Một trong những vai trò của chính sách văn hóa ở nước ta là

Bởi Pham, T.T., Vu, T.P., Vu, T.H., Luong, T.T., Le, N.D., Ðào Thi, L.C.

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Pham, T.T., Vu, T.P., Vu, T.H., Luong, T.T., Le, N.D., Ðào Thi, L.C.

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Phuong, V.T., Pham, T.T., Le, N.D., Dao, T.L.C.

Giới thiệu về cuốn sách này

Ảnh minh họa

Toàn cầu hoá thúc đẩy hội nhập văn hoá diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Sự tác động qua lại và chuyển giao văn hoá này có ảnh hưởng rất đáng kể tới phong cách sống của con người và tới cả sự sáng tạo văn hoá của đất nước ta.

Nhận thức và ý thức của chúng ta về bảo tồn các di sản văn hoá và bản sắc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá của mình trong một thế giới toàn cầu hoá về kinh tế và công nghệ đã và đang được nâng cao một cách rõ rệt, nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn sự sáng tạo văn hoá của đất  nước trước sự ảnh hưởng và tác động của quá trình này.

Trong sự tác động và ảnh hưởng của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên đất nước ta cũng đã và đang ra đời những hình thức mới của sự sáng tạo văn hoá: Sản xuất văn hóa, công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa. Qua đó tác động đa chiều tới cả sự sáng tạo cá nhân lẫn sự hưởng thụ của đông đảo nhân dân.

Tuy nhiên, nền công nghiệp văn hóa vốn coi trọng lợi ích kinh tế thì sẽ có một áp lực không thể tránh khỏi giữa một bên là những mục tiêu văn hóa cơ bản nhất và một bên là tính chất thị trường hoặc giữa một bên là những quan tâm có tính thương mại và một bên là mong muốn một nội dung phản ánh được sự phong phú, đa dạng của văn hóa. Do đó, trong văn hóa càng bộc lộ những xu hướng biến đổi phức tạp và những diễn biến vượt tầm kiểm soát.

Ví dụ, trong quá trình hội nhập mạnh mẽ ấy, đã có cơ hội cho sự du nhập những tư tưởng, lối sống phương Tây đang gây ra những tác động đa chiều trong đời sống tinh thần, đạo đức xã hội, dẫn đến những biểu hiện mơ hồ trong tư tưởng nhận thức ở một bộ phận văn nghệ sĩ.

Trong bối cảnh đó, khuynh hướng chủ đạo của văn hóa nước nhà vẫn kiên trì quan điểm bảo vệ độc lập tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời với việc xác lập tính chất song hành giữa cá tính sáng tạo và trách nhiệm xã hội của giới nghệ sĩ mỹ thuật trong cơ chế thị trường. Đồng thời chấp nhận khuynh hướng đa dạng hoá văn hóa nghệ thuật.

Những đổi mới quy trình sáng tạo văn hoá cũng đòi hỏi đổi mới thể chế và chính sách văn hoá ở nước ta. Và chính sách văn hóa Việt Nam trong gần 30 năm đổi mới đã thể hiện rõ việc kế thừa các nhân tố tích cực, hợp lý trong thể chế văn hóa giai đoạn trước đây với việc tìm tòi, vận dụng những hình thức, phương pháp quản lý sản xuất, phổ biến và tiêu thụ văn hóa mới... trong điều kiện cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. 

Sự đổi mới chính sách văn hóa diễn ra trên nhiều phương diện: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa; phương thức hoạt động, phương thức sản xuất kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp văn hoá, các DN và các cá nhân hoạt động văn hóa; hoạt động tự quản về văn hóa của các cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cá nhân trong hoạt động văn hóa [xã hội hóa  hoạt động văn hóa]; xây dựng các thiết chế văn hoá ở Trung ương và địa phương.

Chính sách văn hoá dần dần và cần phải trở thành công cụ cho sự phát triển, mở rộng  mọi nguồn lực vào phát triển văn hoá của đất nước, trong đó phát triển con người là nhiệm vụ hàng đầu và trung tâm, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Trong đó hiện thực hóa được những tư tưởng cơ bản trong các nghị quyết của Đảng về văn hóa.

Một chính sách văn hóa tốt và có hiệu lực xã hội rộng lớn phải làm sao cho sự  phát triển văn hoá thấm sâu vào tâm hồn và đánh thức tiềm năng của con người, cộng đồng. Muốn đạt được mục tiêu cao cả đó chúng ta cần đổi mới tư duy văn hóa, biến nó thành nguồn lực nội sinh của quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Nguyễn Tri Nguyên


Tìm hiểu về chính sách văn hóa

  • 1. Khái niệm văn hóa và chính sách văn hóa
  • 2. Nội dung cơ bản của chính sách văn hóa theo Hiến pháp năm 2013

1. Khái niệm văn hóa và chính sách văn hóa

Về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam đã từng định nghĩa:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phưomg thức sử dụng. Toàn bộ những sảng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sổng và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Người còn chỉ ra năm điểm lớn trong xây dựng nền văn hóa dân tộc là:

“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường;

2. Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng;

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đên phúc lợi của nhân dân trong xã hội;

4. Xây dựng chính trị: dân quyền;

5. Xây dựng lãnh thổ”.

Như vậy, có thể nói rằng văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống.

Tuy nhiên, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần hoặc đó là tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, cách sống [way of life], cách tổ chức xã hội của một đất nước hay một nhóm xã hội. Kết hợp hài hòa giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa, Tổ chức giáo dục, khoa học và vãn hóa của Liên hợp quốc [UNESCO] đã định nghĩa:

“Văn hóa ngày nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối Sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập quán và tín ngưỡng”.

Chính sách văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo, những nguyên tắc và định hướng cơ bản trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc, khu vực lãnh thổ hoặc trong phạm vi quốc tế.

Chính sách văn hóa ở Việt Nam thường được thể hiện trong đề cương văn hóa của Đảng, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết hội nghị của Ban Chấp hành trung ương Đảng, trong hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước.

2. Nội dung cơ bản của chính sách văn hóa theo Hiến pháp năm 2013

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trong số rất ít nước xây dựng chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thành một chế định riêng trong Hiến pháp. Điều này chứng tỏ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề văn hóa và dành cho nó vị trí xứng đáng trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống văn hiến lâu đời, Ngay từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo đã rất tự hào về truyền thống văn hóa đó:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ côi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có

Năm thế kỉ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong “Lời kêu gọi Hội quốc liên” năm 1926 về quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam cũng đã rất tự hào khi viết về văn hóa Việt Nam: Các bạn hãy nghĩ xem nước Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là thế nào. Đó là một nước độc lập, biết khiến các láng giềng của nó kính trọng, trong khi vẫn coi khinh chiến tranh và nghĩa vụ quân sự, trong khi để bảo vệ quốc phòng chỉ dùng đến dân binh của nó mà thôi. Đó là một nền dân chủ mà dưới cái vẻ một quân chủ tuyệt đối vẫn hưởng quyền tự trị của làng xã, quyền tự do và chế độ học không mất tiền ở mọi cấp của giáo dục và đã gạt ra khỏi đất nước mình chế độ phong kiến và tăng lữ. Đó là một dân tộc được thành lập trên cơ sở thống nhất ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, phong tục. Cuối cùng, theo sự thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ thời viễn cổ, người Việt Nam đã có một văn hóa đạo đức cao.

Nhiều người nước ngoài khi chưa đến Việt Nam họ không hiểu vì sao một dân tộc không giàu có gì về kinh tế, tầm vóc thể hình không cao lớn nhung đã đánh thắng giặc Nguyên hùng mạnh thời kì phong kiến và thắng giặc Pháp, giặc Mỹ thời kì hiện đại. Nhưng khi đã đến Việt Nam họ hiểu rằng người Việt Nam đã thắng nhờ có trí thông minh, truyền thống yêu nước và một nền văn hiến lâu đời. Minh chứng điều này, trong bài “Việt Nam dưới con mắt người Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời nhận xét về Việt Nam của một người Pháp tên là Đờ Pu-vuốc-vin: Chứng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học kể cả khoa học quản lý nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học - tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa họp với nhau, trải qua bao thế kỉ, đã được điều hòa và ngày càng hoàn thiện thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục, có tổ chức, trong khi những người phương Tây còn đang ở trong tình trạng bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh - đó là những đức tính răn dạy trong sách thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay đó cũng là những đặc điểm về bản tính của người Việt Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính, người Việt Nam bình thường mà ta gặp bất cứ ở đâu cũng đều như vậy cả.1

Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu xây dựng một nền văn hóa mới. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra 6 nhiệm vụ cấp bách, một trong số đó là nhiệm vụ văn hóa: diệt giặc dốt. Tháng 11/1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc họp tại Hà Nội, phát biểu tại Hội nghị này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Nên văn hóa mới của Việt Nam phải lẩy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập ”.

Về tính chất của nền văn hóa, trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đe cương vãn hóa năm 1943 của Đảng xác định là phải xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.1 Hiến pháp năm 1980 xác định tại Điều 37 đường lối xây dựng nền văn hóa của chúng ta là “xây dựng nền vàn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội [1991] đã chỉ rõ:

“Xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời song tỉnh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”.

Trên tinh thần của cương lĩnh trên, Hiến pháp năm 1992 [trước khi sửa đổi, bổ sung vào năm 2001], tại Điều 30 đã quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triến nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hỏa nhân loại; phát huy mọi tài năng sảng tạo trong nhân dân”.

Ngày 25/12/2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 30 Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên Hiến pháp sửa đổi đã thay thế cụm từ chỉ tính chất của nền văn hóa Việt Nam là “dân tộc, hiện đại, nhân văn” bằng cụm từ: “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Với sự thay đổi như vậy, chúng ta thấy rõ tư tưởng của các nhà lập pháp Việt Nam là muốn nhấn mạnh hai tính chất của văn hóa Việt Nam hiện đại là “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc”. Hai tính chất trên đây của văn hóa Việt Nam hiện đại thể hiện văn hóa Việt Nam ngày nay là sự kết họp hài hòa của nền văn hóa hiện đại trong đó có sự tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại và sự chắt lọc, duy trì, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, Hiến pháp quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chầm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bô, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hỏa, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cẩm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, tháng cảnh.

Kế thừa chính sách văn hóa thể hiện trong các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 xác định:

“Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại [khoản 1 Điều 60]. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triến các phương tiện thông tin đại chủng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc” [khoản 2 Điều 60 ].

“Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ẩm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân” [khoản 3 Điều 60].

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề