Music streaming là gì

Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu về một vài dịch vụ streaming thường gặp, cũng như cách để sử dụng điện thoại tạo nên một hệ thống music server.

Các dịch vụ streaming online

Không ít các thiết bị điện tử dân dụng như AV receiver, điện thoại, tablet, đầu đĩa Blu-ray và HDTV được tích hợp Webcasting hay Internet Radio để truyền tải nội dung từ các đài trên thế giới về máy tính thông qua internet. Tín hiệu audio được mã hóa với các codec nén / không nén như Advanced Audio Codec [AAC], sau đó được phát trực tiếp [stream] trên máy tính thay vì phải tải về thành file. Với Internet radio, người dùng có thể nghe gần như từ mọi đài phát thanh trên thế giới.

Nếu như Internet radio được miễn phí thì các dịch vụ stream nhạc qua internet khác lại không như vậy. Ngày nay, xu hướng của nền công nghiệp âm nhạc là tập trung vào phân phối thông qua các dịch vụ theo dõi có trả phí. Người dùng sẽ đóng một khoản tiền hàng tháng để tiếp cận không giới hạn đến bất cứ bản nhạc nào trong dịch vụ đó. Trên thực tế, người dùng không sở hữu hay lưu trữ bất cứ bản nhạc nào từ dịch vụ ấy trên máy tính hay các thiết bị lưu trữ, thay vào đó họ chỉ được quyền tiếp cận mà thôi. Một vài dịch vụ cung cấp nhạc miễn phí, nhưng đổi lại người dùng sẽ phải nghe quảng cáo. Mặt tốt là khả năng tiếp cận các bản nhạc vốn đòi hỏi phải thu phí. Bù lại, chất lượng nhạc không được đảm bảo do các dịch vụ này chỉ cung cấp nhạc với bitrate thấp. Với mã hóa định dạng AAC, bitrate điển hình là 64kbps [64 nghìn bit / giây], một số khác cung cấp định dạng với chất lượng cao hơn, với bitrate 192kbps, thậm chí lên đến 320kbps. Dù vậy, ngay cả với chất lượng cao hơn này, chúng vẫn chỉ bằng một phần của CD với bitrate lên đến 1.41Mbps, và kết quả là chất lượng âm thanh cũng kém hơn hẳn.

Ngoài chất lượng âm thanh và bitrate ra, các dịch vụ này còn khác nhau ở mức độ cho phép người dùng tiếp cận âm nhạc. Chẳng hạn, một số không cho phép người nghe được nghe trọn vẹn một album mới nhất của một nghệ sĩ nào đó, hay thậm chí còn cắt nhỏ bản nhạc chỉ còn khoảng vài chục giây. Nhìn chung, những dịch vụ này phù hợp với việc tìm kiếm các bản nhạc mới, ngoài ra các dịch vụ với chất lượng âm thanh không quá cao cũng hợp với việc nghe nhạc trên điện thoại, nhưng không nên chọn nếu người nghe muốn sử dụng chúng nghiêm túc, với những hệ thống thuộc hàng high-end. Thay vào đó, người nghe có thể trả phí để tải nhạc hi-res về từ những dịch vụ theo dõi cao cấp hơn.

Những dịch vụ như thế có mặt trên các thiết bị điện tử dân dụng thông thường, cũng như trên các thiết bị Android và iOS. Chúng ta có thể kể ra một vài cái tê như Tidal, Beats Music [được Apple mua lại vào giữa năm 2014], Pandora, Rhapsody hay Spotify.

Spotify cung cấp nhạc với chất lượng 320kbps, hay 1/4 so với bitrate của CD. Pandora thậm chí chỉ có chất lượng 192kbps. Hiển nhiên, bitrate như vậy chỉ được coi là chất lượng thấp, nhưng các dịch vụ này rất hợp để tìm nhạc mới, để chơi nhạc trên điện thoại hay máy tính, nhìn chung là trong điều kiện không cần đòi hỏi chất lượng quá cao. Dịch vụ streaming WiMP của châu Âu đổi tên thành Tidal vào năm 2014 và mở rộng sang Bắc Mỹ. Tidal cung cấp chất lượng CD 16-bit / 44kHz, sử dụng định dạng Apple Lossless để nén file. Nếu như chất âm vượt trội của định dạng lossless từ các dịch vụ streaming thu hút kháh hàng, chúng sẽ gây áp lực mạnh cho các dịch vụ chỉ cung cấp nhạc với định dạng lossy. Trong tương lai, bất cứ kênh cung cấp nhạc nào không thể đem đến chất lượng tối thiểu là CD sẽ có nguy cơ bị cạnh tranh rất khốc liệt, khi mà ngày nay các dịch vụ streaming chất lượng cao càng ngày càng trở nên phổ biến.

Một vài dịch vụ streaming còn cung cấp khả năng lưu trữ nhạc, dành cho trường hợp như khi không có kết nối mạng. Tuy nhiên, số lượng bài hát được phép lưu trữ rất hạn chế. Đồng thời các bản nhạc được lưu cũng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.

Một tính năng rất tiện lợi khác mà một số dịch vụ streaming hiện nay đang cung cấp, đó là khả năng đưa ra các gợi ý dựa vào gu âm nhạc của người nghe. Chẳng hạn, với dịch vụ Pandora, người dùng có thể đưa tên nghệ sĩ và thể loại nhạc. Ngay lập tức, Pandora sẽ gợi ý những bản nhạc với đặc điểm giống như thế. Gợi ý mà Pandora đưa ra tương đối chính xác, và khả năng này có được là nhờ phần mềm được thiết kế dựa trên nền tảng Music Genome Project.

Sử dụng smartphone hoặc tablet với music server

Ngày nay, smartphone và tablet đều sử dụng những ứng dụng quản lý nhạc, cho phép chúng hoạt động giống như cốt lõi của một hệ thống sử dụng file nhạc số. Một số thiết bị còn có khả năng chơi nhạc số chất lượng cao từ 24-bit / 96kHz trở lên.

Smartphone hay tablet có thể hoạt động giống như một hệ thống âm nhạc bằng một trong hai cách. Cách đầu tiên là lưu nhạc trên thiết bị, sau đó chơi qua điện thoại hay tablet bằng headphone, hoặc stream file nhạc tới hệ thống audio. Cách thứ hai là lưu nhạc trên hệ thống lưu trữ kết nối đến máy tính hoặc hệ thống mạng, sử dụng smartphone / tablet để làm giao diện điều khiển.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm khác tại đây



Những điều cần biết về bóng đèn điện tử NOS cho ampli đèn

Thanh Tùng

Video liên quan

Chủ Đề