Mẹo chữa mụt lẹo

Các tuyến dầu trong mí mắt bị nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra mụt lẹo. Những tuyến dầu này có nhiệm vụ ngăn nước mắt bay hơi quá nhanh và làm khô mắt, nhưng những tuyến này cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Có một loại vi khuẩn đặc biệt dẫn đến nhiễm trùng - Staphylococcus aureus. Theo tiến sĩ Tina Singh, từ Trung tâm Mắt Duke [Mỹ], đây là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất trên da, mí mắt và lông mi, làm tắc nghẽn tuyến dầu, theo Insider.

1. Vệ sinh kém

Dụi mắt khi chưa rửa tay. Tay chứa rất nhiều vi khuẩn và dễ lây nhiễm cho mí mắt và lông mi, tiến sĩ Singh cho biết.

Vệ sinh kính áp tròng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân, vì vậy nên vệ sinh kính áp tròng hằng ngày. Không nên đeo kính áp tròng khi ngủ vì vi khuẩn thích môi trường ẩm ướt, theo Insider.

Nên rửa mí mắt sau khi ra khỏi bể bơi, tiến sĩ Singh nói, vì có những vi khuẩn kháng clo có thể gây nhiễm trùng mắt. Nếu bị đổ mồ hôi do tập thể dục, nên rửa mí mắt sau khi tập, vì mồ hôi có thể làm tắc nghẽn tuyến dầu của mí mắt và dẫn đến nhiễm trùng.

3. Trang điểm

Lông mi giả thu hút rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, có thể làm tắc nghẽn các tuyến dầu. Trang điểm mắt cũng vậy, có thể dẫn đến nhiễm trùng tuyến dầu và gây ra mụt lẹo. Nên thay thế bộ trang điểm mắt 6 tháng một lần để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mắt.

4. Bệnh về da

Viêm da tiết bã nhờn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bệnh viêm da mạn tính này có thể dẫn đến sưng mí mắt và tiết dịch nhờn.

5. Bệnh khác

Viêm mí mắt có thể làm tăng nguy cơ phát triển mụt lẹo. Viêm mí mắt làm chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt và có thể gây ra mụt lẹo. Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn và có nguy cơ bị mụt lẹo cao hơn, theo Insider.

Mẹo chữa lẹo mắt

Nếu đã bị lẹo mắt, sẽ rất dễ bị tái phát. Nên dùng thuốc mỡ kháng sinh, thuốc nhỏ mắt, thuốc viên hoặc thậm chí là tiêm steroid, theo Phòng khám Cleveland [Mỹ].

Để ngăn không bị lẹo mắt, phải vệ sinh mí mắt đúng cách.

Nên rửa mí mắt bằng dầu gội trẻ em - ít gây hại cho mắt hơn và nước ấm để làm sạch dọc theo mí mắt - nơi mụt lẹo có thể hình thành.

Các bác sĩ nhãn khoa chỉ mẹo sau:

Cách tốt nhất là đắp miếng gạc ấm lên mí mắt, độ ấm khiến các tuyến dầu tiết ra một cách tự nhiên, theo Insider.

• Lấy miếng gạc sạch, ngâm trong nước nóng. Vắt ráo.

• Đắp lên mí mắt trong 10 - 15 phút. Làm ấm miếng gạc lại bằng cách nhúng vào nước nóng.

• Đắp từ 3 - 5 lần một ngày

Lưu ý: Không nên nặn mụt lẹo, vì sẽ làm cho nó bị viêm nhiều hơn và bệnh sẽ nặng hơn. Hãy để yên trong khoảng 2 - 3 tuần, chỉ đắp gạc ấm để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Mụt lẹo thường tự lành, tiến sĩ Singh lưu ý, nên đi khám bác sĩ nếu gặp vấn đề về thị lực. Mặc dù mụt lẹo không ảnh hưởng đến nhãn cầu, nhưng nó có thể gây sưng và hạn chế thị lực, theo Insider.

Tin liên quan

Ánh Nhiên [Theo Boldsky]   -   Thứ năm, 24/06/2021 06:00 [GMT+7]

Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở mắt. Mụn lẹo không phải là một tình trạng nghiêm trọng, đắp vải thấm các loại thảo dược tự nhiên sau đây lên vùng lẹo mắt sẽ giúp chữa trị nhanh chóng tình trạng này.

Tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi gọi là lẹo mắt hoặc mụt lẹo, mụn lẹo. Lẹo có thể xảy ra ở mặt trong hoặc mặt ngoài mí mắt. Mụt lẹo thường gây đau, sưng, đỏ và đi kèm với mưng mủ.

Chườm ấm

Chườm ấm giúp làm mềm mụn lẹo và giúp thoát mủ ra ngoài, đẩy nhanh quá trình lành lẹo. Bạn cũng có thể thêm một lượng muối nhỏ trong khi chườm ấm.

Hướng dẫn sử dụng: Bạn nhúng một miếng vải mềm sạch vào nước ấm và đặt lên mắt trong vài phút, lặp lại vài lần một ngày.

Túi trà

Túi trà, đặc biệt là trà đen, có hàm lượng tannin cao có đặc tính làm se và kháng khuẩn, làm giảm kích ứng da và kiểm soát sản xuất dầu dư thừa, một trong những nguyên nhân gây ra mụt lẹo.

Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng túi lọc trà đắp trong 10 phút, ít nhất 3 lần một ngày.

Nước nghệ

Nghệ có đặc tính chống viêm và khử trùng tuyệt vời, là giải pháp cho nhiều vấn đề về da. Nghệ giúp điều trị mụn nhọt, mụt lẹo... giúp vùng da bạn sử dụng bên ngoài và bên trong đều giảm viêm và đau.

Hướng dẫn sử dụng: Bạn rửa mắt với hỗn hợp nước nghệ 2 lần một ngày.

Nước ép tỏi

Bệnh lẹo mắt do vi khuẩn Staphylococci gây ra. Tỏi đã là một phương thuốc tiềm năng để điều trị nhiễm trùng Staphylococcus do đặc tính kháng khuẩn của nó. Các hợp chất ajoene và allicin có trong tỏi ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của nó.

Hướng dẫn sử dụng: Đắp lên vùng bị lẹo cho đến khi hỗn hợp khô.

Gel lô hội

Đặc tính làm dịu và kháng khuẩn mạnh của lô hội giúp giảm kích ứng và mẩn đỏ của mụn rộp, tăng cường quá trình chữa bệnh và giữ ẩm.

Hướng dẫn sử dụng: Ép lấy gel từ lô hội và bôi lên vết lẹo 3-4 lần một ngày.

Lá ổi

Sự hiện diện của axit guavacoumaric và bốn loại flavonoid trong lá ổi, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn do các hoạt động kháng khuẩn của chúng.

Hướng dẫn sử dụng: Lấy nước nấu từ lá ổi và đắp lên vùng mắt lẹo trong 15 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Giấm táo

Giấm táo giúp chống nhiễm trùng và giảm kích ứng da, kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và pH thấp của giấm sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Hướng dẫn sử dụng: Đắp vải thấm giấm táo lên mắt ít nhất 2 lần một ngày.

Dầu dừa

Dầu dừa là một chất làm mềm tự nhiên được sử dụng rộng rãi để giữ ẩm cho da và làm sạch da, ngăn chặn các dấu hiệu viêm và bảo vệ da.

Hướng dẫn sử dụng: Bôi dầu dừa lên vùng bị lẹo vài lần một ngày sau khi đã làm rửa sạch với nước.

Mật ong

Đặc tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương của mật ong thúc đẩy quá trình chữa lành mụn rộp và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng: Thoa mật ong lên vùng mắt bị lẹo và rửa sạch sau vài phút.

Khoai tây nghiền

Khoai tây có hoạt tính diệt khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn cũng như ngăn chặn sự nhân lên của nó. Các hợp chất phenolic trong khoai tây giúp bạn bảo vệ da rất tốt.

Hướng dẫn sử dụng: Lấy phần nước từ khoai nghiền đắp lên vùng mắt bị lẹo trong 15 phút ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Hành tây

Hành tây giúp duy trì hệ thực vật tự nhiên của da, tác nhân gây ra bệnh lẹo mắt. Đặc tính kháng khuẩn của nó cũng điều trị tình trạng này bằng cách giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng: Đặt lát hành tây lên vùng mắt sưng cho đến khi lát hành khô đi.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt nhưng dễ gây nhầm lẫn vì đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn của bệnh nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Lên lẹo ở mắt và cách chữa trị của nó khác hoàn toàn so với chắp ở mắt nên việc phân biệt hai loại bệnh sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lẹo mắt là một nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo mắt khi xuất hiện sẽ khiến mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa và. Tiếp đó ở chỗ đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo đau khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng hoặc cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Vậy lẹo ở mắt có tự khỏi không?

Thông thường lẹo sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị đặc hiệu. Khi mủ vỡ ra thì đồng thời các triệu chứng tại chỗ cũng sẽ giảm đi sau 4-6 ngày. Mọc lẹo ở mắt phải làm sao? Để giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh người bệnh có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Chườm ấm: dùng khăn ấm đặt lên mi mắt vùng bị lẹo trong 10-15 phút, 3-5 lần mỗi ngày cho đến khi hết lẹo. Việc chườm ấm này sẽ giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn và lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt. Chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng.
  • Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ sử dụng trong các trường hợp lẹo bị nhiễm trùng. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt như polymyxin.
  • Tiểu phẫu lẹo mắt: trong trường hợp mụn lẹo to gây khó nhìn, đau đớn, tiết nước mắt nhiều và không hết sau 1 tuần thì bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu chích rạch mụn lẹo để lấy mủ ra.
  • Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,... để giảm triệu chứng hoặc sau chích rạch.

Lưu ý, bệnh nhân tránh dùng tay gãi hay chà xát vào mụn lẹo vì có thể gây tổn thương cho mắt và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng hơn.

Chườm ấm giúp mắt đỡ đau và sưng

Bệnh nhân bị lẹo mắt kiêng gì không? Bệnh nhân bị lẹo mắt không cần có chế độ ăn uống đặc biệt nhưng cần chú ý một số điều sau để phòng ngừa bệnh tái phát:

  • Giữ vệ sinh mắt và bờ mi nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm;
  • Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, tra thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính khi ra đường hoặc làm các công việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ;
  • Không trang điểm vùng mi mắt khi đang bị lẹo, hạn chế dùng kính áp tròng
  • Sau khi ra ngoài cần rửa mi mắt bằng nước sạch;
  • Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt.

Chắp mắt là tình trạng u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị tắc khiến chất bã ứ đọng xâm nhập vào các mô lân cận gây viêm hạt mạn tính khác hoàn toàn với lẹo do hình thành do viêm nhiễm.

Chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn, thậm chí là không đau. Nếu chỗ chắp sưng quá to có thể khiến bệnh nhân nhìn mờ, chắp sưng có thể kéo dài từ 2-8 tuần. Ngoài ra, nếu mắt xuất hiện mục trắng nhỏ ở trong bụng mắt thì bạn cũng nên đi kiểm tra bởi có thể đó là dấu hiệu của chắp. Chi tiết tại link.

Chắp có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ nhưng hầu hết đều là vô khuẩn do đó việc sử dụng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả. Chắp mắt có thể điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm
  • Sử dụng corticoid theo chỉ định của bác sĩ đối với các chắp to, chắp dai dẳng
  • Chích nạo sạch các chất nhầy do chắp mắt ở sâu trong sụn để tránh tái phát
  • Nếu chắp mắt vẫn tái phát sau nhiều lần thì phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Đây là cơ sở để chẩn đoán các ung thư tại mi mắt như ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã bị chẩn đoán nhầm thành chắp mắt.

Lẹo mắt tái phát nhiều lần gây ung thư biểu mô tế bào đáy

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về mắt, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề