Mỗi công thức hóa học của hợp chất cho chúng ta biết

Công thức hóa học là gì? Cách viết cong thức hóa học như thế nào và ý nghĩa của CTHH ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé!

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm vềcông thức hóa họccác bạn nhé. Bên cạnh đó là cách viết và ý nghĩa của những CTHH!

A – CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ Ý NGHĨA

1. Công thức hóa học của đơn chất

Công thức hóa học của đơn chất là công thức chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

+ Với kim loại: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được coi là CTHH. Ví dụ, CTHH của đồng, sắt, magie, Silic… lần lượt là Cu, Fe. Mg, Si…

+ Với phi kim:

* Một số phi kim dùng kí hiệu hóa học làm CTHH [ví dụ: CTHH của cacbon, lưu huỳnh… là C, S].

* Đa số phi kim còn lại có phân tử thường gồm 2nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH là kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân. Ví dụ hidro, oxi, nito, clo… có CTHH lần lượt là H2, O2, N2, Cl2…

Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất

cong-thuc-hoa-hoc

2. Công thức hóa học của hợp chất

Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân.

CTHH của hợp chất có dạng:

AxBy; AxByCz

Trong đó:

* A, B…: kí hiệu hóa học của nguyên tố

* x, y,…: chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… [x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi]

Ví dụ:CTHH của muối ăn, nước, khí cacbonic, đá vôi lần lượt là: NaCl, H2O, CO2, CaCO3.

3. Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức hóa học của một chất cho ta biết:

Một chất được tạo nên từ những nguyên tố nào

Mỗi nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử trong chất đó

Phân tử khối của chất

Ví dụ: Từ CTHH của khí cacbonic [CO2], ta biết được:

+ Khí cacbonic được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và O.

+ Trong phân tử khí cacbonic có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

+ Phân tử khối của khí cacbonic: 12 + 2 x 16 = 44 đvC.

B – GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC HÓA HỌC

Câu 1. Điền từ vào chỗ trống:

nguyên tố hóa học – kí hiệu hóa học – hợp chất – nguyên tố hóa học – kí hiệu hóa học

nguyên tử – phân tử

Câu 2.Công thức hóa học của những chất sau đây cho biết điều gì?

a] Khí clo Cl2

♠ Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo.

♠ Có 2 nguyên tử clo trong phân tử khí clo.

♠ Phân tử khối của khí clo bằng: 2 x 35.5 = 71 đvC.

b] Khí metan CH4

♠ Khí metan được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và H.

♠ Có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H trong phân tử khí metan.

♠ Phân tử khối của khí metan bằng: 12 + 4 x 1 = 16 đvC.

c] Kẽm clorua ZnCl2

♠ Kẽm clorua được tạo nên từ 2 nguyên tố là Zn và Cl.

♠ Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong phân tử.

♠ Phân tử khối của kẽm clorua bằng: 65 + 2 x 35.5 = 136 đvC.

d] Axit sunfuric H2SO4

♠ Axit sunfuric được tạo nên từ 3 nguyên tố là H, S và O.

♠ Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong phân tử axit sunfuric.

♠ Phân tử khối của axit sunfuric bằng: 2 x 1 + 32 + 4 x 16 = 98 đvC.

Câu 3. Viết CTHH và tính phân tử khối [PTK]:

a] Phân tử canxi oxit [vôi sống]: có 1 Ca và 1 O⇒ PTK = 40 + 16 = 56 đvC.

b] Amoniac: có 1 N và 3 H⇒ NH3. PTK = 14 + 3 x 1 = 17 đvC.

c] Đồng sunfat: có 1 Cu, 1 S và 4 O⇒ CuSO4. PTK = 64 + 32 + 4 x 16 =160 đvC.

Câu 4.

a] Cách viết sau chỉ những ý gì?

♠ 5 Cu: 5 nguyên tử đồng

♠ 2 NaCl: 2 phân tử natri clorua

♠ 3 CaCO3: 3 phân tử canxi cacbonat

b] Dùng chữ số và CTHH để diễn đạt ý sau:

♠ ba phân tử oxi: 3 O2

♠ sáu phân tử canxi oxit: 6 CaO

♠ năm phân tử đồng sulfat: 5 CuSO4

Chúc các bạn học tốt!

2.1 / 5 [ 92 bình chọn ]

Để thuận tiện hơn trong việc biểu thị, ghi chép thông tin về các nguyên tố, các chất... người ta sử dụng công thức hóa học của các nguyên tố, hợp chất từ đó giúp thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu và phát triển.

Đối với các đơn chất, công thức hóa học của chúng chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.

  • Với kim loại, vì hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học A của nguyên tố kim loại đó được coi là công thức hóa học. Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất đồng, kẽm,... là Cu, Zn,...  
  • Với phi kim, nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2, nên thêm chỉ số này ở chân ký hiệu. Ví dụ: Phân tử khí hidro hay khí oxi gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau nên có công thức hóa học là H2, O2.
  • Có một số phi kim, quy ước lấy ký hiệu làm công thức. Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất than, lưu huỳnh là: C, S.

@332459@

Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất đó kèm theo chỉ số ở chân. Công thức dạng chung là:

AxBy       ;      AxByCz

Trong đó A,B,C... là ký hiệu của nguyên tố; x,y,z... là những số nguyên chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, gọi là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ: Nước tạo nên bởi 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi, công thức hóa học nước sẽ là H2O.

@332529@

Mỗi công thức hóa học còn chỉ một phân tử của chất, ngoài trừ đơn chất kim loại và một số phi kim. Như vậy, theo công thức hóa học của một chất ta có thể biết được những ý sau:

  • Nguyên tố nào tạo ra chất.
  • Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.
  • Phân tử khối của chất.

Ví dụ: 

ChấtNguyên tố tạo thànhSố lượng các nguyên tử trong 1 phân tửPhân tử khối
N2Nguyên tố nitơ2 nguyên tử N2 x 14 = 28 [đvC]
CaCO3Ca, C, O1 nguyên tử Ca1 nguyên tử C

3 nguyên tử O

40 + 12 + 16 x 3 = 100 [đvC]

@332390@@332595@

1. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hóa học [đơn chất] hay hai, ba... kí hiệu [hợp chất] và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu.

2. Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất [trừ đơn chất kim loại...], cho biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề