N50 shilin soomaali bằng bao nhiêu tiền việt

Không dùng cả tiền mặt lẫn thẻ tín dụng, cách thanh toán kể trên chỉ mất vài giây. "Chúng tôi phải làm mọi thứ thật nhanh chóng mà trả bằng tiền mặt thì chậm lắm" - một người bán hàng tên Omar nói với đài BBC.

Những người sống bằng nghề thu đổi ngoại tệ trên phố - dấu hiệu nhận biết là đẩy xe tiền - tỏ ra không thích công nghệ thanh toán di động Ảnh: BBC

Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt, thế nhưng động lực để Somaliland theo hướng đi này lại không giống ai. Việc "tẩy chay" tiền mặt của Somaliland một phần do đồng tiền chính thức shilling của họ liên tục mất giá. 1 USD hiện đổi được 9.000 shilling trong khi vài năm trước đổi được một nửa. 

Tiền mất giá nên chỉ mua vài món tạp hóa cũng phải trả cả xấp, nếu mua nhiều có khi phải dúi một túi nhét đầy tiền giấy vào tay người bán. Những người sống bằng nghề thu đổi ngoại tệ thường phải dùng... xe đẩy để vận chuyển tiền shilling từ con đường này sang đường khác.

Chứng kiến Somaliland không có hệ thống ngân hàng chính thức nào trong lúc máy rút tiền ATM là một khái niệm xa lạ, 2 công ty tư nhân là Zaad [ra đời năm 2009] và e-Dahab đã lấp vào khoảng trống này bằng cách lập ra nền kinh tế ngân hàng di động - nơi tiền được gửi thông qua các công ty và lưu trữ trên điện thoại di động, cho phép người sử dụng mua bán hàng hóa bằng những con số được cá nhân hóa. 

"Để mua một trong những món trang sức ở đây, khách hàng cần 1-2 triệu shilling. Nếu trả tiền mặt thì họ không thể nào mang hết nổi trừ khi cho vào một cái túi lớn. Giờ chúng tôi không dùng shilling nữa, chỉ USD hoặc điện thoại di động thôi" - anh Ibrahim Abdulrahman, nhân viên bán hàng tại một cửa hàng trang sức, chia sẻ.

Người nghèo "dễ thở hơn"

Ở một vùng đất có tỉ lệ mù chữ cao như Somaliland, tính đơn giản càng khiến công nghệ trên thịnh hành. Việc thanh toán chỉ đòi hỏi người mua nhập một vài con số và một mã độc nhất được cấp cho người bán. Những mã này có ở mọi nơi, như được viết ngay trên sản phẩm hoặc dán, khắc trên tường của các cửa hàng hay trung tâm mua sắm lớn. 

Công nghệ không cần kết nối internet nên ngay cả điện thoại "cục gạch" cũng dùng được. Người dùng sẽ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng di động của mình sang một tài khoản khác bằng cách nhập số tiền và mã, tương tự việc nạp tiền điện thoại bằng thẻ cào.

Eman Anis, một người bán hàng rong 50 tuổi, chia sẻ: "Dùng điện thoại di động dễ dàng hơn nhiều. Đôi khi cũng có rắc rối với tỉ giá nhưng giờ chúng tôi có thể làm mọi thứ thông qua Zaad. Ngay cả người ăn xin cũng có tài khoản Zaad". Theo BBC, bà Anis có thể nói hơi quá nhưng cũng không phải là không có cơ sở. Hệ thống thanh toán này không chỉ giúp mọi thứ thuận tiện hơn đối với người mua và người bán mà còn giúp cuộc sống của người nghèo "dễ thở hơn".

Khi Somaliland bị hạn hán tàn phá năm 2016, công nghệ thanh toán di động giúp người sống ở đô thị nhanh chóng chuyển được tiền về cho người thân ở những vùng nông thôn bị thiếu ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng với việc nhanh chóng chia tay tiền mặt. 

Đã xuất hiện những phàn nàn về vấn đề tham nhũng và tình trạng thiếu quy định, quản lý khi 2 công ty trên chi phối lĩnh vực ngân hàng di động trong một nền kinh tế còn mong manh. Một vấn đề khác là sự phụ thuộc vào đồng USD của các dịch vụ thanh toán di động ở Somaliland trong lúc những nước khác lại dùng nội tệ.

Những người đổi tiền như anh Mustafa Hassan than thở rằng công nghệ thanh toán di động thịnh hành không chỉ khiến công việc của mình thiệt hại mà còn gây ra lạm phát và góp phần tạo ra một nền kinh tế mini phi pháp. "Chúng tôi hy vọng chính quyền quản lý hoặc chấm dứt hẳn công nghệ này vì đang có nhiều vấn đề. Nó đang bị kiểm soát hoàn toàn bởi 2 công ty cứ như thể họ đang in tiền vậy. Nó đang gây ra lạm phát" - anh Hassan bức xúc trong sự tán thành của những người đổi tiền khác tập trung quanh mình.

Dù vậy, anh Hassan vẫn miễn cưỡng sử dụng hệ thống thanh toán di động. "Người ta có thể chuyển tiền cho tôi một cách dễ dàng. Một xã hội không tiền mặt ở đây hoàn toàn khả thi và nó đang bắt đầu. Nhưng tôi không rõ điều này có ý nghĩa gì đối với những người làm nghề đổi tiền như tôi" - anh nói.

Ngoài ra, một bộ phận người lớn tuổi cũng chưa mặn mà. Một cụ ông tên Abdullah chia sẻ: "Cứ như có một ngân hàng trong điện thoại và nó có thể bị cướp bất cứ lúc nào ấy. Tôi chưa biết mình có chuyển sang thanh toán di động không nữa". 

Lần đầu đến khu chợ tiền Hargeisa ở Somaliland [vùng đất tự trị thuộc Somalia], Mar, blogger du lịch người Tây Ban Nha, có nhiều bất ngờ. Cô ấn tượng nhất là những người đàn ông ngồi trên ghế hoặc nền đất, đủng đỉnh uống trà. Phía trước họ là từng đống tiền lớn xếp gọn gàng nhưng không có bất kỳ cảnh sát hay bảo vệ nào đứng cạnh. Những người đàn ông này rất bình thản, hầu như không bận tâm đến việc số tiền của mình có thể bị cướp. Lý do là đồng shilling ở đây bị mất giá, một USD có thể đổi được 10.000 shilling.

 

 

Nơi du khách cảm giác giống triệu phú sau khi đổi 100 USD

Nguồn: CNN.

Không những thế, mệnh giá tiền lớn nhất ở đây chỉ là 5.000 shilling, nên khi đổi 10 USD, bạn có thể mua được 50 kg tiền ở đây, theo Captital India News. Chỉ cần đổi 100 USD, Mar ngay lập tức hiểu cảm giác của một triệu phú, khi xung quanh cô là những cọc tiền lớn "đếm mãi cũng không hết". Do đó, người dân ở đây hàng ngày còn dùng xe đẩy để chở tiền ra chợ bán.

Chủ một gian hàng ở chợ tiền cho biết, một ngày anh ta có thể trao đổi được 20.000 USD. Ngoài USD, một số đồng tiền của các quốc gia trong khu vực như Ethiopia, Kenya cũng được chấp nhận.

Các sạp tiền kê san sát nhau ở chợ Hargeisa. Tiền bị vứt lăn lóc trên mặt đất nhưng không sợ bị lấy mất. Ảnh: Onceinalifetimejourney.

Ngoài chợ tiền, Somaliland còn có nhiều điểm du lịch khác mà bạn có thể tìm hiểu. Một trong số đó là bảo tàng Saryan, mở cửa từ năm 2017. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Somaliland, được mở với mục đích quảng bá di sản, văn hóa của vùng đất này.

Bên trong bảo tàng, bạn có thể tìm thấy các bộ sưu tập với hơn 2.500 hiện vật từ thời tiền sử đến hiện đại như bản đồ, tem... Nơi đây cũng là địa điểm giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập của người Somaliland, dù ngày nay nơi ở của họ vẫn không được Liên Hợp Quốc công nhận là quốc gia. Trên bản đồ thế giới, Somaliland vẫn là vùng tự trị thuộc Somalia.

Tại Hargeisa, thực phẩm chủ yếu của người dân là lạc đà và dê. Ảnh: Onceinalifetimejourney.

Quán cà phê ở bảo tàng có phong cách giống phương Tây, bán cả nước trái cây tươi và bánh ngọt. Tuy nhiên, bạn nên gọi điện trước khi đến để đảm bảo ngày hôm đó bảo tàng mở cửa.

Thị trấn cảng Berbera là điểm tiếp theo của hành trình. Sau Hergeisa, Berbera là thành phố ở Somaliland được du khách ghé thăm nhiều nhất nhờ đi lại thuận tiện, bề dày lịch sử và những bãi biển không quá đông đúc. Khoảng cách giữa Hergeisa và Berbera khá xa, bạn nên di chuyển từ sáng sớm để có thể đến nơi kịp vào giờ ăn trưa muộn.

Chợ trung tâm ở Hargeisa. Ảnh: Onceinalifetimejourney.

Du khách đến đây thường bắt đầu bằng tour đi bộ, từ cảng cũ cho đến khu chợ cá. Bạn sẽ được chứng kiến các tiểu thương giao dịch, buôn bán với thương nhân ở các nơi khác. Ngôn ngữ Arab, Pháp và Somali đều được sử dụng để trao đổi tại đây.

Trong các con phố nhỏ ở thành phố cảng này, bạn sẽ gặp những tòa nhà được xây từ thời thuộc địa Anh và Ottoman. Tuy nhiên, phần lớn chúng đều đã bị hư hỏng. Có nhiều quán cà phê nằm rải rác trên các con phố. Do đó, bạn có thể dừng chân để nghỉ ngơi giữa hành trình khám phá của mình. Người dân nơi đây rất thân thiện, lịch sự.

Các bãi biển trải dài và vắng vẻ chỉ cách trung tâm thành phố Berbera khoảng 20 phút lái xe. Đây là một nơi tuyệt vời để du khách thư giãn và đi bộ. Trên bãi biển chỉ mới có một số khách sạn, nhưng trong tương lai sẽ sớm thành điểm đến sầm uất và đông đúc.

Buổi tối, bạn có thể tới một nhà hàng có không gian yên tĩnh ở địa phương và thưởng thức đồ ăn. Món được nhiều người lựa chọn nhất ở đây là cá tươi, khác hẳn với hai món thịt lạc đà, dê được bán chủ yếu ở Hargeisa.

Thời gian đẹp nhất để thăm vùng đất này là từ tháng 12 đến tháng 3, khi nhiệt độ không quá nóng và ít mưa. Từ tháng 4 đến 9, lũ quét có thể làm cản trở hành trình của bạn. Một vài khách sạn tốt nhất ở Somaliland, theo gợi ý của Mar, là Oriental, Damal...

Tình hình chính trị ở Somaliland vẫn bất ổn, du khách nên cẩn thận khi tới đây. Bạn nên mang theo tiền mặt, đồng USD, đủ cho một chuyến đi, thay vì mang theo thẻ tín dụng. Nếu bạn đi du lịch theo tour, bên tổ chức sẽ trả tiền trước cho mọi thứ. Do vậy, bạn sẽ không cần phải dùng tiền mặt nhiều.

Visa tới đây là 60 USD. Du khách nên mua một thẻ sim có thể kết nối mạng với giá 50 USD. Đồ ở Somaliland không đắt, một chai nước có giá hơn nửa USD, thực phẩm ở đây cũng rẻ, nhất là khi bạn mua tại các cửa hàng địa phương. Theo luật ở đây, rượu bị cấm. Dường như không có quà lưu niệm để khách mua mang về.

Hiện nay, người dân Somalia dần tiến tới việc giao dịch điện tử. Mọi người sẽ chuyển tiền vào tài khoản thông qua điện thoại. Tuy nhiên, chợ tiền vẫn tồn tại, vì người dân cần tiền mặt cho một số giao dịch.

Một người dân tên là Osman Awad dự đoán tiền tệ sẽ sớm biến mất khỏi nơi nay vì nền kinh tế không ổn định, ngân hàng trung ương không quản lý tốt hệ thống tài chính.

Chủ Đề