Nhức ngón chân cái là bệnh gì năm 2024

Đau khớp ngón chân cái có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt đối với người thường xuyên vận động mạnh, chơi thể thao quá sức, người cao tuổi hoặc người thường xuyên sử dụng rượu bia. ĐAU NGÓN CHÂN CÁI - Điều trị và chăm sóc như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này.

1. Đau khớp ngón chân cái là gì?

Ngón chân cái là nơi cung cấp thêm lực đòn bẩy cho bàn chân khi chạy bộ, đi bộ hoặc nhảy và kết hợp với ngón út hỗ trợ duy trì sự cân bằng cơ thể khi đứng. Khi khớp ngón chân cái bị ảnh hưởng, đồng thời những chức năng của bàn chân cũng ảnh hưởng theo, dẫn tới nhiều vấn đề.

Bên cạnh đó, các khớp ngón chân là vị trí dễ lắng đọng các tinh thể muối urat nhất, khiến người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau dai dẳng. Có đến 80% người mắc các bệnh lý xương khớp gặp phải các triệu chứng liên quan đến đau khớp ngón chân cái.

Đau khớp ngón chân cái có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, đặc biệt những người thường xuyên vận động mạnh, chơi thể thao quá sức, vận động viên [múa bale], người cao tuổi, người thường xuyên sử dụng rượu bia…

Do vậy khi gặp phải tình trạng đau khớp ngón chân cái, bạn không nên chủ quan mà tiến hành đi khám bởi chúng có thể liên quan tới một số bệnh lý nguy hiểm.

2. Đau ngón chân cái có triệu chứng như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân mà các triệu chứng đau khớp ngón chân cái có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Cứng khớp buổi sáng, sau khoảng 30 phút khớp sẽ giãn ra
  • Có tiếng lạo xạo khi chuyển động
  • Sưng, tấy khớp ngón chân cái. Dấu hiệu này dễ nhận thấy ở người mắc bệnh gout và viêm khớp dạng thấp
  • Cơ bắp xung quanh khớp yếu dần
  • Khóa khớp, các khớp ngón chân cái khó cử động
  • Biến dạng ngón chân cái cho thấy khớp ngón chân của bạn đang có vấn đề
  • Đi lại khó khăn

Xem thêm: Cứng khớp sau khi ngủ dậy - Cảnh báo một số bệnh lý xương khớp

Ngoài ra còn một số triệu chứng kèm theo như:

  • Xuất hiện vết bầm, tím
  • Cảm giác nóng, rát chân
  • Ngón chân lạnh đột ngột
  • Các triệu chứng giống như cúm [mệt mỏi, sốt, nổi da gà…]
  • Tê ngón chân cái

Xem thêm: 4 lưu ý giúp bạn giảm đau các khớp ngón tay hiệu quả

3. Nguyên nhân nào dẫn đến đau ngón chân cái?

Sưng đau khớp ngón chân cái có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

  • Chấn thương: Chơi thể thao, vận động sai cách, quá sức hay tai nan…
  • Thói quen vận động, cử động sai tư thế
  • Lười vận động: thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động khiến cơ bắp yếu đi, xương khớp không còn linh hoạt dẫn tới tình trạng đau nhức trong đó có khớp ngón chân cái.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là tác nhân gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho xương khớp. Những người sử dụng chất kích thích thời gian dài có nguy cơ mắc sưng đau xương khớp cao hơn người bình thường.
  • Ăn uống thiếu chất: khiến xương khớp kém phát triển dẫn tới triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Các bệnh lý liên quan như gout, thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp….

4. Đau ngón chân cái có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau khớp ngón cái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả những nguyên nhân do chấn thương nhẹ hay đi giày dép không phù hợp, thậm chí là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm.

Tuy nhiên, dù liên quan tới nguyên nhân nào, nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng đau khớp ngón chân cái có thể dẫn đến những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn như:

  • Đau mãn tính
  • Khuyết tật
  • Một số trường hợp nặng, ngón chân bị hoại tử phải cắt bỏ
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn

Ngoài ra, đau khớp ngón chân cái liên quan tới các bệnh lý xương khớp, nếu phát hiện muộn không tránh khỏi những biến chứng như:

  • Biến dạng ngón chân
  • Sụn khớp bị phá hủy dẫn tới các khớp lỏng lẻo
  • Chết xương
  • Chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp
  • Gãy xương…

4. Đau ngón chân cái là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nào?

✅ Bệnh bunion [Hallux valgus]

Là một dạng của khớp nối ngón chân cái với bàn chân khiến ngón chân cái bị bẻ quặp về ngón trỏ, khớp chân sưng, tấy đỏ. Nguyên nhân có thể do mang giày dép không phù hợp, di truyền hoặc do viêm khớp dạng thấp.

✅ Viêm bursa ngón chân [viêm bao hoạt dịch]

Khi bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm có thể gây ra các triệu chứng như sưng đau ở khớp ngón chân, cứng khớp, di chuyển khó khăn và ảnh hưởng tới sự linh hoạt của các khớp.

✅ Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng cao, hình thành các tinh thể muối urat trong các khớp và gây viêm. Bệnh gút có thể ảnh hưởng tới bất kì khớp nào như khớp mắt cá chân, ngón chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát với cơn đau dữ dội ở khớp ngón chân cái và các khớp bàn chân.

Xem thêm: Những NGUYÊN NHÂN vàTHÓI QUEN khiến bạn dễ bị mắc bệnh GOUT nhất.

✅ Bệnh viêm khớp ngón chân cái

Là một rối loạn của khớp gốc ngón chân cái gây ra cứng khớp và đau khớp ngón chân. Cơn đau có thể dữ dội hơn khi thời tiết lạnh, xuất hiện tình trạng sưng, viêm.

Bệnh là rối loạn phổ biến thứ hai của ngón chân cái sau bệnh hallux valgus và thường xảy ra ở thanh thiếu niên, người trưởng thành trong độ tuổi [30-60].

✅ Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Khi có tác động lên ngón chân cái, ảnh hưởng tới dây thần kinh ngoại biên sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê, ngứa ran ở bàn chân, ngón chân, bàn tay, mất thăng bằng, yếu cơ.

✅ Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, gây viêm và đau khớp và có thể ảnh hưởng tới bất kì khớp nào trên cơ thể nhưng thường xảy ra tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân trước.

Khoảng 90% người gặp viêm khớp dạng thấp có vấn đề về chân.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp nhiều lần có thể gây ra bệnh lý về tim mạch

5. Đau ngón chân cái - Lúc nào cần đi gặp bác sĩ?

Ngoài những triệu chứng đã nêu ở trên, nếu điều trị tại nhà không đỡ hoặc những biểu hiện không có dấu hiệu tạm dừng mà vẫn tiếp tục đau nặng hơn đi kèm một số biểu hiện sau, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Thay đổi ý thức, dễ nhầm lẫn
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Không có khả năng đi lại
  • Ngón chân đỏ tấy, sưng
  • Xuất hiện các vết loét, mủ ở bàn chân, ngón chân
  • Bị biến dạng ngón chân

6. ĐAU NGÓN CHÂN CÁI - Điều trị và chăm sóc như thế nào?

Đau khớp ngón chân cái có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy sẽ có những phác đồ điều trị riêng sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Do vậy người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị dành cho người đau khớp ngón chân cái.

✅ Điều trị tại nhà

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm sưng viêm trong trường hợp các khớp ngón chân cái sưng tấy.
  • Không xoa thuốc hoặc chườm nóng hoặc lạnh với các vết thương hở, mưng mủ
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Trong thời gian điều trị, người bệnh nên để ngón chân được nghỉ ngơi, hạn chế đi lại đặc biệt không làm việc nặng, tránh tạo áp lực lên các khớp ngón chân
  • Dùng nẹp cố định: Sử dụng nẹp cố định giúp hỗ trợ giảm áp lực lên ngón chân cái khi hoạt động.

✅ Sử dụng thuốc tây

Thuốc Tây y giúp làm giảm cơn đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của triệu chứng đau khớp ngón chân cái mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp.

Một số loại thuốc có thể sử dụng như:

  • Paracetamol giảm đau
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid [NSAIDs] như: ibuprofen, naproxen.
  • Chất ức chế xanthine ozyase, allopurilnol, uricozym để hạ acid uric trong máu.
  • Gel bôi tại chỗ như diclofenac [Voltaren]
  • Tiêm steroid
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm [DMARDs]

✅ Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc, vật lý trị liệu cũng được áp dụng để kiểm soát cơn đau khớp ngón chân cái. Dù mất nhiều thời gian để phát huy công dụng so với thuốc tây nhưng phương pháp này mang tới hiệu quả lâu dài và ít phát sinh rủi ro.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tiến hành các bài tập làm tăng phạm vi chuyển động của ngón chân cái và tăng cường cơ bắp cho chân, từ đó giúp giảm đau, tăng tính linh hoạt cho các khớp.

✅ Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Trong một số trường hợp nặng dẫn tới hoại tử, gãy xương hoặc xuất hiện các hạt tophi do bệnh gout, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc nối xương để giảm các cơn đau.

Vậy điều trị và chăm sóc Đau khớp ngón chân cái thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong video dưới đây cùng Bác sĩ Thể thao Nguyễn Trọng Thủy.

7. Làm thế nào để hạn chế đau ngón chân cái?

Theo các bác sĩ, dù chỉ xuất hiện những triệu chứng đau nhức thông thường bạn cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng đau kéo dài trên ba ngày nên tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Trong trường hợp gặp phải cơn đau nhức như bệnh gout, cơn đau có thể biến mất nhưng trong thời gian đó các tinh thể muối urat vẫn tiếp tục hình thành và chuyển sang giai đoạn có những hạt tophi dưới da rất nguy hiểm.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần kết hợp các bài tập và chế độ ăn uống sinh hoạt để đẩy lùi cơn đau cũng như phòng tránh đau khớp ngón chân cái tái phát.

Khi khớp ngón chân viêm do bất kỳ nguyên nhân nào đều có nguy cơ gây tổn thương tới các thành phần của khớp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống của người bệnh. Vì thế, chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ sớm bằng các thói quen thiết thực, cụ thể:

  • Hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc tham gia những hoạt động giải trí.
  • Mang giày vừa vặn, thoải mái, hạn chế đi giày gót quá cao
  • Nếu mắc những lý bệnh tự miễn, người bệnh nên tuân thủ kế hoạch điều trị từ bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa các tổn thương ở khớp.
  • Duy trì thực hiện những bài tập bàn chân và ngón chân để giúp các ngón chân hoạt động linh hoạt, đồng thời tăng cường điều tiết dịch nhờn cho các khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường bổ sung rau củ quả, hạn chế tiêu thụ chất béo, đường và rượu bia. Nếu có thể, cần bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Bỏ thói quen bẻ khớp ngón chân
  • Tích cực tập thể dục thể thao, kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

Duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ [6 tháng/lần] nếu có nguy cơ cao để phát hiện mầm mống bệnh sớm, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro sức khỏe.

Chủ Đề