Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024

Việc tự nặn mụn thường không được khuyến khích vì nó có thể gây nổi mụn nhiều hơn hoặc để lại vết thâm, sẹo mụn,... Nếu muốn nặn mụn không để lại sẹo, vết thâm, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ.

1. Nặn mụn có thể gây ra nhiều hệ lụy

Theo các chuyên gia, mụn giống như một cái túi nhỏ, có chứa dầu thừa, mảnh da chết và vi khuẩn mụn. Cái mà chúng ta gọi là mụn mủ thực sự là nốt mụn giúp kiểm soát vi khuẩn. Khi bạn chọc vào lớp da bên ngoài của mụn, mủ bên trong sẽ chảy ra. Nếu vi khuẩn trong đó lây lan, xâm nhập vào bên trong các lỗ chân lông khác thì nó có thể dẫn đến nổi mụn nhiều hơn.

Có một rủi ro khác, đó là khi bạn tác động vào nốt mụn như chọc, nặn mụn,... bạn có thể đẩy vi khuẩn và nhân mụn vào sâu hơn bên trong da. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa các vi khuẩn mới vào nốt mụn. Điều đó có thể khiến mụn bị đỏ hơn, viêm, sưng tấy và nhiễm trùng, thậm chí có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy để cho nốt mụn sống hết vòng đời của nó. Thông thường, mụn sẽ tự lành sau 3 - 7 ngày. Nếu nặn mụn không đúng cách, nó có thể tồn tại trong nhiều tuần, nặn mụn bị thâm hoặc dẫn đến sẹo mụn.

XEM THÊM: Có nên đắp mặt nạ sau khi nặn mụn?

2. Bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ có thể giúp loại bỏ mụn

Bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ được đào tạo bài bản để có quy trình nặn mụn một cách an toàn. Họ sẽ đeo găng tay, sử dụng kim vô trùng nặn mụn, sau đó loại bỏ sạch mụn bằng cây nặn mụn. Vì vậy, nếu muốn nặn mụn, bạn không nên tự nặn mụn ở nhà mà nên tìm đến bác sĩ da liễu hoặc chuyên viên thẩm mỹ có uy tín.

Quy trình nặn mụn an toàn:

  • Không nặn mụn sớm quá. Bạn nên chờ tới khi nhân mụn cứng và gần nổi lên trên bề mặt da, sẵn sàng để lấy ra ngoài;
  • Rửa tay thật sạch bằng nước ấm, xà phòng và bàn chải kẽ móng tay;
  • Khử trùng kim bằng lửa, đợi tới khi kim nguội thì lau lại bằng cồn. Sau đó, bạn dùng cồn lau lên vết mụn và đổ một ít lên ngón tay;
  • Lau khô các ngón tay, dùng khăn giấy sạch quấn quanh các ngón tay;
  • Xác định vị trí nốt mụn. Sau đó, dùng đầu nhọn của kim chọc vào tâm trắng của nốt mụn;
  • Dùng ngón tay hoặc tăm bông để nặn mụn nhẹ nhàng, đồng thời nên nhấn xung quanh nốt mụn. Nếu mủ hoặc nhân mụn chưa trồi ra thì có nghĩa là mụn chưa đủ độ “chín” để nặn. Lúc này, bạn nên dừng lại;
  • Bôi thêm cồn (có thể gây châm chích) hoặc một lượng nhỏ thuốc mỡ bacitracin lên nốt mụn đã bị xẹp xuống.

XEM THÊM: Vì sao không nên nặn mụn trứng cá?

Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024

Mụn thường sẽ tự lành sau 3-7 ngày

3. Che phủ nốt mụn bằng cách trang điểm

Thay vì nặn mụn, bạn có thể che nốt mụn bằng cách trang điểm. Bạn cần chú ý dùng các sản phẩm trang điểm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và không cần bôi một lớp trang điểm quá dày để che nốt mụn. Khi che nốt mụn bằng cách trang điểm, bạn chỉ cần dùng kem che khuyết điểm phù hợp với màu da hoặc dùng kem nền dạng khô, không phải dạng kem. Khi che nốt mụn, bạn nên dùng một chiếc cọ trang điểm dạng dẹt với đầu lông ngắn để lấy đủ lượng kem che nốt mụn.

Nếu bạn đang không biết có nên nặn mụn hay không, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về các biện pháp giúp kiểm soát mụn hiệu quả. Khi có mụn xảy ra thì bạn nên nhờ sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ da liễu để phòng ngừa biến chứng và để lại sẹo gây mắt thẩm mỹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

  • Sẹo do mụn trứng cá: Điều trị, loại bỏ thế nào?
  • Cách trị mụn thâm cho da dầu
  • Công dụng thuốc Azelex

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Nặn mụn thường không phải là một cách trị mụn được khuyến khích. Nhưng đôi khi mụn gây sưng đau, khó chịu và mất thẩm mỹ khiến chúng ta chỉ muốn “xử lý” ngay lập tức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên tìm hiểu loại mụn nào có thể nặn, loại mụn nào không. Và quan trọng nhất là cách nặn mụn đúng cách.

Loại mụn nào nên nặn và không nên nặn?

Mụn là những nốt nổi trên da với các kích thước từ nhỏ đến lớn, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí thường bị mụn nhất là mặt, lưng, mông,… Mụn trên mặt thường gây mất thẩm mỹ và khiến chúng ta “đau đầu” nhất.

Mụn có thể nổi cộm lên hẳn bề mặt da, có thể ẩn dưới da. Có loại mụn gây mất thẩm mỹ nhưng không gây đau. Lại có loại mụn gây sưng tấy đỏ, gây đau nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mụn như: Vi khuẩn, nóng trong, cơ thể tích tụ độc tố, thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc, ăn nhiều đồ cay nóng, thức khuya, căng thẳng, dùng mỹ phẩm không phù hợp,…

Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024
Chúng ta không nên tùy ý nặn mụn nếu chưa biết cách nặn mụn đúng cách

Không phải loại mụn nào cũng giống nhau. Có nên tự nặn mụn hay không? Có những loại mụn nặn xong không ảnh hưởng gì nhưng cũng có loại mụn nặn xong càng thêm trầm trọng.

Trong đó, các loại mụn bạn có thể nặn tại nhà như: Mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Một số loại mụn không nên tự nặn như: Mụn mủ, mụn trứng cá, mụn u nang viêm, mụn đinh râu,… Những loại mụn này nặn rất đau, dễ làm lây lan sang vùng da khác. Nếu không nặn mụn và chăm sóc đúng cách, nguy cơ bội nhiễm cũng rất cao. Nếu mụn đinh râu ở vị trí dây thần kinh, nặn không đúng cách rất dễ gây méo mồm.

Vì sao nên biết cách nặn mụn đúng cách?

Về bản chất, các loại mụn khác nhau được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau và bản chất của chúng khác nhau. Có loại mụn chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng có loại mụn lại ảnh hưởng đến cả những dây thần kinh trên mặt. Chúng ta nên biết cách nặn mụn đúng cách để tránh những hậu quả đáng tiếc như:

  • Nặn mụn bằng cây nặn mụn không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung với người khác, khi nặn mụn tác động lực quá mạnh là những nguyên nhân có thể gây sẹo rỗ, sẹo lõm trên mặt sau khi mụn lành.
  • Nặn mụn ở vùng mũi và miệng sẽ tác động và làm ảnh hưởng và tổn thương đến các dây thần kinh giác quan. Không ít trường hợp bị méo mồm sau khi nặn mụn.
  • Nặn mụn không đúng cách, nhân mụn và vi khuẩn gây mụn vẫn còn sót lại. Điều này khiến mụn tái phát, thậm chí tái phát nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn gây mụn lây lan sang các vùng da khác sẽ khiến mụn mới mọc lên ngày càng nhiều.
  • Vết mụn nặn không đúng cách, lại thêm việc chăm sóc không đúng cách vi khuẩn sẽ tấn công vào vị trí tổn thương. Vi khuẩn sinh sôi sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da thậm chí nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
    Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024
    Sẹo rỗ trên mặt do nặn mụn không đúng cách

Thế nào là cách nặn mụn đúng cách?

Không phải ai cũng có thể tự tin mình biết cách nặn mụn đúng cách. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đừng bỏ qua những kinh nghiệm dưới đây:

  • Xác định được thời điểm mụn “chín” để loại bỏ nhân mụn một cách dễ dàng, hiệu quả, không bỏ sót nhân mụn và hạn chế đau đớn.
  • Dùng dụng cụ nặn mụn chuyên biệt, được tiệt trùng, không dùng chung với những người khác.
  • Làm sạch da mặt qua các bước tẩy trang, dùng sữa rửa mặt để loại bỏ vi khuẩn có thể tấn công vào vị trí nặn mụn.
  • Nếu có thể, hãy xông hơi mặt trước khi nặn mụn, nhất là với mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khi đó, lỗ chân lông giãn nở sẽ giúp bạn loại bỏ mụn dễ dàng hơn.
  • Sau khi xông hơi xong, bạn nên dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý để lau sạch toàn bộ mặt. Việc này có tác dụng làm sạch da, hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn.
  • Bạn cùng cây nặn mụn, nhấn đúng vị trí nhân mụn chín để loại bỏ nhân mụn. Thao tác thực hiện cần chính xác, dứt khoát, nhẹ nhàng. Bạn hạn chế nhấn quá nhiều lần vào một vị trí, dễ gây tổn thương da mà không loại bỏ được hết nhân mụn.
  • Trong trường hợp bị mụn đầu đen, bạn có thể thử cách lột mụn đầu đen tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, mặt nạ thiên nhiên hay các loại mặt nạ chuyên dụng.
  • Sau khi nặn mụn xong, bạn cần một lần nữa dùng bông y tế tẩm nước muối sinh lý để sát khuẩn lại mặt, tránh viêm nhiễm.
  • Sau nặn mụn khoảng 10 phút, chờ da ổn định bạn có thể dùng toner để cân bằng độ pH trên da, giúp làm dịu da và giúp da nhanh phục hồi.
  • Sau khi dùng toner khoảng 2 phút, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm. Da thiếu ẩm sẽ tăng tiết dầu nhờn, tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và chính là nguyên nhân dẫn đến hình thành mụn.
    Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024
    Nặn mụn đúng cách tránh làm da bị tổn thương

Sau khi nặn mụn chăm sóc da thế nào?

Ngoài biết cách nặn mụn đúng cách, việc chăm sóc da sau nặn mụn cũng rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách giúp da nhanh phục hồi, hạn chế tái phát mụn và giảm nguy cơ hình thành sẹo hay vết thâm do mụn. Có một số dành cho bạn như:

  • Sau khi nặn mụn không dùng tay sờ lên bị trí bị mụn hay sờ lên mặt. Khi khuẩn bám ở tay có thể tấn công da mặt, gây viêm nhiễm hoặc hình thành mụn mới.
  • Không dùng mỹ phẩm trang điểm sau khi nặn mụn ít nhất 24 giờ.
  • Không dùng các hoạt chất mạnh sau khi nặn mụn bởi chúng dễ làm tổn thương hoặc kích ứng da.
  • Tăng cường uống nước để thải độc cho da.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C bởi chúng giúp da nhanh phục hồi hơn.
  • Một tuần, bạn có thể đắp mặt nạ trị mụn 1 - 2 lần. Các loại mặt nạ trị mụn phổ biến nhất là mặt nạ đất sét, mặt nạ trà xanh, mặt nạ nha đam,… Các loại mặt nạ cấp ẩm phục hồi da sau nặn mụn cũng rất tốt cho làn da của bạn.
  • Với những làn da bị mụn và thường xuyên nặn mụn, bạn nên chọn các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, phù hợp cho từng loại mụn và từng loại da.
    Nặn mụn như thế nào là đúng cách năm 2024
    Da sau nặn mụn được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh phục hồi

Trên đây là những thông tin về cách nặn mụn đúng cách và cách chăm sóc da sau nặn mụn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tự nặn mụn tại nhà với trường hợp mụn mức độ nhẹ. Khi mụn kéo dài, tình trạng nghiêm trọng, tái lại thường xuyên, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng mụn của bạn.