Mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: TTXVN

 "Kế hoạch Nava" - Âm mưu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong danh dự

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Hồ Chủ tịch và đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", toàn thể nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ với niềm tin tất thắng.

Bằng tinh thần "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Vùng giải phóng không ngừng được mở rộng, chính quyền nhân dân được củng cố. Sau hơn 7 năm kháng chiến, ta càng đánh càng mạnh, còn thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động.

Từ năm 1953, tình hình chiến trường Đông Dương có nhiều thay đổi bất lợi cho thực dân Pháp. Lợi dụng lúc thực dân Pháp gặp khó khăn, Mỹ đã tìm cách nhảy vào Việt Nam, tăng cường viện trợ.

Tháng 7/1953 "Kế hoạch Nava" được Hội đồng Quốc phòng Pháp thông qua hòng "tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến tranh ở Đông Dương trong danh dự" trong vòng 18 tháng. Điểm mấu chốt của kế hoạch là tập trung lực lượng cơ động chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ, lúc cao điểm lên đến 44 tiểu đoàn, nhằm giành lại sự chủ động chiến lược xoay chuyển tình thế trên chiến trường Đông Dương, thực hiện đòn tiến công mang tính quyết định khi có điều kiện. Được sự hỗ trợ của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Với kế hoạch "đánh chắc, tiến chắc", quân ta kéo pháo lên núi cao, đưa vào hầm và chĩa thẳng pháo xuống trận địa kẻ thù để tấn công, nâng cao được uy lực, mức chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất. Ảnh: TTXVN

Xóa sổ Tập đoàn cứ điểm "bất khả chiến bại"

Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến "Đánh nhanh thắng nhanh". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đây là một chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng. Người căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Đảng ủy, kiêm Tư lệnh Mặt trận: "Trận này chắc thắng thì đánh, không chắc thắng không đánh".

Với tầm nhìn chiến lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy phương án "Đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều yếu tố chủ quan, không đánh giá đúng tình hình thực lực của hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Cuối cùng, Đại tướng quyết định dừng trận đánh, kéo pháo ra, chuyển phương án từ "đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc".

Ngày 17/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức mở màn, quân ta tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ một trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh. Piroth, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã dùng lựu đạn tự sát vì bất lực trước pháo binh của ta.

Ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tiến công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ hai, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, ta chiếm Sở chỉ huy của địch, tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tấn công, phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ cùng ngày, toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Như vậy, sau nhiều tháng nỗ lực chuẩn bị Chiến dịch và trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo, ngày 7/5/1954, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu". Toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là "bất khả chiến bại" đã bị quân và dân ta đánh bại.

Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về hậu phương. Ảnh: TTXVN

Vững bước trên hành trình mới

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, đó "là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử"; là bản anh hùng ca bất tử của cuộc chiến tranh nhân dân, "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc".

Người chỉ rõ: Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Thắng lợi này đã trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào năm 1975. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

68 năm đã trôi qua kể từ ngày lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Kể từ chiến thắng "chấn động địa cầu, lẫy lừng năm châu", đất nước qua bao biến cố lịch sử, vỹ tuyến 17 đã không còn là giới tuyến chia đôi bờ Nam, đất Bắc. Và sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện; thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng lên; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc và chế độ Xã hội chủ nghĩa. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được nâng cao.

Dân tộc Việt Nam đang tiếp tục đi lên trên những hành trình mới. Nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch lịch sử này sẽ mãi là một biểu hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Mốc son đó trở thành bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đang được chắt lọc và vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

[Theo TTXVN]

– Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bởi cuộc chiến ấy không chỉ mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đấu tranh chống đế quốc của dân tộc ta mà còn cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thế và lực của ta yếu hơn nhiều lần so với địch nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, quân và dân ta đã quyết chiến đến cùng. Trước khi bước vào chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đây là một chiến dịch có ý nghĩa quân sự, chính trị, ngoại giao rất quan trọng. Người căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh Mặt trận rằng: “Trận này chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh”.

Thành phố Điện Biên Phủ đang đổi thay từng ngày

Tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, quân Pháp đã tập trung một lực lượng quân sự lớn với 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải khoảng 200 chiếc và một phi đội máy bay thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, bố trí tại 49 cứ điểm thành 8 cụm, chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lượng ở giữa Mường Thanh. Hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 chiếc lên xuống mỗi ngày, có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng hóa và thả dù từ 100 đến 150 tên địch, bảo đảm nguồn tiếp viện cho quân Pháp trong quá trình tác chiến.

Với tầm nhìn chiến lược, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” mang nhiều yếu tố chủ quan, không đánh giá đúng tình hình, thực lực hai bên, không thể bảo đảm chắc thắng. Cuối cùng, Đại tướng quyết định dừng trận đánh, kéo pháo ra, quyết định chuyển phương án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Lực lượng tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân, gồm 3 sư đoàn bộ binh [308, 312, 316]; Trung đoàn bộ binh 57 [Đại đoàn 304]; Đại đoàn công binh – pháo binh 351; trên 260.000 dân công vận chuyển 27.000 tấn gạo được huy động trong Nhân dân để cung cấp cho chiến dịch. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp cùng bộ đội công binh ngày đêm mở đường ra mặt trận dưới bom đạn địch nên chỉ sau một thời gian ngắn, hàng ngàn ki lô mét đường được xây dựng, sửa chữa. Công tác chuẩn bị các mặt vượt ra ngoài dự đoán, tạo thế bất ngờ cho địch.

Trận quyết chiến chiến lược đã diễn ra 3 đợt: Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954: quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng căn cứ Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ta tiêu diệt và bắt sống hơn 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh, buộc tư lệnh pháo binh Điện Biên Phủ phải tự sát vì bất lực.

Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông, phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh. Đây là cuộc tấn công dai dẳng nhất. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau 20 ngày; đồi A1 mất 30 ngày.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đợt 3: Kéo dài từ ngày 1/5 đến 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ. Đúng 17 giờ ngày 7/5/1954, ta chiếm toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ, tên tướng Đờ – cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính phải ra đầu hàng. Đến 24 giờ cùng ngày, toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh. Quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô cùng toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.

Sau 56 ngày đêm, vượt qua muôn vàn gian khổ “gan không núng, chí không mòn”, bộ đội ta “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ-cát. Ngày 7/5/1954, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở cứ điểm “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ được xem là “bất khả chiến bại” đã bị quân dân ta đánh bại.

Sau 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ [năm 1964], Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết đăng trên báo Nhân Dân đánh giá ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn… Với tinh thần quyết chiến quyết thắng của Điện Biên Phủ, từ nay về sau, Nhân dân miền Nam chắc sẽ thắng lợi hơn nữa. Muốn tránh khỏi thất bại như ở Điện Biên Phủ và muốn khỏi mất thể diện thì đế quốc Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược, rút ngay quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, để Nhân dân Việt Nam tự giải quyết vấn đề nội bộ của mình”.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến – Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries [Đờ – cát]. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chiến thắng Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” [Lê Duẩn]. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh chân lý: một dân tộc nhỏ bé, biết đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng có đường lối quân sự đúng đắn và có một quân đội sống, chiến đấu vì dân thì hoàn toàn đánh thắng kẻ thù hung hãn nhất thời đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ của quân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giúp chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như các nước trên bán đảo Đông Dương. Bên cạnh đó, chiến thắng Điện Biên Phủ cũng có ý nghĩa bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giúp mở ra một trang sử mới, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thời gian đã lùi xa, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ càng được nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn. Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh mẽ, sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ, động viên Nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc vùng lên giải phóng và xây dựng quốc gia độc lập, tự do của mình. Sau chiến thắng, cụm từ “ Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ” trở thành lời chào mời và có ý nghĩa như một mệnh lệnh trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nô dịch. Từ “Điện Biên Phủ” đồng nghĩa với “tấn công”, “quyết chiến đến cùng để giành thắng lợi”, thể hiện khát vọng chân chính về cuộc sống tươi đẹp, một niềm tin vững chắc mà các dân tộc phải đấu tranh để giành lấy bằng sức mạnh của chính mình.

Cuộc chiến đấu của dân tộc ta chiến thắng hơn 16.000 quân Pháp và quân chư hầu ở lòng chảo Điện Biên Phủ là chiến thắng có ý nghĩa chính trị to lớn “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, đã chứng minh chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” như lời Bác dạy.

Bài học phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, liên minh giai cấp công – nông — binh và tầng lớp tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn nguyên giá trị. Và nó đã trở thành động lực để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. Kết thúc bằng cuộc tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi, giang sơn thu về một mối. Trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, chiến thắng Điện Biên Phủ là bài học quý báu về đại đoàn kết toàn dân tộc, cả nước chung lòng, chung sức thực hiện đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

Kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Điện Biên Phủ, chúng ta càng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc về Tổ quốc, về Đảng, Nhân dân ta và sự nghiệp cách mạng của quân và dân ta.

Video liên quan

Chủ Đề