Yếu tố nào là đầu vào trong hệ thống kinh tế học vĩ mô?

Khái niệm phân tích đầu vào - đầu ra là gì? Ba loại tác động kinh tế? Ví dụ cụ thể về phân tích đầu vào - đầu ra [I-O Analysis]? Một số thuật ngữ liên quan

?

Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp được thành lập và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, muốn có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì tất cả các doanh nghiệp đều phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Và muốn hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải cần có những chiến lược về quản lý, điều hành, sản xuất đúng đắn, kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt, tương thích với nhu cầu của thị trường và các phương pháp phân tích kinh tế hiệu quả. Phân tích đầu vào, đầu ra là một phương pháp quan trọng.

1. Khái niệm phân tích đầu vào – đầu ra là gì?

Phân tích đầu vào – đầu ra chính là một phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế. Nền kinh tế là một khái niệm dùng để nhằm chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế có thể được hiểu là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tham gia vào nền kinh tế. Khi đó hình thành hệ thống chuỗi cung ứng còn được gọi là một hệ thống kinh tế. Nền kinh tế giúp xác định cách phân bổ các nguyên liệu tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là sự đánh giá thông qua giá trị đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế. Hay các giá trị thể hiện cung và cầu, lựa chọn nguyên liệu tham gia vào sản xuất,…

Phương pháp phân tích đầu vào – đầu ra thông thường sẽ được sử dụng để nhằm mục đích có thể ước tính tác động của các cú sốc kinh tế tích cực hoặc tiêu cực và phân tích các tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế.

Phương pháp phân tích kinh tế đầu vào – đầu ra ban đầu được phát triển bởi Wassily Leontief [1905 – 1999], ông là người đã giành giải Nobel về Kinh tế cho công trình của mình trong lĩnh vực này.

Nền tảng của phân tích đầu vào – đầu ra hiện nay có liên quan đến các bảng đầu vào – đầu ra. Các bảng như vậy bao gồm một loạt các hàng và cột dữ liệu định lượng chuỗi cung ứng cho tất cả các lĩnh vực trong một nền kinh tế.

Các ngành được liệt kê trong dòng tiêu đề của mỗi hàng và mỗi cột. Dữ liệu trong mỗi cột tương ứng với mức đầu vào được sử dụng trong hàm sản xuất của ngành đó.

Ví dụ cụ thể như cột cho sản xuất ô tô liệt kê các tài nguyên cần thiết để từ đó có thể chế tạo ô tô.

Hiện nay, phân tích đầu vào – đầu ra không được sử dụng phổ biến bởi vì kinh tế học tân cổ điển hoặc bởi các cố vấn chính sách ở phương Tây, chúng được sử dụng trong phân tích kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Phân tích đầu vào – đầu ra trong tiếng Anh là Input-Output Analysis, viết tắt là I-O Analysis.

2. Ba loại tác động kinh tế:

Các mô hình đầu vào – đầu ra xem xét ba loại tác động cụ thể sau đây, đó là: Các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động gây ra. Bằng cách sử dụng các mô hình đầu vào – đầu ra các chủ thể là những nhà kinh tế cũng có thể ước tính sự thay đổi đầu ra giữa các ngành do sự thay đổi đầu vào của một hoặc nhiều ngành cụ thể.

Tác động trực tiếp của một cú sốc kinh tế đó chính là dẫn đến sự thay đổi trong chi phí ban đầu. Ví dụ cụ thể như xây dựng một cây cầu sẽ tiêu tốn chi phí cho xi măng, thép, thiết bị xây dựng, lao động và các yếu tố đầu vào khác.

Tác động gián tiếp hay tác động thứ yếu được tạo ra do các nhà cung cấp đầu vào thuê nhân công để nhằm mục đích có thể giúp đáp ứng nhu cầu công việc.

Tác động gây ra hay còn gọi là tác động cấp ba sẽ xảy ra do công nhân của các công ty cung cấp mua thêm các hàng hóa và dịch vụ.

Phân tích đầu vào – đầu ra cũng có thể được thực hiện ngược lại, để nhằm mục đích có thể xác định xem ảnh hưởng nào đến đầu vào là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong đầu ra.

3. Ví dụ cụ thể về phân tích đầu vào – đầu ra:

Một chính quyền địa phương muốn xây dựng một cây cầu mới và chính quyền địa phương đó sẽ cần phải xác minh chi phí đầu tư. Để chính quyền địa phương có thể làm như vậy, họ thuê một nhà kinh tế để nhằm mục đích có thể thực hiện một nghiên cứu phân tích đầu vào – đầu ra.

Chủ thể là nhà kinh tế được chính quyền địa phương thuê nói chuyện với các kĩ sư và công ty xây dựng để ước tính cây cầu sẽ có giá bao nhiêu, vật tư cần thiết và công ty xây dựng sẽ thuê bao nhiêu công nhân. Ông ta chuyển đổi thông tin này thành các số liệu và áp dụng chúng vào mô hình đầu vào – đầu ra để có thể tìm ba mức độ tác động.

Tác động trực tiếp chỉ đơn giản là các số ban đầu được đưa vào mô hình, ví dụ cụ thể như giá trị của các yếu tố đầu vào thô [xi măng, thép, v.v.]. Tác động gián tiếp được hiểu là các công việc được tạo ra bởi các công ty cung ứng như công ty xi măng và thép. Tác động gây ra ở đây chính là số tiền mà công nhân mới chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.

4. Một số thuật ngữ liên quan:

Kinh tế vĩ mô:

Kinh tế vĩ mô chính là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thông thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

Kinh tế học vĩ mô hay cũng chính là kinh tế tầm lớn. Đây chính là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, thuật ngữ kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình đó là: Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia [còn gọi là chu kỳ kinh tế] và nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế học vĩ mô được bắt nguồn từ các học thuyết trong kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô được hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các chủ thể là những nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này được sử dụng và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để nhằm mục đích giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế từ đó đưa ra các chiến lược quản trị.

Giải Nobel về Kinh tế:

– Khái niệm giải Nobel về Kinh tế:

Giải Nobel về Kinh tế chính là giải thưởng quốc tế cao quý nhất trong Kinh tế học. Từ năm 1969, giải thưởng Nobel về Kinh tế đã bắt đầu được trao cho các nhà kinh tế học hàng đầu những người có nhiều đóng góp nhất trong kinh tế học.

– Giải Nobel về Kinh tế trong tiếng Anh là gì?

Giải Nobel về Kinh tế trong tiếng Anh là Nobel Memorial Prize in Economic Sciences.

– Sự ra đời của Giải thưởng Nobel về Kinh tế:

Giải Nobel về Kinh tế thực chất không phải là ý tưởng của Alfred Nobel mà do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển khởi xướng vào năm 1968. Tên đầy đủ của giải này là giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho kinh tế học. Giải thưởng này ra đời đó là để có thể tưởng nhớ Nobel. Giải Ngân hàng Thụy Điển cho kinh tế học sẽ được trao cùng với các giải thưởng khác và tiêu chí chọn người chiến thắng là như nhau.

Giải thưởng dựa trên sự đóng góp mà Quy Nobel nhận được vào năm 1968 từ Ngân hàng Thụy Điển nhân dịp kỉ niệm 300 năm của Ngân hàng. Giải thưởng đầu tiên về lĩnh vực Kinh tế học đã được trao cho Ragnar Frisch và Jan Tinbergen năm 1969.

Các ứng cử viên cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể nhận Giải thưởng Nobel về kinh tế là những người được đề cử bởi những người quyền đề xuất nhận lời mời từ Ủy ban Giải thưởng Kinh tế học gửi tên lên để xem xét. Cần lưu ý rằng đối với giải thưởng này thì không ai quyền đề cử chính mình.

Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích.

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn [Macroeconomic] là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia [còn gọi là chu kỳ kinh tế].
  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ...

Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái với các mô hình đi kèm với các giả thuyết khác nhau. Kinh tế học vĩ mô hiện đại thường sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để xây dựng và kiểm chứng các mô hình kinh tế dựa trên số lượng lớn dữ liệu kinh tế.

Xem bài chính về Chủ nghĩa Keynes Xem bài chính Trường phái Keynes chính thống

Mặc dù ủng hộ thị trường tự do, song trường phái Keynes vẫn cho rằng vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì thị trường không hoàn hảo. Các nhà kinh tế trường phái Keynes tin rằng tổng cầu chịu tác động của một loạt các quyết định kinh tế - cả của tư nhân lẫn của nhà nước - thường thiếu ổn định. Trường phái Keynes còn khẳng định những biến động của tổng cầu có tác động rất lớn trong ngắn hạn tới sản lượng thực tế và tới việc làm, nhưng không tác động tới vật giá - hay vật giá cứng nhắc. Chính vì vật giá cứng nhắc nên khi chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì tổng cầu cũng sẽ thay đổi. Chính sách tài khóa [thuế, chi tiêu công cộng], vì thế, có sức mạnh đáng kể để khắc phục sự thiếu ổn định của tổng cầu. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không có hiệu lực gì cả.

Trường phái Keynes mới

Xem bài chính Kinh tế học Keynes mới.

Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô ra đời với mục đích chống lại những phê phán của trường phái Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới rằng kinh tế học Keynes thiếu một cơ sở kinh tế học vi mô. Kinh tế học Keynes mới tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô. Trường phái này hiện nay đưa ra ba lý luận chính, gồm: hợp đồng lao động dài hạn, tiền công hiệu quả, và chi phí thực đơn.

Trường phái tổng hợp

Xem bài chính về trường phái tổng hợp

Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes. Trường phái này lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học Keynes, và sử dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Phái này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng nhân lực như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh cầu hữu hiệu một cách hiệu quả.

Trường phái tân cổ điển

Xem bài chính về Kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển, về cơ bản, là kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, những lý luận về quy luật thị trường, nhất là nguyên lý Say, mà trường phái này phát hiện trong thời gian từ thế kỷ 19 đến thập niên 1930 đã trở thành khung để hình thành kinh tế học vĩ mô. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển [còn gọi: mô hình tăng trưởng ngoại sinh hay mô hình tăng trưởng Solow] chính là lý luận kinh tế học vĩ mô quan trọng nhất của phái tân cổ điển.

Đây là một trường phái được xem là lâu đời nhất.

Chủ nghĩa kinh tế tự do mới

Xem bài chính về Chủ nghĩa kinh tế tự do mới

Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Xem bài chính về Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới là phái vĩ mô của kinh tế học tân cổ điển hình thành từ thập niên 1970. Phái này xây dựng hệ thống học thuyết kinh tế học vĩ mô của mình từ nền tảng của kinh tế học vi mô. Họ giả định là thị trường hoàn hảo dù trong ngắn hạn hay dài hạn, nhấn mạnh việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhằm mục đích tối đa hóa thỏa dụng của cá nhân. Những đóng góp quan trọng nhất của phái này vào kinh tế học vĩ mô gồm giả thuyết dự tính duy lý, tính không nhất quán theo thời gian, hàm cung Lucas, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực.

Chủ nghĩa tiền tệ

Xem bài chính về Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ do Milton Friedman lãnh đạo không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế. Các lý luận chính của chủ nghĩa tiền tệ gồm: Hàm cầu tiền của Friedman, thuyết số lượng tiền tệ mới, khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, v.v... Cụ thể hơn, tiền tệ chính là một công cụ dùng để trao đổi hàng hóa với nhau.

Kinh tế học trọng cung

Xem bài chính về Kinh tế học trọng cung.

Kinh tế học trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế. Phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.11

Trường phái cơ cấu

  • Lịch sử Kinh tế học Vĩ mô

  • Giáo khoa, bài tập và bài giải kinh tế học vĩ mô, Michel Herland [Trần Văn Hùng biên dịch từ "Auto-manuel de macroéconomie - Cours, exercices et corrigés," Paris, Economica, 1990, 276 p], Nhà xuất bản Thống kê, 1994
  • Macroeconomics [third edition], Manfred Gärtner, Prentice Hall, 2009

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế_học_vĩ_mô&oldid=68651896”

Video liên quan

Chủ Đề