Ngân hàng Đông A bị kiểm soát đặc biệt

DongA Bank sẽ được tái cơ cấu toàn diện - Ảnh: D.Đ.Minh

Theo NHNN, triển khai đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, NHNN đã thực hiện thanh tra toàn diện DongA Bank.

Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2012 trở về trước, DongA Bank đã có vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của DongA Bank.

Ngày 13.8, NHNN công bố kết luận thanh tra DongA Bank và quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng này.

Theo đó, NHNN sẽ miễn nhiệm và đình chỉ nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân tại DongA Bank vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước và nhân dân.

NHNN sẽ lựa chọn và cử cán bộ có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN [BIDV] đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo chủ chốt để thực hiện quản trị, điều hành, kiểm soát DongA Bank.

NHNN còn cho hay sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của DongA Bank được an toàn và bảo vệ đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định pháp luật. Đồng thời, NHNN sẽ cơ cấu lại toàn diện DongA Bank để đưa ngân hàng này hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển.

Ngân hàng Đông Á trấn an khách hàng

Chiều 14.8, Ngân hàng Đông Á [DongA Bank] đã ra thông báo nhằm trấn an khách hàng sau khi ngân hàng này bị Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Thông báo cho biết chiều 13.8, DongA Bank đã tiếp nhận kết quả chính thức từ Ban Thanh tra của NHNN về công tác thanh tra toàn diện ngân hàng này từ năm 2011 đến 30.7.2014. Từ ngày 1.8 đến nay, DongA Bank đã tích cực thực hiện các biện pháp để giải quyết những tồn đọng.

Hiện tại toàn thể ban lãnh đạo ngân hàng và nhân viên vẫn tập trung, hợp tác, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu, kiến nghị từ NHNN trong việc thực hiện các giải pháp cần thiết để bảo đảm DongA Bank được an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.

“Trong quá trình NHNN và DongA Bank thực hiện các giải pháp tái cơ cấu toàn diện, mọi hoạt động của ngân hàng vẫn hoạt động bình thường, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng các nhu cầu của khách hàng. DongA Bank cam kết bảo đảm tốt tính thanh khoản của ngân hàng”, thông báo nêu.

Đình Quân

Tin liên quan

Khi vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái xảy ra tại DongA Bank được đưa ra xét xử, nhân sự ngân hàng cũng bắt đầu có những thay đổi lớn. Hiện các lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này hầu hết là nhân sự mới, trong đó nhiều người do Ngân hàng Nhà nước chỉ định giao nhiệm vụ.

Triệu tập đại hội cổ đông bất thường sau 4 năm

Ngân hàng TMCP Đông Á [DongABank] vừa có thông báo về việc tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường 2019. Theo đó, DongABank cho biết ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp là 26/9. Ngân hàng vẫn chưa công bố cụ thể nội dung và thời gian tổ chức đại hội. Nội dung cuộc họp vẫn chưa được tiết lộ, song giới quan sát kỳ vọng đây sẽ là bước ngoặt mới với DongA Bank bởi đây là cuộc họp cổ đông đầu tiên kể từ 2015.

Ngân hàng TMCP Đông Á [DongA Bank] thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào 26/9 để tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường.

Trong suốt 4 năm qua, DongABank không công bố báo cáo tài chính, cổ đông của ngân hàng cũng không được chuyển nhượng cổ phần.

Vào tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết luận thanh tra toàn diện DongABank và quyết định kiểm soát đặc biệt với nhà băng này.

Nguyên nhân do “trong giai đoạn 2012 trở về trước, Ngân hàng Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á”.

Trong quyết định mới ban hành hồi tháng 5/2019, Ngân hàng Nhà nước quyết định ban kiểm soát Ngân hàng Đông Á gồm 3 thành viên, trong đó ông Trần Đức [SN.1982], giữ chức trưởng ban kiểm soát.

Hai thành viên chuyên trách còn lại là các ông Trần Quốc Toàn [SN.1985] và bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt [SN.1984].

DongABank cho biết, trong điều kiện hoạt động của DongA Bank như hiện nay thì việc bổ sung thêm 3 thành viên ban kiểm soát giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát huy tốt vai trò kiểm soát hoạt động góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng.

Gặp không ít khó khăn

Kể từ năm 2015 đến nay, ngân hàng không công bố bất kỳ BCTC nào, các thông tin về hoạt động kinh doanh chủ yếu được thông báo qua các hội nghị tổng kết và thông cáo báo chí, chủ yếu là thông tin về tăng trưởng huy động, tình hình thanh khoản và thu hồi nợ; các chỉ tiêu về lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng,...hầu như không được đề cập.

Trong thông cáo gần nhất, DongA Bank cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 63.450 tỷ đồng tăng 2.595 tỷ đồng tương ứng tăng 4,3% so với đầu năm 2019; tăng 1.730 tỷ đồng tương ứng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đạt 50.903 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,8% so đầu năm 2019.

So sánh với con số hơn 77.500 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng tại DongA Bank cuối năm 2014, có thể thấy trong hơn 4 năm qua, ngân hàng đã phải đối mặt với không ít khó khăn.

DongABank cho biết thêm, thu nhập từ dịch vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 247 tỷ đồng, xấp xỉ so cùng kỳ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 16 tỷ đồng, tương ứng tăng 40% so cùng kỳ, lợi nhuận từ các hoạt động kiều hối tiếp tục đạt kết quả cao làm góp phần đa dạng hóa nguồn thu của DongA Bank.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, công tác thu hồi nợ có vấn đề cả gốc và lãi đạt 1.870 tỷ đồng, lũy kế từ thời điểm 8/2015 đến 6/2019 thu được 16.350 tỷ đồng.

Các tỷ lệ chi trả luôn đáp ứng các yêu cầu và quy định của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể như: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 20,78%, tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ 77,98%, tỷ lệ khả năng chi trả đối với Việt Nam đồng đạt 83,77%.

Đánh giá của bạn:

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vừa công bố kết luật thanh tra về Ngân hàng TMCP Đông Á [DAB] và Quyết định kiểm soát đặc biệt với Ngân hàng này.

Theo thông tin từ NHNN, triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD, NHNN đã tiến hành thanh tra toàn diện Ngân hàng TMCP Đông Á [DAB]. Kết quả thanh tra cho thấy trong giai đoạn 2012 trở về trước, DAB đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của DAB.

Ngày 13/8/2015, NHNN đã công bố Kết luận thanh tra DAB theo quy định của pháp luật và Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng này. Theo đó NHNN sẽ miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DAB và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân tại DAB vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Theo quy định của NHNN, kiểm soát đặc biệt là biện pháp NHNN áp dụng khi một tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng vốn điều lệ thực có và các quỹ... Khi đó, tổ chức tín dụng này được đặt dưới kiểm soát trực tiếp của NHNN.

Được biết, NHNN sẽ lựa chọn và cử những cán bộ có năng lực quản trị, trình độ chuyên môn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam [BIDV] đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo chủ chốt để thực hiện quản trị, điều hành, kiểm soát đối với Ngân hàng này.

NHNN cho biết sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoạt động của DAB được an toàn và bảo vệ đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Đồng thời, NHNN sẽ cơ cấu lại toàn diện DAB để đưa Ngân hàng này hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.

Thời gian qua do tình hình kinh tế nhiều khó khăn, nhất là kể từ khi bong bóng tín dụng bất động sản xảy ra, hoạt động của DAB kém đi nhiều, nợ xấu cao, có thời điểm trên 6%. Áp lực tái cơ cấu và thu hồi nợ đối với ngân hàng này là rất lớn.

Trao đổi với báo chí ngày 13/8, Tổng giám đốc DAB Trần Phương Bình cho biết ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Hai phương án chính được nêu ra là tăng cường xử lý nợ xấu và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ông Trần Phương Bình cho biết đã có nhà đầu tư nước ngoài muốn mua 49% cổ phần của Ngân hàng này và hỗ trợ về tài chính trong quá trình xử lý nợ xấu tái cơ cấu để DAB nâng vốn điều lệ.

H.Y

Nguồn hình ảnh, SaigonTimes

Chụp lại hình ảnh,

Ngân hàng Đông Á là trường hợp mới nhất bị 'kiểm soát đặc biệt'

Ngân hàng Đông Á trở thành ngân hàng thứ mười bị đưa vào diện ‘kiểm soát đặc biệt', truyền thông trong nước đưa tin.

Ngân hàng Đông Á đã có "nhiều vi phạm pháp luật" về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, làm "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến tình hình tài chính của Đông Á, một thông báo của Ngân hàng Nhà nước trước đó cho hay.

Hôm 15/8/2015, trả lời phỏng vấn của BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành bình luận về động thái chịu 'kiểm soát đặc biệt':

"Đây là kết cục người trong ngành đã biết từ lâu. Những ngân hàng yếu kém sẽ bị xử lý như vậy'.

Ông Thành dự báo 'sẽ còn nhiều ngân hàng bị sáp nhập trong thời gian tới'.

Chuyên gia tài chính giải thích chính sách Nhà nước Việt Nam sẽ 'thu hẹp số lượng ngân hàng thương mại còn khoảng 15 đơn vị' và con số này là quá đủ cho tình hình kinh tế Việt Nam.

"Việc Nhà nước không cho các ngân hàng yếu kém phá sản mà lại quốc hữu hóa, ôm nợ xấu là điều không hợp lý, nhưng chính sách là vậy".

Chuyên gia này cho rằng lẽ ra người dân cần phải được thông tin về rủi ro của những ngân hàng yếu kém để chủ động quyết định về việc có nên tiếp tục gửi tiền tiết kiệm ở những ngân hàng này hay không.

BBC đã liên hệ với ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á để làm rõ vấn đề 'kiểm soát đặc biệt', nhưng ông Bình từ chối trả lời phỏng vấn.

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm 15/8 dẫn lời ông Lê Kim Hòa, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển [BIDV], đơn vị tham gia vào Ban kiểm soát đặc biệt Đông Á, khẳng định ‘thanh khoản của Ngân hàng Đông Á tiếp tục được đảm bảo, lợi ích của người gửi tiền được bảo vệ’.

Ông Hòa cho biết việc tham gia của BIDV vào Ban kiểm soát đặc biệt Đông Á là do Ngân hàng Nhà nước chỉ định.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát đi thông báo công bố kết luận thanh tra với Ngân hàng Đông Á và quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này từ ngày 13/8.

Theo đó, nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đông Á sẽ bị miễn nhiệm.

Thông báo viết: "Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra toàn diện Đông Á.

"Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2012 trở về trước, Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của Đông Á".

Trong năm nay, ngân hàng trung ương của Việt Nam cũng đã mua lại ba ngân hàng là Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Oceanbank, Ngân hàng PGbank với giá 0 đồng.

Nguồn hình ảnh, Hoang Dinh Nam AFP

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có nhiều ngân hàng bị chấn chỉnh, sáp nhập trong mấy năm trở lại đây.

Ông Hòa được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời nói ông ‘tin Đông Á sẽ có cơ hội phục hồi, phát triển sau khi khắc phục những khó khăn hiện tại’.

Ông cũng cho biết ‘hiện BIDV chưa tính đến phương án mua lại, sáp nhập Đông Á’.

Thông tin tại đại hội đồng cổ đông của Đông Á họp vào ngày 21/7 cho thấy ngân hàng này gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong các năm trước. Theo tờ trình phân phối lợi nhuận 2014 trình các cổ đông, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng chỉ đạt 26,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế được phép phân phối chỉ còn 21,4 tỷ đồng.

Hai ngày trước, báo Dân Trí đã tường thuật lời ông Trần Phương Bình nói “nếu Đông Á bị mua 0 đồng, tôi sẽ tuyên bố phá sản”.

Tuy nhiên hiện thông tin này đã bị cắt bỏ.

Theo Dân Trí, ông Bình ‘thừa nhận, thời gian qua, ngân hàng này gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các tin đồn’.

“Xử lý nợ xấu ngân hàng nhanh nhất là tái cơ cấu.

"Trong phương án tái cơ cấu, Đông Á đang nhận được sự quan tâm của hai, ba nhà đầu tư nước ngoài để mua 49% cổ phần [tương đương 4.900 tỷ đồng] và hỗ trợ tài chính để ngân hàng này xử lý nợ xấu”, ông Bình được dẫn lời trên Dân Trí nói.

Video liên quan

Chủ Đề