Nhtw mua trái phiếu trên thị trường mở dẫn đến

Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm của thị trường mở? Các chủ thể tham gia thị trường mở?

Nghiệp vụ thị trường mở là khái niệm đã rất quen thuộc, đây là việc ngân hàng trung ươn  thực hiện mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm mục đích hướng tới chính sách tiền tệ của quốc gia. Qua đó cũng sẽ tác động tới khối tiền tệ cung ứng. Vậy để hiểu rõ hơn về nội dung Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường mở. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chún tôi để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung này nhé.

Nhtw mua trái phiếu trên thị trường mở dẫn đến

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về nghiệp vụ thị trường mở (open-market operation) đây là khái niệm dược biết tới là công cụ của chính sách tiền tệ có liên quan đến việc mua bán tín phiếu và trái phiếu chính phủ với tư cách phương tiện để kiểm soát cung ứng tiền tệ. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương muốn làm tăng cung tiền (MS), nó mua tín phieu kho bạc của các ngân hàng thương mại và công chúng. Số tiền mà nó trả cho các ngân hàng và công chúng làm tăng dự trữ của các ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra cho phép các ngân hàng tăng mức cho vay của mình. Điều này dẫn tới việc tạo ra mức tiền gửi ngân hàng lớn gấp nhiều lần so với mức tăng dự trữ ban đầu và bởi vậy khối lượng tiền tệ thực tế haycung ứng tiền tệ tăng lên.

Tùy thuộc mục tiêu hướng đến của chính sách tiền tệ là tác động nhằm làm tăng hay giảm cung tiền trong lưu thông mà Ngân hàng trung ương sẽ tổ chức phiên chào mua hay phiên chào bán giấy tờ có giá phù hợp với định hướng. Số lượng phiên thị trường mở được tổ chức cũng tùy thuộc vào nhu cầu điều hòa lưu thông tiền tệ.

2. Đặc điểm của thị trường mở: 

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Việc mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở làm tăng, giảm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng hoặc giảm lượng cung ứng tiền tệ. Khi mua chứng khoán từ bất kì người bán nào, ngân hàng trung ương trả tiền bằng cách phát hành séc. Khi người bán gửi séc trong tài khoản ngân hàng của mình, ngân hàng xuất trình séc cho ngân hàng trung ương để thanh toán.

Đến lượt mình, ngân hàng trung ương nhận séc bằng cách tăng tài khoản dự trữ cho ngân hàng của người bán tại ngân hàng trung ương. Dự trữ tại ngân hàng của người bán tăng mà không được bù đắp ở đâu đó. Kết quả là, tổng lượng cơ sở tiền tăng lên. Điều hoàn toàn trái ngược xuất hiện khi ngân hàng trung ương bán chứng khoán. Việc thanh toán làm giảm dự trữ của người mua ở ngân hàng trung ương mà không được bù đắp ở đâu đó, và do đó cơ sở tiền giảm. Đặc tính này – sự thay đổi trực tiếp cơ sở tiền khi ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng khoán – làm cho hoạt động thị trường mở trở thành công cụ chính xác, linh hoạt và hiệu quả nhất của chính sách tiền tệ.

Về mặt lí thuyết, ngân hàng trung ương có thể cung ứng hoặc thu về cơ sở tiền thông qua các giao dịch với bất kì loại tài sản nào trên thị trường mở. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các loại tài sản không được sẵn sàng trao đổi để thích ứng với hoạt động thị trường mở.  Để các hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả, ngân hàng trung ương cần phải mua và bán một cách nhanh chóng, tiện lợi một khối lượng bất kì để giữ cung về cơ sở tiền phù hợp với những mục tiêu của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kì.

Các điều kiện này đòi hỏi các công cụ mà ngân hàng trung ương mua hoặc bán được trao đổi trên một thị trường chung rất linh hoạt , đồng thời chúng có thể đáp ứng các giao dịch mà không làm bóp méo hay đổ vỡ thị trường.  Ở hầu hết các quốc gia, trái phiếu chính phủ thường được ngân hàng trung ương sử dụng để giao dịch trên thị trường mở.

Từ tháng 7/2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Thị trường mở cũng được xác định là một công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Doanh số giao dịch các giấy tờ có giá trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm. Từ tháng 11/2004, giao dịch thị trường mở được thực hiện định kì 3 phiên/tuần.

3. Các chủ thể tham gia thị trường mở

Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa dạng và tham gia với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao dịch với ngân hàng trung ương trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của ngân hàng trung ương ở các nước. Các tiêu chuẩn này gồm các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp của ngân hàng trung ương. Thông thường, thành viên ngân hàng trung ương bao gồm:

Những hiểu lầm về chính sách tiền tệ của NHTW tác động đến thị trường tài chính

Đúng như dự báo khi Fed tăng lãi suất lên thêm 50 điểm cơ bản đưa lãi suất đồng đô la Mỹ đạt mức 1%. Động thái này đã đánh dấu đợt nâng lãi suất mạnh nhất của Fed suốt 22 năm qua và còn được sự đồng thuận tuyệt đối của toàn bộ 12 thành viên Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC – Cơ quan điều hành của Fed).

Điều này đã làm giới đầu tư lo lắng tiền bị rút ra khỏi thị trường tài chính thậm chí xa hơn là suy thoái kinh tế mà tháo chạy các kênh rủi ro như chứng khoán, tài sản số, bất động sản... để đổ tiền vào trú ẩn ở các kênh an toàn như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, vàng, gửi tiết kiệm... khi lãi suất gia tăng khiến thị trường sụt giảm ngay từ đầu năm.

Nếu như thế thì rõ ràng hành động của các ngân hàng trung ương (NHTW) dẫn đến nhiều hậu quả xấu vậy thì tại sao họ còn thực hiện? Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư hiểu lầm, dẫn đến các quyết định đầu tư sai, đặc biệt là trong trung dài hạn, gây thua lỗ lớn. Bởi vì NHTW phải đối phó với vấn đề nguy hiểm hơn, tác động sâu rộng hơn đó là lạm phát và cả lạm phát đình đốn (hay còn gọi là đình lạm – Lạm phát tăng cao trong bối cảnh kinh tế đình trệ).

Tuy nhiên cần lưu ý rằng lạm phát ở mức độ nhẹ, trong tầm kiểm soát, đặc biệt lạm phát ở xoay quanh mức mục tiêu mang lại sự tích cực lớn.

Lạm phát mục tiêu được tính toán dựa trên việc giá cả tăng ở mức độ vừa phải đủ để doanh nghiệp, nhà sản xuất bán cùng một số lượng hàng hóa nhưng lại đạt được thu nhập cao hơn lúc trước. Điều này sẽ thúc đẩy họ liên tục đổi mới sáng tạo đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn nữa giúp cải thiện doanh số. Lạm phát mục tiêu bao gồm cả các thu nhập của người tiêu dùng tăng tương ứng hoặc vượt hơn để họ thấy lạm phát không còn là vấn đề nữa. Mọi chuyện chỉ trở nên rắc rối khi thu nhập không thể tăng lại lạm phát và lạm phát vượt mục tiêu quá xa, khi đó nhiều người cảm thấy mình không giàu như mình nghĩ. Tình huống tệ không kém lạm phát là giảm phát hay thiểu phát hoặc đình lạm (lạm phát đình đốn). Thông thường lạm phát mục tiêu sẽ được Quốc hội mỗi quốc gia đưa ra vào đầu năm (lạm phát mục tiêu của Mỹ và Châu Âu hiện nay là khoảng 2%, Việt Nam khoảng 4%).

Tuy nhiên hiện lạm phát đã tăng vọt khắp nơi trên thế giới như Mỹ cao nhất hơn 40 năm, nhiều nước khác cũng cao nhất vài thập kỷ chứ không còn chỉ là “nghi ngờ” hay “chỉ trong ngắn hạn” như các NHTW vẫn lạc quan hồi năm ngoái. Với các dấu hiệu như đình lạm được combo kèm theo cho thấy LP đã vượt khỏi tầm kiểm soát thì các NHTW và Chính phủ các nước buộc phải hành động bằng tiết mục tăng lãi suất  và thắt chặt chính sách tài khóa.

Tuy vậy nhiều nhà đầu tư quá tập trung đến nâng lãi suất trong khi THẮT CHẶT TIỀN TỆ mới là hành động chính của các NHTW và chính sách tiền tệ lại có rất nhiều cách thực hiện và thường khi hành động của các NHTW sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ từ nhẹ tới mạnh tay chứ không phải mạnh tay ngay lập tức để gây ra cú sốc cho nền kinh tế và thị trường tài chính.

Mức độ các chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Rất khó để đạt hiệu quả tối ưu cùng lúc với 2 mục tiêu này. Với giai đoạn kinh tế ở mức bình thường, ổn định thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn nhưng nền kinh tế tăng trưởng quá nóng hoặc quá lạnh thì chính sách tiền tệ sẽ nhắm trực tiếp vào lượng cung tiền nhiều hơn. Dưới đây là công cụ và mức độ thực hiện các hành động thuộc về chính sách tiền tệ của NHTW.

  • Mức độ nhẹ nhất đó là thu hẹp quy mô các gói kích cầu. Sau đó tiến tới hủy bỏ các gói kích cầu.
  • Để các Trái phiếu Kho bạc đáo hạn mà không gia hạn hay tái đầu tư.
  • Thực hiện bán trái phiếu Chính phủ.
  • Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn: Để tăng giảm lượng tiền cung ứng thông qua NHTM tạo bút tệ để nới lỏng hoặc siết bớt thanh toán của họ.
  • Nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm: các NHTM được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán tạm thời trong ngày; Cho vay qua đêm các NHTM vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong ngày. Tuy nhiên nghiệp vụ này chỉ có tác động chính trong ngắn hạn.
  • Chiết khấu giấy tờ có giá.
  • Công cụ dự trữ bắt buộc: điều chỉnh khả năng vay mượn , thanh khoản của các NHTM.
  • Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở: NHTW mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ để điều tiết cung cầu từ đó tác động đến các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
  • Hạn mức tín dụng: Công cụ mang tính hành chánh khá mạnh tay, can thiệp trực tiếp đến các TCTD khi NHTW yêu cầu các TCTD, NHTM chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
  • Lãi suất tín dụng: Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất, do đây là công cụ khá lợi hại khi tác động trực tiếp đến lãi suất chung của nền kinh tế và gián tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền trên Thị trường tài chính do làm tăng hoặc giảm lượng tiền lưu thông.
  • Tỷ giá hối đoái: Tương quan sức mạnh giữa nội tệ và ngoại tệ, có thể neo đồng nội tệ vào ngoại tệ mạnh hoặc thả nổi tùy vào thời điểm, tạo đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ từ đó tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại quốc gia, cán cân thanh toán... Từ đó thu hút vốn đầu tư, dự trữ quốc gia. Dù không làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông nhưng là công cụ hỗ trợ to lớn.
  • Các nghiệp vụ khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thường mang tính điều tiết ngắn hạn.
  • Các công cụ bơm/hút tiền tệ khác.
  • Các chính sách tiền tệ đặc biệt, tiềm ẩn sức mạnh dài hạn. Ví dụ như Operation Twist là một công cụ đặc biệt khi từng được sử dụng bởi 2 NHTW hàng đầu thế giới là NHTW Nhật (BoJ) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Đây là công cụ điều tiết tiền tệ mạnh, chú trọng hiệu quả về lâu dài bằng cách “xoắn lãi suất” thông qua việc “bán ngắn mua dài” trái phiếu Kho bạc nhằm nỗ lực “nắn” (twist) đường cong lãi suất giữa ngắn hạn và dài hạn làm cho lợi suất thay đổi phù hợp mà không cần tăng hay giảm cung tiền nhưng vẫn hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng ổn định về lâu dài.

Với trường hợp ngược lại khi nền kinh tế quá lạnh, suy thoái hoặc tăng trưởng chậm thì NHTW thường sẽ làm ngược lại bằng cách giảm bớt các biện pháp mạnh tay tiến dần tới nới lỏng tiền tệ trở lại cho đến khi kinh tế cân bằng, tăng trưởng và NHTW sẽ giữ chính sách ở mức ổn định.

Hành động phù hợp của nhà đầu tư ở từng giai đoạn của chính sách tiền tệ

Như vậy có thể thấy các NHTW có nhiều công cụ để điều tiết thị trường, hỗ trợ kinh tế phát triển và tùy vào mục đích cũng như thời điểm phù hợp. Thông thường các nhà đầu tư chỉ bắt đầu nhận ra và hành động khi các chính sách ở mức “mạnh tay” (thắt chặt hoặc nới lỏng) mà không để ý các dấu hiệu “nhẹ nhàng” trước đó. Chẳng hạn có nhiều nhà đầu tư thắc mắc tại sao Fed tăng lãi suất nửa điểm phần trăm mạnh nhất trong 22 năm mà thị trường chứng khoán lại tăng sau đó mà không để ý rằng dấu hiệu đã có từ... năm ngoái. Và thị trường đã giảm từ đầu năm thậm chí nhiều chỉ số đã ở dưới thị trường con gấu như Nasdaq nên việc tăng trở lại 1 phiên không mang nhiều ý nghĩa mà chẳng qua thông tin tăng lãi suất đã phản ảnh vào giá từ nhiều tháng trước khi mà Fed cũng bắt đầu phát dấu hiệu bằng cách giảm dần quy mô các gói kích cầu trước khi tiến tới nâng lãi suất như hiện tại.

Vì thế nhà đầu tư tránh lẫn lộn những yếu tố tác động dài hạn mà hành động ngắn hạn và ngược lại, rất dễ dẫn đến mất tiền. Bởi vậy một yếu tố ngắn hạn hay dài hạn cần được đánh giá đúng vị trí của nó sẽ giúp nhà đầu tư dễ đánh giá thị trường hơn cũng như dễ theo dõi sự thay đổi của dòng tiền liên thị trường.

Tóm lại thắt chặt tiền tệ giống như thắng cái xe đang chạy quá nhanh có nguy cơ mất kiểm soát, dễ gây tai nạn. Do đó có thể xảy ra 2 tình huống:

  • Xe đâm vào tường do thắng không kịp hoặc quá mức dẫn đến kinh tế suy thoái.
  • Xe chạy chậm lại, lách qua được chướng ngại vật và tăng tốc trở lại, khi đó kinh tế tiếp tục phát triển và tiền tệ được nới lỏng. Nghĩa là thị trường được bơm thêm nhiên liệu để có cơ hội tăng trưởng.

Tuy nhiên dù là trường hợp nào thì đoạn đầu sẽ giống nhau khi kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường tài chính giảm tốc. Với trường hợp 1 thì kinh tế rơi vào suy thoái, còn thứ hai thì kinh tế và thị trường tài chính khó khăn trong ngắn hạn nhưng dài hạn sẽ phát triển ổn định hơn. Vì khúc đầu giống nhau nên nhiều nhà đầu tư quá bi quan thường sẽ bị rơi vào mất tiền, còn những nhà đầu tư đánh giá được từ đầu sẽ là giai đoạn họ tích lũy vì lịch sử luôn cho thấy cuối cùng hầu hết mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại, vấn đề là nhà đầu tư nào đủ kiên nhẫn hơn và quyết định chính xác hơn.

Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn Đầu tư - Maybank Investment Bank

FILI