Ngân hàng xuất trình trong nhờ thu


Khái niệm Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó người XK sau khi giao hàng thì gửi chứng từ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người NK nước ngoài. Hiện nay, nghiệp vụ nhờ thu trong thanh toán quốc tế thường được tiến hành theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu- Uniform Rules for Collection – viết tắt URC số 522 của Phòng Thương mại quốc tế. Chứng từ nhờ thu Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và / hoặc chứng từ thương mại. + Chứng từ tài chính – financial documents là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả. + Chứng từ thương mại – commercial documents là hoá đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính. Các loại nhờ thu Căn cứ vào chứng từ gửi nhờ thu, phương thức nhờ thu bao gồm hai loại: + Nhờ thu trơn – clean collection là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại. + Nhờ thu chứng từ – documentary collection là nhờ thu: – Chứng từ tài chính kèm chứng từ thương mại – Chứng từ thương mại không kèm chứng từ tài chính. Trong thanh toán ngoại thương, phương thức nhờ thu chứng từ được sử dụng phổ biến hơn. Các bên tham gia nghiệp vụ nhờ thu – Người XK – người ủy thác thu: Principal – Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng được ủy thác thu: Remitting bank – Ngân hàng thu hộ – có thể đồng thời là ngân hàng xuất trình chứng từ: Collecting bank – Người trả tiền – người NK hoặc một ngân hàng do người NK chỉ định: Drawee

Trình tự thực hiện nghiệp vụ nhờ thu

Nhờ thu trơn 1- Người XK giao hàng/cung ứng dịch vụ và gửi chứng từ cho người NK. 2- Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài. 3- Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ. 4- Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người trả tiền. 5- Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. 6- Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển. 7-Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người XK. Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: người XK và người NK do việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau, vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh toán phí hoặc trong nhờ thu séc giữa các ngân hàng. Nhờ thu chứng từ 1- Người XK giao hàng cho người NK. 2- Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người NK nước ngoài. 3- Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước người NK thu hộ. 4- Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người nhập khẩu 5- Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ đi nhận hàng. 6-Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng chuyển [nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu đã được chấp nhận, chờ khi đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả tiền].

7-Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người XK.

Nhận xét So với nhờ thu trơn, nhờ thu chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn bởi lẽ ngân hàng trong phương thức này đã thay người XK khống chế chứng từ hàng hóa, người NK có trả tiền hay chấp nhận trả tiền mới được nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Tuy nhiên, việc thu tiền của người XK vẫn chưa chắc chắn vì : Với điều kiện nhờ thu trả tiền giao chứng từ – Documents against payment [D/P] : tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hoá sau khi giao hàng nhưng nếu người NK không nhận hàng và không trả tiền, người XK phải tốn phí thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi. Với điều kiện nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – Documents against acceptance [D/A] : Người XK mất quyền kiểm soát hàng hóa sau khi hối phiếu được chấp nhận , việc thu tiền lúc này hoàn toàn tuỳ thuộc thiện chí của người NK.

Trong trường hợp hàng được gửi bằng đường hàng không hoặc một vài phương thức vận tải khác, vận đơn hàng không hoặc các chứng từ tương tự không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó hàng hoá có thể được chuyển giao cho người NK trong khi việc thanh toán hoặc chấp nhận chưa được thực hiện.


Chưa có File tải về

Phương thức thanh toán nhờ thu? Tìm hiểu về nhờ thu kèm chứng từ?

Phương thức thanh toán nhờ thu đã ra đời từ khá lâu trước đây và hiện nay có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn. Có thể phân loại phương thức thanh toán nhờ thu thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Mỗi loại đều có những tác dụng và đặc điểm riêng biệt.

1. Phương thức thanh toán nhờ thu:

Ta hiểu về phương thức thanh toán nhờ thu như sau:

Nhờ thu được hiểu cơ bản chính là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó chủ thể là người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho chủ thể là người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ [chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại] do chủ thể là nhà xuất khẩu ký phát.

Khác với phương thức thanh toán L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán nhờ thu đều hành động với tư cách đại diện ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm mục đích chính đó là để có thể bảo vệ quyền lợi cho người này. Chính bởi vì thế mà các ngân hàng chỉ thực thi trách nhiệm theo đúng chỉ thị nhờ thu mà không có bất cứ một cam kết tài chính nào đối với các bên liên quan trong giao dịch nhờ thu.

Khi các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu, các ngân hàng thông thường sẽ tính và thu phí xử lý chứng từ [còn gọi là hoa hồng]. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể tính và thu các loại phí bổ sung khác cụ thể như các loại phí cụ thể như sau: phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu đã chấp nhận và chờ bên mua thanh toán, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu…

Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho chủ thể là những người ủy nhiệm. Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ chủ thể là người ủy nhiệm hoặc chủ thể là người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào. Trong thực tế, khi các chủ thể yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí. Thông thường, chủ thể là nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn chủ thể là nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình. Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ chủ thể là người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào.

Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu:

– Người ủy nhiệm được hiểu là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.

– Ngân hàng chuyển chứng từ thực chất chính là ngân hàng được người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ chủ thể là nhà xuất khẩu.

– Ngân hàng xuất trình [Presenting bank] thực chất chính là là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho chủ thể là người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu

Xem thêm: Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế?

– Ngân hàng thu hộ [Collecting bank] thực chất chính là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.

– Các chủ thể là người trả tiền thực chất chính là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thông thường đồng nhất với chủ thể là nhà nhập khẩu.

Một số lưu ý với phương thức thanh toán nhờ thu:

– Căn cứ của hoạt động nhờ thu là chứng từ, không phải là hợp đồng.

– Vai trò của ngân hàng thực chất cũng chỉ là người trung gian: Ngân hàng được hiểu cơ bản chính là người trung gian thực hiện thu hộ tiền cho các chủ thể là những khách hàng, và ngân hàng không có trách nhiệm đến việc kiểm tra chứng từ hay việc thu tiền có đạt kết quả hay không.

– Nhờ thu trong thương mại thực chất sẽ chỉ xảy ra sau khi chủ thể là người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

– Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thực chất đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của chủ thể là bên mua. Cũng chính vì vậy mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ này đã đảm bảo quyền lợi của chủ thể là người bán hơn phương thức nhờ thu trơn. Ngân hàng cũng sẽ thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Nếu chủ thể là người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới giao chứng từ cho chủ thể là người mua. Tuy nhiên, chủ thể là người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của chủ thể là người mua, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của chủ thể là người mua [đặc biệt là trong nhờ thu D/A và nhờ thu theo điều kiện khác]. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng hóa khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ. Ta nhận thấy rằng, quyền lợi của chủ thể là bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo.

– Đối với chủ thể là người mua, áp dụng thanh toán nhờ thu có thể giúp họ chủ động trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí hơn khi thanh toán L/C. Tuy vậy, phương thức nhờ thu này cũng có điểm bất lợi là chủ thể là người mua phải chấp nhận trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng nên có thể xảy ra trong trường hợp hàng hóa không đúng với hợp đồng đã ký kết.

Xem thêm: BIS là gì? Chức năng, vai trò của Ngân hàng Thanh toán quốc tế [BIS]

2. Tìm hiểu về nhờ thu kèm chứng từ:

Ta hiểu về nhờ thu kèm chứng từ như sau:

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu cơ bản chính là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính; hoặc chỉ duy nhất chứng từ thương mại [không có chứng từ tài chính].

Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho chủ thể là người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác được quy định cụ thể trong Lệnh nhờ thu.

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính.

Nhờ thu kèm chứng từ được hiểu là phương thức nhờ thu mà trong đó chủ thể là người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở chủ thể là người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu chủ thể là người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho chủ thể là người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức này, ngân hàng sẽ không chỉ là người thu hộ tiền mà ngân hàng sẽ còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế cụ thể như này thì ta nhận thấy rằng, quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.

Nhờ thu kèm chứng từ hiện nay chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại cụ thể sau đâuy, đó là: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ [Documents against Acceptance – D/A] và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ [Documents against Payment – D/P].

Nhờ thu kèm chứng từ trong tiếng Anh là gì?

Nhờ thu kèm chứng từ trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Documentary collection.

Xem thêm: Rủi ro trong thanh toán quốc tế? Phương thức thanh toán quốc tế?

Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế:

Sơ đồ quy trình nhờ thu kèm chứng từ.

Trong đó:

[1] Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

[2] Chủ thể là nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

[3] Chủ thể là nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ [bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có] tới ngân hàng nhờ thu.

[4] Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân hàng thu hộ.

[5] Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

[6] Chủ thể là nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng các cách cụ thể như sau:

Xem thêm: Ngân hàng được Chỉ định trong hoạt động thanh toán quốc tế là gì?

– Thanh toán ngay [hối phiếu trả ngay, séc hoặc kì phiếu].

– Chấp nhận hối phiếu [hối phiếu kì hạn].

– Kí phát hành kì phiếu hoặc giấy chứng nhận nợ.

[7] Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho chủ thể là nhà nhập khẩu.

[8] Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu.

[9] Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kì phiếu hay giấy nhận nợ cho chủ thể là nhà xuất khẩu.

Video liên quan

Chủ Đề