Mẹo chữa vẹo cổ đau vai gáy

Đau vai gáy không quay được cổ là một trong những triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy, triệu chứng này rất hay gặp, nếu không phải do chấn thương thì sẽ rất hay gặp lúc sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân chủ yếu của chứng này là do ngủ sai tư thế, hoặc ngủ ở nơi có gió lạnh bị trúng phong hàn, cũng có thể là do thoái hóa đốt sống cổ…Có khi bệnh do 1 nguyên nhân gây ra, cũng có khi do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau mà gây nên bệnh.

Đau vai gáy không quay được cổ

Phải làm sao khi bị đau vai gáy không quay được cổ ?

khi bị đau vai gáy không quay được cổ thì có rất nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chườm ấm, tập luyện… Cần chú ý dựa vào nguyên nhân để có phương pháp điều trị hợp lý :

1.Thay đổi tư thế ngủ :

Tư thế đúng

Ngủ sai tư thế là 1 trong những nguyên nhân thường gặp ở người đau vai gáy không quay được cổ, do lúc ngủ nằm gối quá cao, quá cứng, tư thế ngủ nằm vẹo đầu, hoặc bị một vật gì đó chèn vào phần đầu cổ… Làm cho cột sống và các cơ vùng cổ bị quá tải, chúng sẽ gồng cứng và co lại để thích nghi với tư thế ngủ đó, dẫn đến cứng cổ gáy sau khi bạn ngủ dậy.

Cách điều trị :

Đầu tiên hãy lấy 1 bốc muối trắng, cho lên chảo và rang lên cho nóng, đổ vào 1 cái khăn gấp lại thành nhiều lớp buộc chặt lại, sờ ngoài lớp khăn chỉ thấy hơi nóng mà không bị bỏng là được, bạn sẽ dùng túi muối đó chườm từ gáy xuống đến vai chườm đều sao cho vùng  cổ gáy ấm hết lên, chườm đều khoảng 15 phút.

Sau khi chườm xong hãy tự mình hoặc nhờ người khác xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và vai. Sau khi xoa bóp xong hãy Bấm huyệt để chữa đau cổ vai gáy. 

Cuối cùng hãy vận động nghiêng trái nghiêng phải và cúi ngửa, chú ý hãy vận động nhẹ nhàng từ từ và hết tầm, bạn có thể tham khảo 12 bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy.

1 ngày có thể làm 2 lần như trên [ muối có thể dùng lại từ 3 đến 5 lần ] để giảm bớt triệu chứng đau. Thực hiện khoảng 3 đến 5 ngày thì các triệu chứng đã giảm rõ dệt.

Chú ý nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là lúc ngủ, vì vậy bạn hãy thay đổi tư thế ngủ cho phù hợp, hãy ngủ với một chiếc gối mềm, độ cao và độ đàn hồi vừa phải, lúc nằm phải cảm thấy vùng cổ được thư giãn thoải mái, cột sống cổ không bị cong vẹo để có một giấc ngủ chất lượng và giảm bớt được triệu chứng đau cứng vùng vai gáy.

Bạn cũng có thể đến các phòng khám đông y để được xoa bóp bấm huyệt và châm cứu, giúp điều trị chứng bệnh này rất hiệu quả.

Còn Nếu bạn muốn dùng thuốc thì cũng có thể đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc phù hợp.

2. Trừ phong hàn

Khi bạn ngủ trong môi trường điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, hoặc nơi có gió lạnh thổi thẳng vào người… theo đông y khi cơ thể suy yếu hàn tà sẽ qua các lỗ chân lông mà vào cơ thể, làm cho các kinh mạch bị tắc nghẽn, gây nên đau và cứng vùng vai gáy.

Cách điều trị :

Hãy dùng 200 đến 300 gr lá ngải cứu tươi đã bỏ hết cuống và 1 chút muối, cho cả 2 lên chảo rang lên cho nóng, sờ tay thấy hơi nóng là được, cho ra 1 chiếc khăn dày và buộc túm lại thành hình tròn, dùng túi ngải cứu đó chườm ấm vùng cổ vai cho hơi nóng thấm đều vào các cơ, chườm khoảng 15 phút.

Chườm nóng điều trị đau cứng vai gáy

Sau đó dùng 1 số loại dầu nóng như dầu gừng, dầu quế… xoa đều lên vùng vai gáy sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng này để các cơ được thư giãn.

Bấm 1 số huyệt chữa đau cổ vai gáy sẽ giúp cho vùng cổ vai của bạn dễ chịu hơn đó.

Cuối cùng hãy vận động nhẹ nhàng nghiêng phải nghiêng trái xem sao, cố gắng nghiêng hết tầm để giúp các cơ được giãn tốt đa thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Nếu đau quá bạn có thể làm như trên 2 lần/ngày [ Ngải cứu và muối có thể dùng lại từ 3 đến 5 lần ]

Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là không gian ngủ của bạn vì vậy hãy chọn cho mình một chỗ ngủ thoáng khí nhưng tránh những nơi có gió to lạnh, hoặc tránh bật điều hòa nhiệt độ quá thấp khi ngủ, và hãy đắp chăn phù hợp sao cho cơ thể được giữ ấm khi ngủ… để phòng và điều trị chứng đau cứng cổ vai gáy này.

Bạn cũng có thể đến các phòng khám đông y để được xoa bóp bấm huyệt và châm cứu, giúp điều trị chứng bệnh này rất hiệu quả.

Còn Nếu bạn muốn dùng thuốc thì cũng có thể đến các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc phù hợp.

3. Thoái hóa cột sống

Đối với chứng đau cứng cổ vai gáy do thoái hóa cột sống thì thường thấy cứng mỏi vùng vai gáy sau khi ngủ dậy, chỉ cần tập luyện nhẹ nhàng khoảng 15 phút thì triệu chứng này giảm đi rất nhiều.

Đau cứng vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

Nhưng một người bị thoái hóa đốt sống cổ lại rất dễ bị đau cứng cổ vai gáy khi ngủ sai tư thế hoặc trúng phong hàn, có khi là do cả 2 kết hợp cùng gây nên bệnh, lúc này sẽ phải dùng đến rất nhiều phương pháp để điều trị.

Chườm ấm : Dùng muối hoặc ngải cứu như trên để chườm ấm vùng đau cứng,

Sau đó dùng dầu nóng để xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ vùng cổ vai, xoa bóp cùng dầu giúp dầu thấm vào da sẽ hiệu quả hơn.

Bấm huyệt : Bạn có thể bấm huyệt theo bài Bấm huyệt chữa đau vai gáy để giảm nhanh các triệu chứng đau của bạn.

Tập luyện : với người bị thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất hãy chọn cho mình một bài tập phù hợp và hãy tập luyện thường xuyên để giúp vùng cổ gáy luôn được thoải mái và tránh được tình trạng đau cứng cổ vai gáy vào mỗi lúc ngủ dậy.

Bạn có thể tập luyện yoga theo bài 12 bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy hiệu quả và đơn giản.

Chế độ ăn uống : Người bị thoái hóa cột sống cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn những thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng, vitamin, canxi …  và nên tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe như rượu bia, chất kích thích… Uống sữa là 1 trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị thoái hóa, các loại sữa cần thiết như sữa đậu nành, sữa bò… vì trong sữa chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Kết Luận :

Trên đây chỉ là 1 trong những cách điều trị cho 1 số nguyên nhân thường gặp. Còn một số nguyên nhân khác như thoát vị đĩa đệm, chấn thương va đập, U xương, gai cột sống… với những trường hợp này bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp.

Nếu với những nguyên nhân thông thường bạn áp dụng các phương pháp trên mà bệnh không đỡ thì hãy đi gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và bình an trong cuộc sống !

Ngủ dậy bị đau cổ là tình trạng không hiếm gặp và gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, triệu chứng này có thể cảnh báo bạn đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các chữa chứng đau cổ khi ngủ dậy qua bài viết dưới đây.

Ngủ dậy bị đau cổ là làm sao?

Tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 2 tác nhân chính là các yếu tố bên ngoài và bệnh lý bên trong cơ thể.

Nếu các cơn đau ở mức độ nhẹ, không tái phát nhiều lần thì có thể chỉ là do bạn ngủ nghỉ không đúng tư thể, làm việc quá sức hoặc do thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ xảy ra thường xuyên, mức độ tăng dần thì có thể bạn đang mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm, cụ thể là:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: 80 % người bệnh gặp phải các cơn đau 1 hoặc 2 bên cổ sau khi ngủ dậy là do thoái hóa đốt sống cổ. Các khớp và sụn bị thoái hóa khiến cho các bộ phận này hoạt động không linh hoạt, đồng thời lượng máu lưu thông đến khu vực này bị suy giảm khiến gây ra các cơn đau nhức xuất hiện ngày càng nhiều ở cùng cổ. Do đó, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau cổ.
  • Gai đốt sống cổ: Các gai nhỏ mọc ra ở hai bên đốt sống cổ tác động vào xương khớp và những bộ phận xung quanh gây dẫn đến tình trạng bị đau cổ khi ngủ dậy.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ: Các tổn thương ở vùng đĩa đệm cổ làm cho nhân nhầy chảy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh khiến cho cổ và vai gáy bị đau nhức. Đồng thời, trong quá trình ngủ, lực tác động lên vùng cổ sẽ lớn hơn làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh thì mức độ nguy hiểm của tình trạng này khác nhau. Nếu chỉ là đau nhức thông thường thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu do các bệnh lý gây ra thì bạn phải đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có biện pháp điều trị tốt nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Mẹo chữa đau cổ, trật cổ khi ngủ dậy

Bị đau cổ khi ngủ dậy gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình làm việc. Để điều trị dứt điểm tình trạng này thì cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào các bệnh lý bạn đang mắc phải mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu như nguyên nhân không phải do bệnh lý hoặc bạn chưa thể đến các cơ sở y tế để kiểm tra thì có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm tình trạng đau cổ khi ngủ dậy.

    • Cách trị đau cổ bằng massage, xoa bóp

Nếu bị đau cổ khi ngủ dậy, bạn có thể dùng tay xoa bóp xung quanh vị trí đau trong khoảng 5 phút. Việc xoa bóp sẽ giúp máu lưu thông đến các bộ phận quanh cổ tốt hơn nhờ đó giảm triệu chứng đau nhức.

→ Giải mã các “thủ phạm” ẩn sau hiện tượng xoay cổ kêu lạo xạo vào mỗi khi ngủ dậy cực kì nguy hiểm

Quá trình xoa bóp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn nếu bạn sử dụng một số loại cao, dầu gió bôi lên vị trí bị đau nhức.

Ngoài massage, xoa bóp thì chườm nóng cũng là một biện pháp làm tiêu tan các cơn đau cổ hiệu quả. Hơi nóng sẽ giúp làm giãn các mạch máu ở vùng cổ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn nhờ đó giảm đau nhanh chóng.

Nếu như bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian thì chỉ cần lấy khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi đắp lên vị trí bị đau. Còn nếu bạn có nhiều thời gian thì có thể dùng lá lốt hoặc ngải cứu giã nhỏ, sao nóng cùng với muối hạt, cho vào túi vải rồi chườm lên vùng cổ bị đau.

  • Cách chữa đau cổ khi ngủ dậy bằng bấm huyệt

Người bệnh cũng có thể áp dụng cách bấm huyệt tại nhà để giảm tình trạng ngủ dậy bị đau cổ. Bạn cần ngồi thẳng lưng, dùng tay ấn vào vị trí đau rồi day nhẹ nhàng trong 5 giây rồi dừng lại. Thực hiện lặp lại động tác này 4 – 5 lần sẽ thấy giảm các cơn đau nhức ở vùng cổ.

  • Cách chữa trẹo cổ, đau cổ sau khi ngủ dậy bằng vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt giúp giảm tắc nghẽn và tăng cường lưu thông khí huyết đến các bộ phận quanh vùng cổ từ đó giảm đau nhanh chóng. Khi ngủ dậy bị đau cổ thì bạn có thể đến các cơ sở Y học cổ truyền để được các thầy thuốc bấm huyệt, châm cứu. Người bệnh không nên tự thực hiện những phương pháp này ở nhà nếu chưa được trang bị kiến thức chuyên môn.

Nếu thực hiện các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và xác định tác nhân gây bệnh. Từ đó, có biện pháp điều trị thích hợp và hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.

Xem thêm Mổ thoái hóa đốt sống cổ có được không và chi phí hết bao nhiêu?

An Cốt Nam – Giải pháp điều trị ngủ dậy bị đau cổ toàn diện

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ nghe chừng là một triệu chứng đơn giản. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng thành thoái hóa, thậm chí gây liệt hoặc mất cảm giác.

Để giải quyết tận gốc chứng ngủ dậy bị đau cổ, người bệnh cần tìm đến một biện pháp điều trị từ trong ra ngoài một cách toàn diện. An Cốt Nam chính là bài thuốc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

Hiệu quả của An Cốt Nam đã được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn [Bệnh viện 108] đánh giá rất cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Bác sĩ Toàn chia sẻ: An Cốt Nam là một trong số ít bài thuốc đông y đáp ứng được nguyên tắc thông tắc bất thống trong điều trị ngủ dậy bị đau cổ , giải quyết triệt để nhược điểm của thuốc đôngt y khi kết hợp được các liệu pháp điều trị từ trong ra ngoài”.

Điều bác sĩ Toàn muốn nói tới ở đây đó chính là phác đồ “Kiềng 3 chân” bền vững của An Cốt Nam:

Ưu điểm của bài thuốc uống An Cốt Nam
  • Thuốc uống: Được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, trải qua quá trình đun sắc tỉ mỉ, thuốc uống An Cốt Nam mang lại tác dụng điều trị từ sâu bên trong giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt, khu phong, tán hàn, phục hồi tổn thương cột sống cổ, bồi bổ dưỡng chất nuôi xương khớp.
  • Cao dán: Có tác dụng giảm đau tức thì nhờ đặc tính ấm nóng từ thảo dược thiên nhiên.
  • Vật ký trị liệu: Vật lý trị liệu của phác đồ bao gồm những phương pháp trị liệu hàng đầu như châm cứu, bấm huyệt, lồng xông ngải, đốt thuốc ống tre,… giúp thông kinh hoạt lạc, đẩy lùi đau nhức, cứng cổ vào buổi sáng thức giấc.

Bệnh nhân khi tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ nhận được kết quả điều trị chỉ sau 2-3 liệu trình.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, bấm khung chat ngay bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ trực tiếp!

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và các xử lý khi ngủ dậy bị đau cổ. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích trong việc điều trị bệnh. Chúc bạn và người thân sức khỏe!

Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường

Lương Đức Chương 1 Tháng Chín, 2021

Video liên quan

Chủ Đề