Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú

73 lượt xem

Câu 2 [Trang 30 – SGK] Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Bài làm:

Đức tính cao đẹp của bà Tú được nhà thơ thể hiện khá rõ trong hai câu thừa và hai câu thực.

Phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, cực khổ, gian nan:

Nuôi đủ năm con với một chồng

  • Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình. Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.

Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

Năm nắng mười mưa dám quản công

  • Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

==> Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.

Cập nhật: 07/09/2021

Trong những bài kiểm tra làm văn, các bạn có thể gặp dạng đề cơ bản là phân tích bài Thương vợ. Nói phân tích là dạng đề cơ bản vì các bạn học sinh cần triển khai làm rõ bài thơ ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Ở mỗi bài soạn có yêu cầu trên, tutukit.com luôn gợi ý cho các bạn hệ thống ý lớn nhỏ và cách lập luận để làm rõ vấn đề. Hôm nay, một lần nữa, page sẽ hỗ trợ các bạn trong việc phân tích một bài thơ độc đáo của Tú Xương. Chúng ta cùng bắt đầu phân tích bài thơ Thương vợ, các bạn nhé!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm khi phân tích bài Thương vợ

1. Tác giả:

Khi phân tích bài Thương vợ, chúng ta nên dành một vài dòng viết đầu để giới thiệu về tác giả. Như thế, bài viết sẽ trở nên rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn. Trần Tế Xương là người con của làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định [nay là thành phố Nam Định].

Người đời thường biết đến Tú Xương về tính cách phóng khoáng, tự do, không chịu gò ép mình vào bất kì một khuôn khổ nào, kể cả những lề lối sáo rỗng của việc thi cử. Chính vì lẽ đó nên ông chỉ đỗ đến bậc tú tài dù học rất giỏi và khăn gói đi thi rất nhiều lần. Đây cũng chính là lí do của danh xưng Tú Xương mà mọi người vẫn gọi ông.

Bạn đang xem: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà tú

Tú Xương sáng tác phần lớn bằng chữ Nôm với nhiều thể thơ khác nhau như: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát. Trong những tác phẩm của mình, Tú Xương khéo léo lồng vào tiếng cười với nhiều cung bậc, mức độ khác nhau nhưng cùng vì mục đích châm biếm những điều xấu xa, tiêu cực một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

2. Bài thơ Thương vợ:

Một bước khác không kém phần quan trọng khi phân tích bài Thương vợ là phần giới thiệu về tác phẩm. Đây được xem là một trong những sáng tác hay nhất và cảm động nhất của nhà thơ.

Nội dung của bài thơ là sự thể hiện tình cảm biết ơn, yêu thương của ông Tú dành cho người vợ tảo tần sớm tối, chịu thương chịu khó của mình lúc nào cũng là lùi về phía sau vun vén cho gia đình trong suốt khoảng thời gian Trần Tế Xương dùi mài kinh sử, ôm mộng đỗ đạt khoa cử.

II. Hướng dẫn phân tích bài Thương vợ

1. Hai câu đề:

Việc phân tích bài thơ Thương vợ sẽ được cụ thể hoá thông qua việc phân tích từng cặp câu thơ. Đầu tiên là hai câu đề:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.

Hai câu thơ này đã khái quát nên hoàn cảnh vất vả của bà Tú và đồng thời cũng chỉ rõ lí do đưa bà vào hoàn cảnh ấy. Cụ thể hơn, bà Tú phải gánh trên vai gánh nặng của gia đình bằng công việc buôn bán của mình. Bà phải làm việc “quanh năm” mà không có một phút giây ngơi nghỉ và công việc ấy, bà phải làm trong một địa thế rất chông chênh - “mom sông” - vốn là phần đất nhỏ nhô ra phía sông. Với một người phụ nữ, đó là một công việc vô cùng vất vả, dù lam lũ nhưng lại không đảm bảo ổn định.

Lí do của việc một người phụ nữ như bà Tú phải tất tả ngược xuôi bươn chải như thế là vì bà cần nuôi tất thảy “năm con” với “một chồng”. Cuộc sống đã đặt bà tú vào một hoàn cảnh éo le khi bà không chỉ phải chăm sóc cho con mà còn phải lo tất tần tật cho chồng và gánh luôn tránh nhiệm của người trụ cột trong gia đình. Khi đặt mình lên bàn cân trong thế đối xứng “năm con” - “một chồng”, ông Tú dường như cũng nhận ra mình là nhân tố khiến cho gánh nặng của người vợ của mình thêm oằn xuống.

Bà Tú chính là hiện thân cho sự đảm đang, chu đáo với chồng con, gia đình của tất cả những người phụ nữ nói chung.

2. Hai câu thực:

Trong hai câu thơ tiếp theo, Tú Xương đã tái hiện trước mắt người đọc thực cảnh lam lũ của bà tú.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Xem thêm: Đêm Nay Bác Không Ngủ Là Bài Thơ Có Yếu Tố Tự Sự Vì, Đêm Nay Bác Không Ngủ

Hình ảnh “lặn lội thân cò” gợi nhắc cho người đọc nhớ về một hình ảnh quen thuộc trong ca dao “con cò lặn lội bờ sông”. Chính hình ảnh ấy đã khái quát lên nỗi vất vả, tần tảo của những người mang cùng thân phận. Thay vì nói trực tiếp đến sự nhọc nhằn của vợ mình và thay vì đặt từ chỉ hoạt động - “lặn lội” ra sau từ chỉ chủ thể - “thân cò”, Trần Tế Xương đã dùng cách nói ẩn dụ và nghệ thuật đảo ngữ, chính điểm này có tác dụng nhấn mạnh hơn sự gian khổ của bà Tú.

Cũng sử dụng nghệ thuật đảo ngữ như câu thơ trước đó, từ “eo sèo” lại được đặt ở vị trí đầu tiên của câu thứ hai trong cặp câu thực. Bản thân từ đó đã gợi ra cảnh chen lấn, xô đẩy và khi công việc của bà Tú lại diễn ra trong “buổi đò đông” thì lại càng gợi nên sự bất trắc, gian nan gấp bội. Như vậy, cả hai câu thơ đã nói lên thực cảnh làm việc của bà Tú: vừa nhọc nhằn vừa bấp bênh. Nhưng qua đó, ta lại có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương tha thiết mà Trần Tế Xương dành cho người vợ của mình.

3. Hai câu luận:

Hình ảnh bà Tú qua những câu thơ đầu tiên đã hiển hiện những nét đẹp đáng quý và những đức tính tốt đẹp của bà được khẳng định rõ ràng qua hai câu thơ tiếp theo

Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.

Dù vất vả và chắc chắn lắm khi không tránh khỏi mỏi mệt, nhưng bà Tú không hề trách cứ điều gì ở chồng mình. Bà chỉ cho rằng, đó là “duyên” và “nợ”. Ở bà còn có đức hi sinh thầm lặng mà cao cả. Bà nhận về mình những “nắng” những “mưa” của cuộc đời để chồng con mình có cuộc sống tốt nhất có thể. Hai câu thơ sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo đã làm nổi bật lên những đức tính cao quý của một người phụ nữ như bà Tú.

4. Hai câu kết:

Bài phân tích bài Thương vợ sẽ kết lại thông qua việc làm rõ ý nghĩa của hai câu thơ cuối cùng:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Có chồng hờ hững cũng như không.

Ta thấy trong hai câu thơ sự bất mãn của Trần Tế Xương trước hiện thực. Và một điều đặc biệt là sự bất mãn ấy được Tú Xương thể hiện bằng một tiếng chửi để tố cáo hiện thực quá tàn nhẫn với những thân phận phụ nữ bé mọn nhưng phải chịu nhiều chua chát và cay đắng. Quan trọng hơn là Trần Tế Xương còn ý thức sâu sắc về những điều hạn chế, thậm chí là mang tính tiêu cực của bản thân. Ông biết sự “hờ hững” của mình cũng là một trong những biểu hiện của thói đời làm cho người vợ càng thêm phần vất vả.

Xem thêm: Tìm Hiểu Đặt Thuốc Phụ Khoa Bao Lâu Thì Đi Tiểu Được, Đặt Thuốc Phụ Khoa Bao Lâu Thì Đi Tiểu Được

Soạn văn bài Thương Vợ

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ

Kết luận lại, để phân tích bài Thương vợ thì ta cần phải xác định kết cấu của bài viết sẽ phân chia như thế nào và cần có sự phân tích song hành cả nội dung và nghệ thuật cho từng phần. tutukit.com hi vọng rằng với những gợi ý nói trên thì các bạn không chỉ làm tốt bài phân tích tác phẩm của Tế Xương mà còn có thể làm dạng đề phân tích thật tốt ở bất kì bài học nào. Chúc các bạn làm được bài phân tích chất lượng.

          Trần Tế Xương là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm nói về lòng thương. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ là tác phẩm giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú. Thời gian làm việc quanh năm, ngày nào cũng vậy, liên tục từ đầu năm đến cuối năm, không nghỉ một ngày nào; không gian là mom sông, một nơi kiếm sống lam lũ, có khi còn nguy hiểm, nhất là đối với người phụ nữ. Đồng thời qua công việc kiếm ăn vất vả đó còn làm hiện rõ lên những đức tính cao đẹp của bà Tú.

          Trần Tế Xương lúc nhỏ tên Trần Duy Uyên, tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Ông nổi tiếng là người thông minh, con đường hoạn lộ của nhà thơ bắt đầu từ ăm 17 tuổi, nhưng thi mãi tám lần cũng chỉ đỗ tú tài. Suốt đời ngoài việc đi thi, làm thơ phú và nay đây mai đó, nhà thơ hầu như không làm gì, kể cả dạy học, một nghề thường thấy của các nho sĩ ngày xưa. Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm cảu ông để lại có tác dụng như một bảng cáo trạng đanh thép lên án xã hội nửa thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thể kỉ XIX. Tú Xương xứng dáng là nhà thơ lớn của dân tộc, xứng đáng được Yên Đổ [Nguyễn Khuyến] xếp vào loại thi hào bất tử. Ông có nhiều bài thơ về vợ với những câu đầy thương mến, hóm hỉnh. Trong một loạt bài thơ Tú Xương viết về vợ, Thương vợ được coi là tác phẩm tiêu biểu hơn cả. Bài thơ thể hiện cả hai mặt trong thơ Tú Xương, vừa ân tình vừa hóm hỉnh. Thương vợ được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng ngôn ngữ rất sinh động tự nhiên, thể hiện dậm sắc thái dân gian, mang nét riêng độc đáo của thơ Tú Xương. 

     Sách vở viết về Tú xương còn còn ghi lại chuyện bà Tú đã có thời gian làm nghề buôn gạo, ''bà Tú buôn gạo hàng đội hàng thúng chứ không có vốn buôn hàng thuyền [Xuân Diệu] ''. Công việc của bà Tú là công việc ''Quanh năm buôn bán ở nom sông''. Thời gian: '' quanh năm'' là thời gian tuần hoàn khép kín, ngày nối ngày, tháng tiếp tháng người mẹ người vợ ấy gắn mình với công việc buôn bán để nuôi chồng nuôi con. Địa điểm '' mom sông'' gập ghềnh hiểm nguy đầy bất trắc. Một địa hình mà ba bề bốn bên đều là nước, nơi đầu sóng ngọn gió. Chênh vênh, cheo leo thế mà bà Tú phải gắn bó với nó quanh năm đoạn tháng mới thấy bà vất vả, nhẫn nại làm sao. Đảo ngữ nhấn mạnh vào những chữ '' lặn lội, eo sèo'' - những từ láy vừa gợi hình vừa gợi thanh tô đậm sự vất vả âm thầm lẻ loi. Bà Tú vừa lụi hụi một thân một mình vừa phải chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán. Hình ảnh thân cò độc đáo, sáng tạo của sự lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp, thể hiện sự cảm thông sẻ chia với nỗi đau thân phận. Thân cò không chỉ rợn ngợp, bé nhỏ trước bờ sông heo hút hay trong đêm tối mênh mông, trong không gian nước non rộng lớn mà heo hút trước cả thời gian. Mượn hình ảnh con cò trong ca dao tác giả cụ thể hóa cái vất vả cực nhọc của bà Tú, đồng thời nhấn mạnh sự tần tảo. Lời thơ của Tú Xương gợi về hình ảnh con cò gắn với cảnh ngộ, số phận người phụ nữ trong ca dao xưa đó là :

''Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non''

Hay:

'' Cái cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao''

Và:

''Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò non.''

     Tú Xương đã vận dụng ca dao để tạo nên những câu thơ mang dấu ấn cá nhân. Nếu thân cò gợi sự lẻ loi, lụi hụi một thân một mình thì '' đò đông'' lại gợi những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc. Tú Xương đã tái hiện những bươn bả, nhọc nhằn, tảo tần, vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. Đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương, ái ngại, cảm thông.

     Bà Tú hi sinh vì chồng vì con ''nuôi đủ năm con với một chồng''. Cách đếm đặc biệt "nuôi đủ", vất vả, vẫn gánh xong gợi hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè lên vai bà Tú. Câu thơ diễn tả cái nghịch lí ''sự nuôi'' của bà Tú...đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con. Bà Tú vẫn cam chịu nhẫn nhục:

''Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.''

     Số đếm ''một - hai - năm - mười'' như chất chồng nhấn mạnh vào nỗi khổ. Thành ngữ chéo ''năm nắng mười mưa'' vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nhưng bà vẫn ''âu đành phận, dám quản công''...cam chịu, hi sinh nhẫn nhục âm thầm. Nuôi con là chuyện bình thường muôn đời nay của người phụ nữ Việt Nam nhưng ở đây người vợ ấy còn phải nuôi cả ông ''quan tại gia'' nữa. Mà nuôi đủ được đàn con đông đã khó. Đủ được cho một đức lang quân như ông Tú lại càng khó hơn. Bởi không chỉ phải ăn no, uống say, mặc lành, mặc ấm mà còn phải diện đẹp, phải tiêu pha, phải đầy đủ cho cả những thú phong tình. Không có cái nghề buôn thúng bán bưng quanh năm dãi dầu với mom sông mặt nước như thế liệu có thể nuôi đủ? Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Bằng tình cảm của mình đối với vợ, nhà thơ đã vẽ lên chân dung một bà Tú đảm đang, hi sinh vì chồng con, chấp nhận vất vả, gian truân trong cuộc sống để đảm trách vai trò trụ cột gia đình.

          Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể bà Tú với “năm con, một chồng” vừa khái quát sâu sắc [người phụ nữ ngày xưa]. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề