Nguyên nhân học sinh mất tập trung

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nguyen-nhan-khien-tre-thieu-tap-trung-khi-hoc/

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ em thường hiếu động và không tập trung quá lâu vào một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, khi trẻ đến độ tuổi đi học, tình trạng trẻ thiếu tập trung trong học tập lại đem đến nhiều rắc rối cho thầy cô và các bậc phụ huynh. Vậy, làm sao để cải thiện tình trạng khó tập trung khi học của trẻ?

Hội chứng mất tập trung không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý, đơn giản là khi trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung của trẻ vào một vấn đề thường rất thấp. Đây là tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thể cải thiện sau nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra.

Tình trạng trẻ thiếu tập trung thường không được cha mẹ quan tâm nhiều khi trẻ còn nhỏ nhưng đến độ tuổi đi học, tình trạng này lại gây ra nhiều vấn đề như trẻ khó tập trung khi học khiến ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như sự phát triển của não bộ.

Hội chứng khó tập trung khiến trẻ dễ mất tập trung khi học.

Đối với trẻ thiếu tập trung, những biểu hiện sau đây thường xuyên xuất hiện, cha mẹ nên lưu ý và nắm bắt sớm tình trạng của con nhỏ:

  • Trẻ không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài được và thường xuyên bị phân tâm, không chú ý vào bài học.
  • Tình trạng mất đồ thường xuyên xảy ra với bé, đặc biệt là những trẻ đã đi học, việc mất đồ dùng học tập xảy ra như cơm bữa và làm khá nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Ngoài ra, trẻ không thể tự sắp xếp công việc của bản thân, phần lớn phải nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và ghi nhớ.
  • Việc làm bài tập ở nhà thường mất nhiều thời gian hơn vì trẻ khó tập trung khi học, nhất là khi không có cha mẹ kèm bên cạnh.
  • Thường hay mơ màng trong lúc học tập trên trường hoặc ở nhà.
  • Do độ tập trung không cao nên nét chữ của trẻ thường xấu hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Tính cách thất thường, hay cáu gắt hoặc buồn rầu không rõ nguyên nhân
  • Phần lớn các kỹ năng vận động như chạy, nhảy hay chơi thể thao,... thường kém hơn so với bạn bè trang lứa.

Khi phát hiện ra tình trạng khó tập trung khi học của trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra và tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Các nguyên nhân phổ biến xoay quanh vấn đề trẻ thiếu tập trung bao gồm:

  • Ngủ không đủ giấc: Trẻ em cần ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Nếu trẻ có thói quen ngủ muộn, hãy cố gắng giúp trẻ ngủ sớm, đảm bảo đủ 8 - 10 tiếng/ngày.
  • Vấn đề từ gia đình: Những căng thẳng từ gia đình có thể khiến trẻ chìm vào những suy nghĩ của riêng bản thân mình. Cha mẹ nên hạn chế tối đa những tranh cãi trước mặt con trẻ. Bên cạnh đó, những căng thẳng vì bất kỳ lý do nào đó cũng khiến trẻ thiếu tập trung vào nhiều việc, cụ thể ở đây là việc học.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc bổ sung nhiều đường và chất béo sẽ phần nào ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình phát triển của trẻ, nhất là khả năng tập trung. Do đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Trẻ không ngủ đủ giấc là nguyên nhân dẫn đến khó tập trung khi học.

Để cải thiện tình trạng trẻ thiếu tập trung, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Nếu trẻ thiếu tập trung do nguyên nhân ngủ không đủ giấc, cha mẹ nên tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa cho trẻ thức khuya.

Nếu trẻ thiếu tập trung do những ảnh hưởng từ môi trường gia đình, cha mẹ cần ngồi xuống tâm sự với trẻ và tìm cách tạo cho trẻ một không gian lành mạnh nhất để phát triển.

Về vấn đề dinh dưỡng, một chế độ ăn cân bằng các nhóm chất là điều cần thiết cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Cha mẹ hãy xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp với trẻ, chú ý tập trung vào những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá hồi; bánh mì nguyên cám; thịt gà; thịt heo; rau củ quả và đặc biệt là những loại thực phẩm tốt cho trí não như óc chó, bơ, chocolate,...

Khi trẻ đang học, cha mẹ nên tạo một không gian yên tĩnh, tránh những đồ vật có thể gây mất tập trung ở trẻ như điện thoại, tivi, đồ chơi,...

Trồng cây hương thảo trên bàn học trẻ cũng là một phương pháp giúp trẻ tập trung hơn, mùi hương của chúng có tác dụng tốt đối với trí não.

Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục, cha mẹ có thể tập cho trẻ sự tập trung thông qua các trò chơi như sau:

  • Ghép hình, ghép từ, tìm số, nối hình, trò chơi ô chữ.
  • Chạy đua với thời gian: Trong thời gian ngắn nhất, trẻ phải dọn hết đồ đạc vào cặp sách hoặc giỏ đồ chơi chẳng hạn.
  • Chỉ một phút: Trong một phút, trẻ phải nhặt được nhiều bóng vào rổ nhất có thể.
  • Ba chiếc cốc: Cho một đồng xu vào cốc rồi thay đổi vị trí các cốc, trẻ phải tìm ra được xem đồng xu ở cốc nào.

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng mất tập trung ở trẻ.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Hay mất tập trung hoặc khó tập trung là vấn đề mà bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này nếu kéo dài và không có phương hướng giải quyết sẽ khiến hiệu quả công việc cũng như học tập giảm thiểu đáng kể, ảnh hưởng đến chính bản thân bạn và nhiều người xung quanh.

Tập trung được coi là chìa khóa của sự thành công, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm làm được điều đó. Rất nhiều người thường phàn nàn về vấn đề hay mất tập trung nhưng không phải ai cũng đi tìm hiểu vì sao mình khó tập trung và phương án giải quyết tình trạng này.

Nhìn chung, cuộc sống hiện nay có vô vàn lý do khiến bạn hay mất tập trung. Sau đây là một số lý do thường gặp gây ra tình trạng này. Hãy cùng đọc và đánh giá xem đây có phải là nguyên nhân khiến bạn hay quên mất tập trung hay không.

1.1. Internet

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của internet trong cuộc sống hiện đại ngày ngày nay. Tuy nhiên, có quá nhiều thứ hấp dẫn trên đó và khiến bạn không thể bỏ qua dù cho mục đích ban đầu của bạn chỉ là tìm kiếm thông tin. Internet khiến bạn mất nhiều thời gian hơn với nó và dĩ nhiên, bạn sẽ khó tập trung để làm các việc khác.

1.2. Sự chủ quan

Khi bạn quá tin tưởng vào khả năng của bản thân thì sự chủ quan có thể sẽ đánh lừa bạn, làm bạn mất tập trung vào những việc đang thực hiện khiến hiệu quả công việc giảm sút. Khi bạn nhận ra thì có lẽ hiệu quả công việc đã không được như mong muốn.

1.3. Không có phương pháp học tập hay làm việc kỷ luật

Con số người thành công mà làm việc ngẫu hứng không kỷ luật là rất hiếm. Nếu bạn không nằm trong số đó thì hãy đặt ra những nguyên tắc khi làm việc, học tập để tránh tình trạng hay mất tập trung xảy ra. Thử tưởng tượng xem nếu bạn không có những nguyên tắc làm việc theo kỷ luật và khoa học thì rất có thể bạn sẽ bị những thứ xung quanh làm xao nhãng, mất tập trung và hiệu quả công việc sẽ không được như mong muốn.

1.4. Căng thẳng, stress, lo âu, mệt mỏi

Căng thẳng, stress cũng là một lý do phổ biến khiến mọi người bị mất tập trung trong cuộc sống. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn để đưa cuộc sống của bạn trở lại bình thường.

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị mất tập trung trong cuộc sống.

Nếu những nguyên nhân trên chỉ là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mọi người thì chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý liên quan đến hành vi của người bệnh. Họ thường khó đưa ra quyết định hay thường chậm trễ hoàn thành công việc bởi tình trạng hay quên và mất tập trung, khó lập kế hoạch cũng như dễ dàng từ bỏ công việc. Người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những triệu chứng như hay mơ mộng, thường xuyên mất đồ, phạm sai lầm, hay lúng túng, bồn chồn,...

1.6. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Đây là một bệnh lý thần kinh khiến khả năng kiểm soát hành động và suy nghĩ của người bệnh không cao. Người bệnh thường hay khó tập trung vào những vấn đề xung quanh và thường mắc kẹt trong suy nghĩ để tìm ra phương pháp hoàn hảo nhất.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khó tập trung, dưới đây là những giải pháp giúp bạn tập trung vào vấn đề bạn đang thực hiện:

2.1. Sử dụng Internet, các ứng dụng kỹ thuật số đúng cách

Hãy hạn chế sử dụng internet cho những mục đích không phải phục vụ công việc của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những ứng dụng nhắc nhở, đặt kế hoạch hoặc quản lý thời gian để tạo thói quen hoàn thành công việc theo đúng deadline đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành công việc và giảm thiểu được tình trạng hay mất tập trung của bạn.

2.2. Quy tắc thêm 5

Đây là một quy tắc đơn giản giúp bạn tập luyện khả năng tập trung hằng ngày. Khi bạn đang khó tập trung vào một vấn đề nào đó và có ý định từ bỏ, hãy bỏ ra thêm 5 phút để tiếp tục công việc đó và rất có thể, bạn sẽ tập trung trở lại và hoàn thành nốt công việc.

2.3. Thiền

Nếu cảm thấy khó tập trung vào một vấn đề nào đó, bạn hãy thử ngồi tĩnh tâm và thiền trong một khoảng thời gian ngắn xem sao. Rất có thể bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tập trung và tiếp tục công việc đang dang dở.

2.4. Xem giờ

Việc chú ý vào một vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp khả năng tập trung của bạn gia tăng đáng kể đó. Hãy nhìn vào kim giây đồng hồ trong vòng 1 phút và không suy nghĩ bất kỳ vấn đề nào hết cho đến khi hết thời gian. Đây là một phương pháp pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất cao đấy.

2.5. Chơi thể thao, đọc sách, ngủ

Bạn nên dành một chút thời gian cho các hoạt động tập luyện như chơi một môn thể thao nào đó, có thể là cầu lông, bóng bàn, thể dục nhịp điệu, đi bộ hay yoga,... Các môn thể thao sẽ giúp cơ thể và não bộ phối hợp cùng nhau, giúp bạn tăng khả năng tập trung và cơ thể trở lên linh hoạt hơn.

Chơi thể thao có thể khiến tinh thần bạn tốt hơn, tập trung hơn.

Đọc sách cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung và điều quan trọng ở đây là hãy đọc một cuốn sách thật chứ không phải là một cuốn sách điện tử. Hãy đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện khả năng tập trung của bạn.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao khả năng tập trung của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và cải thiện giấc ngủ dần dần nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hay thức dậy giữa chừng.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: hellobacsi.com, sieutrinao.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề