Nghĩa của từ nghệ sĩ nhân dân là gì năm 2024

Ông Nguyễn Đình Thi - hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - tặng hoa cho các thầy chủ nhiệm trong một lễ tốt nghiệp của sinh viên nhà trường năm 2016 - Ảnh: Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

Sáng 7-3, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Thi - hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội - cho biết như thế với Tuổi Trẻ Online về câu chuyện đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ đang gây xôn xao dư luận.

Không phải nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ về chế độ, lương bổng

Ông Thi nhấn mạnh, đề xuất này chỉ tính các nghệ sĩ nhân dân tham gia giảng dạy trong nhà trường mang tính đặc thù đào tạo nghệ thuật và chỉ tương đương trong xét quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo là mỗi ngành học phải có đủ 5 tiến sĩ.

Nó hoàn toàn không có nghĩa nghệ sĩ nhân dân được hưởng các chế độ như một tiến sĩ từ lương bổng tới nhân sự…

Ông Thi cho biết đề xuất này không mới, đã được đưa ra từ hơn một năm nay, khi nhà trường và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù, để áp dụng cho những khối văn hóa nghệ thuật nói chung, trong đó có Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Tuy nhiên nghị định đó còn đang tranh luận rất nhiều và chưa được phê duyệt.

Vì vậy trong buổi làm việc cùng Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ngày 6-3, nhà trường đã nêu lại kiến nghị này.

"Giảng viên có học vị thì tốt rồi. Tuy nhiên song song với đó nhà trường cần nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú là những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn cho sinh viên làm nghề.

Hiện nay quy định mỗi ngành phải có 5 tiến sĩ với một trường đào tạo nghệ thuật là rất khó. Trong khi các nghệ sĩ nhân dân rất cần thiết với trường.

Chúng tôi đề xuất giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân tương đương học vị tiến sĩ để đáp ứng tiêu chí cần 5 tiến sĩ theo quy định trên khi mở ngành đào tạo, đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo và xác định chỉ tiêu về đội ngũ cho các ngành theo thông tư 08 của Bộ Giáo dục - Đào tạo", ông Thi nói.

Ông cho biết thêm, đề nghị tính tương đương là để các nghệ sĩ nhân dân được tham gia vào quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, những nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú không tham gia vào các hội đồng chấm luận văn, luận án này để đảm bảo yêu cầu chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Không nên nói nghệ sĩ nhân dân không giỏi lý thuyết

Ông Thi cũng nói thêm: "Tôi là PGS.TS nhưng tôi nhìn nhận khách quan là nghệ sĩ nhân dân rất giỏi nghề, cả thực hành và lý thuyết, bảo họ không có kiến thức lý thuyết là không đúng".

Ông cho biết Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội hiện chỉ có 168 biên chế, nhưng quy định đòi hỏi số lượng giảng viên cơ hữu mỗi ngành theo quy định thì rất khó cho trường.

Nếu được tính giảng viên là nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ thì cũng giảm bớt sức ép các trường đặc thù này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - tham gia trong đoàn làm việc của ủy ban này với nhà trường - cho ý kiến không đồng tình với đề xuất này.

Theo ông Sơn, học vị tiến sĩ, thạc sĩ với danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú là hai loại tiêu chuẩn khác nhau không áp dụng thay cho nhau được.

Đào tạo tiến sĩ là đào tạo lý thuyết, cần phải biết áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp nghiên cứu. Làm luận án là thực hiện một công trình khoa học, ở đó việc áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp khoa học để phân tích một vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thiên về thực hành.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Phạm Như Nghệ - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho hay tiêu chí đào tạo của thạc sĩ, tiến sĩ so với tiêu chí đánh giá nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân khác nhau hoàn toàn, không thể quy đổi được.

Nghệ sĩ nhân dân là danh hiệu được trao tặng hay phong cho những nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng cho nghệ thuật và xã hội.

Tiến sĩ là một bằng cấp do một đại học cấp sau khi đương sự đã đạt những tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học và học thuật.

NGUYÊN BẢO

Lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" tú lần thứ 10 vừa được tổ chức sáng nay [6/3]. Tới dự và chúc mừng các nghệ sĩ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú thực sự là vốn quý của đất nước. Dù ở lứa tuổi nào, thành phần dân tộc nào cũng đều đã đóng góp quý báu cho nền văn hóa Việt Nam; góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao danh hiệu cho 389 nghệ sĩ được trao tặng, truy tặng trong đợt này. Trong đó, có 125 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, lĩnh vực sân khấu có số lượng nghệ sĩ được phong tặng lớn nhất với hơn 60 người, lĩnh vực âm nhạc cũng có thêm hơn 40 người nhận danh hiệu này. Người cao tuổi nhất 94 tuổi và trẻ nhất là 40 tuổi.

Còn trong 264 nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nhiều gương mặt đã có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, được công chúng yêu mến.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho các nghệ sĩ. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Trân trọng ghi nhận những đóng góp của các nghệ sĩ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, các nghệ sĩ ở mỗi loại hình nghệ thuật với ngôn ngữ, phương thức biểu đạt riêng đã tạo nên nhiều tác phẩm hay, làm cho đời sống văn hóa nghệ thuật ngày càng giàu màu sắc, phản ánh sinh động thực tiễn của đất nước, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp và góp phần quan trọng xây dựng nền tảng tinh thần xã hội.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho các nghệ sĩ. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Chủ tịch nước mong muốn đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật hãy không ngừng đổi mới sáng tạo, tìm tòi thử nghiệm các phương thức biểu đạt mới phù hợp với văn hóa Việt Nam, truyền tải những giá trị nhân văn, tốt đẹp, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc của người dân.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ sĩ nhân dân” cho nghệ sĩ Xuân Bắc. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng một lần nữa khẳng định, văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, là một trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với hoạt động nghệ thuật trong bối cảnh mới là phải phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa con người Việt Nam, bồi đắp phẩm chất công dân, phẩm chất con người Việt Nam trong thời đại mới, nêu cao niềm tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước.

Chủ tịch nước đề nghị các Bộ, ngành địa phương quan tâm, khích lệ để các nghệ sĩ say mê cống hiến, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Đặc biệt, các thế hệ nghệ sĩ sẽ nối tiếp nhau với năng lực sáng tạo phong phú, với tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo để sáng tạo những tác phẩm hay, mang tầm thời đại, đóng góp nhiều hơn nữa cho hành trình đi tới của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nghệ sĩ ưu tú và Nghệ sĩ nhân dân khác nhau gì?

Điểm khác biệt lớn nhất trong việc xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" và "Nghệ sĩ ưu tú" ở chỗ, muốn đạt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, người nghệ sĩ phải đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Thế nào là Nghệ sĩ ưu tú?

Nghệ sĩ ưu tú là danh hiệu do nhà nước trao tặng cho nghệ sĩ có nhiều đóng góp và cống hiến cho nghệ thuật.

Danh hiệu Nghệ sĩ là gì?

Nghệ sĩ nhân dân là danh hiệu cao quý mà Nhà nước trao tặng cho nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ.

Việt Nam bao nhiêu Nghệ sĩ nhân dân?

Từ năm 1984 đến nay đã có 7 đợt trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân của Việt Nam: 1984, 1988, 1993, 1997, 2001, 2007 và 2011 với 265 nghệ sĩ được trao tặng. Năm 2010, nghệ sĩ Y Moan được đặc cách trao tặng danh hiệu này, nên tổng số Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam lên là 266 người.

Chủ Đề