Năm 2022 học sinh khá có được giấy khen không

Nhân bài viết "Nỗi buồn giấy khen tiểu học" của tác giả Thảo Quyên, tôi xin góp ý vài lời như sau:

Cấp độ học sinh tiểu học là trẻ em, chưa có suy nghĩ hiểu biết chính chắn về đời sống, việc bỏ giấy khen và công nhận hoàn thành chương trình học là sự điều chỉnh đúng đắn của ngành giáo dục. Tôi ủng hộ thay đổi này, bởi trẻ em có suy nghĩ vô tư, ngây thơ, trong sáng, không có sự ganh đua, chúng phải được học và được vui chơi một cách thoải mái nhất với bạn bè cùng trang lứa.

Chính việc khen thưởng mà em có em không mới làm tổn thương tâm hồn của đứa trẻ, vì chúng suy nghĩ rất đơn giản "tại sao bạn kia có quà, còn mình lại không?". Người lớn thường áp đặt tư duy công nhận khen tặng cho học sinh có thành tích xuất sắc, điều này không sai, nhưng liệu trẻ em có hiểu việc làm đó như người lớn nghĩ?

Trước đây, có tình trạng đã xảy ra ở một số trường học theo dạng phong trào, đó là vào ngày sinh nhật hay ngày lễ đặc biệt nào đó, con của gia đình có điều kiện khá giả thường nhờ người mua quà đem tận trường tặng ngay trong buổi học dưới sự chứng kiến của cả lớp, mà đáng lẽ việc này nên diễn ra tại mỗi tư gia. Nên từ trước tới giờ, học sinh mới bắt buộc phải mặc đồng phục giống hệt nhau.

>> Con tôi mất 'học sinh xuất sắc' vì tiêu chí mập mờ, cảm tính

Sự mong muốn phải có giấy khen từ nhà trường chẳng qua là tư duy của người lớn, của phụ huynh, muốn có cái gì đó để có dịp trưng ra, khoe với bạn bè về thành tích học tập của con mình, chứ chưa chắc là sự mong muốn công nhận của chính các em.

Trở lại vần đề, với cấp độ học sinh tiểu học, nhà trường không có giấy khen thì chính phụ huynh của mỗi học sinh nên tự khen cho con của mình sau mỗi kỳ thi. Cái chúng cần đó là sự động viên, khích lệ của cha mẹ, tặng cho con những món quà ý nghĩa sau mỗi kỳ thi, chở con đi chơi, đi bơi...vào những ngày cuối tuần mới chính là nguồn động lực giúp các bé học tập tốt hơn. Giấy khen lớn nhất chính là sự quan tâm của cha mẹ.

Cha mẹ đừng nghĩ rằng chỉ cần lao vào kiếm thật nhiều tiền cho con cái thì chúng sẽ vui. Xin thưa rằng trẻ em không quan tâm đến tiền bạc như chúng ta nghĩ, cái chúng cần rất đơn giản là sự yêu thương, gần gũi của cha mẹ. Hãy giảm bớt việc kiềm tiền lại mà dành thời gian ở bên con nhiều hơn, đó mới là động lực và nguồn khích lệ tinh thần rất lớn trong sự hình thành và phát triển của mỗi đứa trẻ.

Vinh Nguyễn

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

[Dân sinh] - Việc khen thưởng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” từ trước đến nay sẽ không còn tồn tại theo quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT, áp dụng từ lớp 6 năm nay và với các khối lớp khác ở những năm tới. Như vậy, chỉ còn giấy khen cho danh hiệu Học sinh xuất sắc và Học sinh giỏi.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT.

Với thông tư mới, các trường không xét công nhận học sinh giỏi hay tiên tiến mà khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc dựa trên kết quả học tập, rèn luyện.

Giấy khen học sinh tiên tiến gắn liền với bao thế hệ học trò sẽ chính thức bị xóa bỏ từ ngày 5/9/2021, bắt đầu với học sinh lớp 6.

Bên cạnh đó, hình thức đánh giá cũng thay đổi. Một số môn giáo viên đánh giá bằng nhận xét, một số môn kết hợp nhận xét và điểm số.

Điểm trung bình tất cả môn học cũng bị bỏ. Thay vào đó, giáo viên nhìn vào thực chất từng môn học, không phân biệt môn chính, môn phụ để đánh giá học lực của học sinh.

Cụ thể, kết quả học tập ở những môn này được đánh giá theo một trong 4 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Học sinh sẽ được xếp mức Tốt nếu tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8 trở lên.

Học sinh xếp mức Khá khi tất cả môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số phải đạt mức 5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 6,5 trở lên.

Học sinh được xếp mức Đạt khi có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; ít nhất 6 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm. Các trường hợp còn lại xếp mức Chưa đạt.

Trong khen thưởng, học sinh cũng nhận danh hiệu học sinh xuất sắc khi ngoài kết quả học tập, rèn luyện chung cần có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 9 trở lên.

Như vậy, nếu so với các thông tư trước đây, việc khen thưởng danh hiệu "Học sinh tiên tiến" không còn tồn tại. Vấn đề này đã được ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ GD&ĐT] cho biết: "Trước đây, chúng ta có khen thưởng danh hiệu "Học sinh tiên tiến" và "Học sinh giỏi" thì nay đưa ra các mức khen thưởng "Học sinh giỏi" và "Học sinh xuất sắc", về cơ bản chỉ là cách gọi các mức khen thưởng. Khái niệm "tiên tiến" trước đây liên quan đánh giá hạnh kiểm từ loại Khá trở lên, còn danh hiệu "Học sinh xuất sắc" và "Học sinh giỏi" giờ đây đánh giá mức đạt được yêu cầu phẩm chất và năng lực học sinh. Ngoài ra, khi chúng ta để mức "Học sinh tiên tiến" như trước thì số lượng học sinh đạt danh hiệu này sẽ quá nhiều, mà khi danh hiệu nhiều dẫn đến không còn giá trị, động lực phấn đấu cho học sinh".

Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021, tuy nhiên, việc đánh giá học sinh theo Thông tư này được thực hiện theo lộ trình: Từ năm học 2021 - 2022, áp dụng với học sinh lớp 6. Từ năm học 2022 - 2023, áp dụng với học sinh lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023 - 2024, áp dụng với học sinh lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024 - 2025, áp dụng với học sinh lớp 9 và lớp 12.

P.V

Sắp kết thúc năm học 2021 - 2022 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 và 6, Bộ GD-ĐT đã có nhiều thông tư, công văn hướng dẫn thực hiện kế hoạch giảng dạy phù hợp trong tình hình mới. Một trong những văn bản hướng dẫn của Bộ được dư luận xã hội quan tâm là Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Chỉ khen thưởng học sinh xuất sắc, giỏi

Theo ý kiến của nhiều thầy cô, Thông tư 22 có nhiều điểm mới tích cực, nhân văn trong việc đánh giá xếp loại học sinh [HS]. Đó là bỏ cách tính điểm trung bình các môn học; không còn xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu; học lực khá, trung bình, yếu, kém; bỏ danh hiệu HS tiến tiến, chỉ khen thưởng HS xuất sắc, HS giỏi.

Học sinh lớp 6 được đánh giá, nhận xét theo Thông tư 22. Điều này phần nào hạn chế lạm phát giấy khen

Theo Thông tư 22, chỉ khen thưởng danh hiệu "HS xuất sắc, HS giỏi”. Danh hiệu “HS xuất sắc" đối với những HS có kết quả rèn luyện, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức tốt và có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn đạt từ 9 trở lên. Danh hiệu "HS giỏi" tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức đạt, các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số điểm trung bình học kỳ và trung bình năm từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học có điểm trung bình đạt từ 8 trở lên.

Như vậy, theo Thông tư 22, tất cả các môn học đều công bằng như nhau, không còn phụ thuộc vào điểm môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ; không còn “môn chính, môn phụ” trong đánh giá, xếp loại HS nữa, bởi các môn đều có giá trị như nhau. Theo nhiều thầy cô, đây là điểm mới tích cực rất đáng ghi nhận giúp HS thay đổi ý thức học tập, việc coi các môn như nhau trong đánh giá HS sẽ giúp hạn chế tư tưởng môn chính phụ, từ đó giảm thiểu việc học lệch.

Không còn nhiều giấy khen

Ngoài ra, Thông tư 22 với cách tính điểm trung bình môn đã hạn chế phần nào việc lạm phát giấy khen cho HS. Để đạt danh hiệu HS xuất sắc, HS giỏi, các em phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Nhiều thầy cô đánh giá Thông tư 22 có nhiều điểm tiến bộ, khen đúng, trúng, công bằng và để đạt danh hiệu HS xuất sắc, giỏi phải nỗ lực học đều tất cả các môn, rất khác so với Thông tư 26, 58.

Ngoài ra, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT còn quy định rõ: Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không cứ phải khen bằng giấy khen mà còn có nhiều cách khác, như: Khen bằng lời khích lệ, khen bằng biểu dương trên lớp...”.

Là giáo viên dạy môn lịch sử và GDCD, tôi thật sự cảm thấy vui vì từ ngày xóa bỏ quan niệm giáo viên dạy môn chính - phụ trong thực tế và ngay cả trong suy nghĩ lâu nay của phụ huynh, HS, đem lại sự công bằng trong đánh giá các môn học, đánh giá đúng năng lực HS. Nhiều thầy cô nói vui: “Với Thông tư 22, Bộ GD-ĐT đã trả lại tên cho em” cho thầy cô dạy môn sử, địa, GDCD…

Tuy nhiên triệt để hơn, không còn có sự phân biệt môn chính - phụ, thiết nghĩ Bộ GD-ĐT nên quy định thêm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập hằng năm các địa phương nên chọn bất kỳ môn nào trong các môn học ở cấp THCS đánh giá bằng điểm số, không chỉ chọn thi tuyển thường là 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ như lâu nay sẽ hạn chế tình trạng học lệch môn hiện nay ở cấp THCS.

Hiện tại Thông tư 22 chỉ áp dụng đối với lớp 6 trong năm học 2021 - 2022, còn các lớp từ 7 đến 12 vẫn áp dụng Thông tư 26. Như vậy có thể thấy ở bậc trung học vẫn áp dụng song song cùng lúc hai Thông tư 22 và 26. Bộ GD-ĐT cần xem xét, thiết nghĩ nên chỉ thực hiện Thông tư 22, vì có nhiều điểm mới tiến bộ, khoa học, nhân văn hơn Thông tư 26.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề