hơn 20 người con, và nhiều vợ trong đó người vợ được yêu nhất được lập làm chính phu nhân, gọi là Hoa Dương phu nhân.

Tử Sở lại là con của An Quốc Quân và Hạ Cơ. Mẹ Tử Sở không được vua yêu mến nên Tử Sở phải làm con tin ở nước Triệu.

Nhân vật Lã Bất Vi [trái] trong phim truyền hình Trung Quốc.

Lã Bất Vi ở Hàm Đan trông thấy Tử Sở khốn khổ, bèn nảy ra ý muốn giúp Tử Sở trở thành người kế nghiệp nước Tần, gián tiếp giúp mình tiến thân.

Lã Bất Vi đưa cho Tử Sở năm trăm cân vàng tiêu dùng và đãi tân khách. Rồi lấy tiền mua của báu vật lạ, đem sang Tần, xin dâng những vật ấy cho Hoa Dương Phu nhân. Nhờ cuộc gặp này, Lã Bất Vi hết lời khen Tử Sở tài giỏi, khôn ngoan, giao hảo với người các nước, bạn hữu khắp thiên hạ.

Hoa Dương phu nhân không có con, Bất Vi khuyên nhận Tử Sở làm con nuôi. Hoa Dương phu nhân nghe theo, vào xin An Quốc Quân lập Tử Sở làm thừa tự, trở thành người nối ngôi khi An Quốc Quân qua đời.

Chẳng bao lâu, vua Tần qua đời, Tử Sở đường hoàng nối ngôi nhà Tần, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Tham vọng chưa dừng lại ở đó, Lã Bất Vi đem người thiếp của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở.

Triệu Cơ về với Tử Sở chẳng bao lâu thì sinh hạ Doanh Chính, chính là Tần Thủy Hoàng sau này.

Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế Tần Thủy Hoàng trở thành vua nước Tần năm 247 TCN.

Theo sử sách chép lại, Lã Bất Vi coi Doanh Chính là con mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”. Nhờ đó, Lã Bất Vi tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người”.

Lý giải thân thế Tần Thủy Hoàng

Phác họa hình ảnh Lã Bất Vi.

Liên quan đến bí ẩn thân thế Tần Thủy Hoàng, cuốn sử ký có chép, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Nhưng lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi.

Trong cuốn Hán thư nổi tiếng, sử gia thời Đông Hán Ban Cố đã gọi Doanh Chính là con riêng của Lã Bất Vi. Câu chuyện này lưu truyền qua dân gian và được biết đến sâu rộng cho tới ngày nay.

Theo trang mạng Qulishi, nhận định về giả thuyết ngàn năm này, các học giả Trung Quốc hiện đại tổng kết thành 4 quan điểm chính.

Thứ nhất, đây có thể là quan niệm do những người trung thành với triều đình 6 nước bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt dựng nên. Họ căm hờn vì bị mất nước, lại phát hiện mẹ vua Tần từng là thiếp của Lã Bất Vi, nên bịa ra chuyện này nhằm hạ thấp thanh danh của vị Hoàng đế đầu tiên. Từ đó, những người này có cớ để tập trung lực lượng, tìm cách tạo phản.

Thứ hai, đây là chiến lược mà Lã Bất Vi đã vạch ra ngay từ đầu, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ Hoàng, thâu tóm quyền lực về tay mình. Đó cũng là điều mà Lã Bất Vi mong muốn nhất khi đã trở thành thương nhân giàu có.

Thứ ba, trở thành Hoàng đế đầu tiên Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đứng trước sự phản kháng cũng như áp lực rất lớn, đặc biệt là tại lãnh thổ 6 nước trước đây. Vì vậy, Lã Bất Vi lan truyền mình là cha của Tần Thủy Hoàng, để Doanh Chính đường đường chính chính đoạt lấy giang sơn, không mang danh nhà Tần thống nhất thiên hạ. Cái hận mất nước của các sĩ phu 6 nước bị tiêu diệt cũng vì vậy mà tự mất đi.

Thân thế thực sự của Tần Thủy Hoàng cho đến nay vẫn là bí ẩn.

Thứ tư, đa số các tư liệu lưu trong sử sách nói Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi đều xuất hiện từ đời nhà Hán trở đi. Nhà Hán chính là triều đại thay thế nhà Tần, vì vậy, các sử gia nhà Hán có nhiệm vụ phải phác họa hình ảnh nhà Tần một cách tiêu cực nhất có thể.

Mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Hoàng hậu nước Tần Triệu Cơ là thứ mà các nhà sử học khi đó không thể bỏ qua. Từ đó, nhà Hán có cớ để lý giải vì sao nhà Tần sụp đổ nhanh chóng chỉ sau vài chục năm.

Ngoài ra, các sử gia Trung Quốc hiện đại còn lập luận, một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính lên ngôi.

Bên cạnh đó, chính quyền của Tần Thủy Hoàng vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..."

Những người theo thuyết Lã Bất Vi là cha Tần Thủy Hoàng cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mới sinh. Họ chỉ có thể lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...".

Theo lý giải khoa học hơn, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ như những đứa trẻ khác, kể từ khi Triệu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Triệu Cơ còn ở với Bất Vi, nên thời gian mới trở thành 12 tháng.

Nguồn bài viết: //www.google.com/search?q=thuc+hu+chuyen+tan+thuy+hoang+la+con+ruot+la+bat+vi

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một một nhân vật không ngừng được mọi người bàn luận.

Tần Thủy Hoàng [259 TCN - 210 TCN] tên thật là Doanh Chính còn có tên khác là Triệu Chính là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và kế vị năm 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất sáu nước kiến lập nên triều Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.

Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế sau khi Trung Nguyên [Trung Quốc ngày nay] được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người.

Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành, từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ,làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.

1 - Thân thế của Tần Thủy Hoàng

Tần Thuỷ Hoàng nối ngôi vị của Tần Trang Tương Vương thân phận thái tử bước lên vương vị. Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ, theo truyền thuyết từng là ái cơ của Lã Bất Vi, sau dâng lên cho Tử Sở, được phong là Vương hậu. Thế thì, Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc là con của Tử Sở hay là con của Lã Bất Vi, vấn đề này người đời sau tranh luận không thôi.

Trong Sử kí chép Thừa tướng nước Tần Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương [Hà Nam], là một đại thương nhân xa gần đều biết tiếng. Nhưng ông ta không thoả mãn về địa vị và cuộc sống giàu có này, với dã tâm, ông rất thèm muốn vương quyền. Vì thế, Lã Bất Vi đã sắp xếp hành trang đến kinh đô Hàm Đan của nước Sở, chuyên tâm tính toán một âm mưu, tìm cách đem người cháu của Tần vương là Dị Nhân hiện làm con tin ở nước Triệu đưa về cho Hoa Dương phu nhân đang được Tần vương sủng ái để làm con thừa tự. Trong một khoảng thời gian ngắn, Dị Nhân được lập làm người kế ngôi, đổi tên là Tử Sở.

Chẳng bao lâu trong nước sinh biến, Tần Chiêu Vương, Hiếu Văn Vương nối nhau qua đời, Tử Sở đường hoàng bước lên vương vị, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Sau đó Lã Bất Vi đem ái cơ của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở. Triệu Cơ sinh Doanh Chính, được phong làm Hoàng hậu. Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế con của ông ta là Doanh Chính đương nhiên kế thừa vương vị, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng sau này.

Lã Bất Vi cho rằng Doanh Chính là con của mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”, tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật chỉ dưới một người mà trên cả vạn người, một tay che lấp mặt trời, quyền hành khuynh loát cả trong triều ngoài nội, kế sách bí mật của Lã Bất Vi tại Hàm Đan đã được thực hiện.

Nhận định về giả thuyết mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Tần Thuỷ Hoàng là cha con, nguyên nhân là:

Thứ 1: Có như vậy mới có thể nói Tần Thuỷ Hoàng không phải đích truyền của vương thất triều Trần, những người phản đối Tần Thuỷ Hoàng tìm được lý do để tạo phản.

Thứ 2: Đó là sách lược đấu tranh chính trị của Trường Tín Hầu mà Lã Bất Vi áp dụng, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ Hoàng, tăng cường lực lượng đấu tranh của mình.

Thứ 3: Giải được nỗi hận Tần diệt 6 nước. Người của “lục quốc” Lã Bất Vi không cần động binh, chỉ dùng mưu kế đưa con mình bước lên vương vị nhà Tần, đoạt lấy giang sơn, nhân đó, cái hận diệt nước được tiêu trừ.

Thứ 4: Tư liệu từ đời Hán trở đi đa số cho rằng Doanh Chính là con của Lã Bất Vi, đây là chỗ dựa lịch sử mà nhà Hán thay thế nhà Tần tìm đến, logique của họ là nội cung triều Tần ô uế như thế, làm sao cai trị được một đất nước, vì thế triều Tần nhanh mất là đương nhiên.

Người đời sau cũng có người cho rằng các thuyết nêu trên hoàn toàn không có khả năng thành lập.

Thứ 1: Nhìn từ phương diện Tử Sở, cho dù có âm mưu của Lã Bất Vi, nhưng tính khả năng thực hiện rất xa vời, bởi khi Tần Chiêu Vương tại vị, chưa chắc đã truyền vương vị cho Tử Sở, càng không thể nghĩ đến việc truyền cho đứa con tương lai của Tử Sở.

Thứ 2: Từ ngày tháng ra đời của Tần Thuỷ Hoàng mà suy nghĩ, nếu Triệu Cơ trước khi tiến cung đã có thai, Tần Thuỷ Hoàng nhất định sẽ sinh không đúng kì tính từ lúc vào cung, đối với việc này Tử Sở không thể không biết. Có thể thấy, cha đẻ của Tần Thuỷ Hoàng phải là Tử Sở chứ không phải Lã Bất Vi.

Thứ 3: Nhìn từ xuất thân của Triệu Cơ, cũng có điều để nói. Trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ có chép, sau khi Tần diệt Triệu, Tần vương đích thân đến Hàm Đan, cho giết hết những người có thù oán với mẹ của Tần vương. Triệu Cơ xuất thân hào phú, làm sao có thể trước làm ái cơ của Lã Bất Vi, sau lại được dâng cho Dị Nhân làm thiếp? Như vậy, sẽ không tồn tại việc Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi lại được gã cho Dị Nhân.

Bí ẩn thân thế Tần Thuỷ Hoàng chỉ lưu lại những suy đoán cho người đời sau, nhưng thành ngữ “kì hoá khả cư” lại từ đó mà lưu truyền hậu thế.

2 - Diện mạo của Tần Thủy Hoàng

Dung nhan của vị hoàng đế nổi tiếng thời Tần vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu với 2 luồng ý kiến trái chiều nhau:

Một phía cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người điển trai, phong độ với đôi mắt to, mũi cao, giọng nói to, rõ ràng, tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng và đầy tự tin.

Trong khi đó, phía đối diện lại cho rằng Tần Thủy Hoàng có chiều cao khiêm tốn và có cơ thể bị biến dạng, trở nên xấu xí với chiếc mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói khó nghe, ngực nhô ra, thậm chí còn bị viêm khí quản và bị còi xương.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với luận điểm Tần Thủy Hoàng có dung mạo xấu xí bởi lẽ cha mẹ ông là Trang Tương Vương nước Tần và Triệu Cơ đều thuộc hàng “trai tài gái sắc” nên không có lý do gì mà con sinh ra lại xấu xí được. Ngoài ra, gần như không có vị quân vương nào với dung mạo khó coi mà được quần thần phục tùng và phò tá, tận trung đến như vậy.

3 - Tần Thủy Hoàng không lập Hoàng hậu suốt 37 năm trị vì

Cho đến khi qua đời năm 49 tuổi, Tần Thủy Hoàng vẫn không lập hậu. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử các triều vua Trung Hoa. Cho đến nay, sự việc này vẫn là bí ẩn lớn chưa có lời giải.

Giống như nhiều hoàng đế, Tần Thủy Hoàng có hàng ngàn giai nhân hầu hạ, chăm lo chuyện "chăn gối". Thế nhưng, kể từ khi lên ngôi cho đến khi chết, Tần Thủy Hoàng không lập hậu. Điều này khiến người đời vô cùng tò mò không biết nguyên do vì sao Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hoàng hậu.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra một số lý do có thể giải thích cho hành động không lập hậu của Tần Thủy Hoàng. 

Ý kiến đầu tiên cho rằng ông muốn tập trung vào việc chính sự và không muốn bị phiền toái nên không lập ngôi vị hoàng hậu nhằm tránh đam mê tửu sắc của bản thân mình.

Giả thuyết khác lại cho rằng do mải mê chìm đắm trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện lập hoàng hậu.

Hay có ý kiến cho rằng do Tần Thủy Hoàng có yêu cầu quá cao về ngôi vị hoàng hậu nên chẳng thể tìm được người thích hợp.

Trong số này, nổi bật là quan điểm cho rằng lý do khiến Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hoàng hậu là vì không có được mối tình chân thành, khắc cốt ghi tâm nào. Dù có nhiều mỹ nhân vây quanh hầu hạ nhưng Tần Thủy Hoàng nhận thấy không có người phụ nữ nào yêu ông chân thành. Chính vì vậy, Tần Thủy Hoàng quyết định không lập hậu và khi chết đi được chôn một mình mà không có hoàng hậu như những hoàng đế khác.

Một quan điểm khác cho rằng sở dĩ Tần Thủy Hoàng không lập hậu cho đến khi chết là vì ông hoàng nổi tiếng lịch sử này mất niềm tin vào phụ nữ. Nguyên do là vì Tần Thủy Hoàng đã chứng kiến những hành động lăng loàn, đáng xấu hổ của mẹ - Triệu Cơ. Sinh thời, Triệu Cơ được cho là có quan hệ bất chính với Lã Bất Vi, Lao Ái. Thậm chí, Triệu Cơ còn bị nghi ngờ là có con riêng với nhân tình khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng tức giận và giết những người em cùng mẹ khác cha. Chính những hành động này của mẹ đã khiến Tần Thủy Hoàng chán ghét, thậm chí căm hận phụ nữ cho rằng họ đều là những người sa đọa, không chung thủy. Theo đó, những mỹ nhân vây quanh Tần Thủy Hoàng chỉ giúp ông giải quyết nhu cầu sinh lý chứ không đủ phẩm chất để làm hoàng hậu sánh bước bên ông cùng trị vì đất nước.

Tất cả những lý do này đều là chỉ là suy đoán của giới chuyên gia. Cho đến nay, không ai có thể giải thích chính xác lý do cả đời Tần Thủy Hoàng không lập hậu.

Câu chuyện về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng sẽ mãi là một dấu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học hiện đại, bởi vì không còn bằng chứng hay vật chứng nào để đối chiếu về cuộc đời của ông. Dù sao đi nữa thì vị vua này đã để lại cho nhân loại nhiều di tích đáng vĩ đại, trường tồn với thời gian và một trong số đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành và khu lăng mộ mà ai ai cũng biết đến.

Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và có cảm hứng muốn tìm hiểu nhiều hơn về Tần Thủy Hoàng thì hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

Video liên quan

Chủ Đề