Những câu hỏi phỏng vấn quản lý nhà hàng

Vị trí quản lý rất đặc thù so với các vị trí nhân viên. Thông thường, các vị trí quản lý sẽ được tuyển chọn từ nhân sự đã gắn bó và hoạt động lâu dài với tổ chức bởi họ đã có kinh nghiệm và có hiểu biết đầy đủ về tổ chức. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều công ty và tổ chức lựa chọn quản lý thông qua ứng tuyển-phỏng vấn để tìm kiếm người thực sự có năng lực

1. Khi nào nên ứng tuyển vị trí quản lý?

Khi ứng tuyển vào vị trí quản lí, bạn cần tích lũy một vốn kinh nghiệm tương đối phong phú và nắm vững đầy đủ một số kỹ năng để ứng tuyển thành công. Tùy vào từng ngành nghề cũng như năng lực của từng cá nhân, thời gian thích hợp để ứng tuyển sẽ khác nhau, vị trí quản lí cửa hàng và nhà hàng sẽ yêu cầu bạn có trung bình ít nhất khoảng 3 năm kinh nghiệm.

Bạn có thể tìm các công việc làm quản lý nói chung và  việc làm quản lý cửa hàng hoặc việc làm quản lý nhà hàng tại các trang web tuyển dụng như Topcv Việt Nam hoặc theo dõi tin tuyển dụng trên trang web của các công ty, tổ chức bạn mong muốn.

2. Những kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu về người quản lý

Người quản lý là người quán xuyên, chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động của nhà hàng, cửa hàng. Vì thế, bên cạnh các kỹ năng mà nhân viên cần có như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…, các nhà tuyển dụng thường có những yêu cầu đặc thù mà một người quản lí nên có để đảm bảo nhà hàng hay cửa hàng kinh doanh được trơn tru và phát triển. Việc chuẩn bị tốt các kỹ năng này sẽ góp phần tăng khả năng ứng tuyển thành công của bạn.

+ Kỹ năng lãnh đạo: Người quản lý là người đứng đầu nên hiển nhiên họ cần phải có kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, định hướng mọi người trong nhóm, tổ chức để hướng tới đạt được mục tiêu chung. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo, bạn cần trau dồi, tích lũy kỹ năng này trước khi đi vào rèn luyện kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công

+ Kỹ năng xử lý vấn đề: Khi quản lý vận hành một nhà hàng hay cửa hàng, người quản lí sẽ là người đứng ra giải quyết các vấn đề mà nhà hàng hay cửa hàng gặp phải. Kỹ năng xử lí vấn đề là khả năng giải quyết các biến cố, sự việc nằm ngoài dự đính, không mong muốn.

3. Những câu hỏi phỏng vấn quản lý cửa hàng, nhà hàng

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho vị trí quản lý cửa hàng, nhà hàng. Bên cạnh các câu hỏi cơ bản của các buổi phỏng vấn như Bạn hãy giới thiệu bản thân, Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì… Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến và gợi ý trả lời dành cho các ứng viên:

+ Bạn làm thế nào để tạo động lực làm việc cho nhân viên? Là một người quản lý, tôi tin rằng sự gắn bó, động viên kịp thời chính là chìa khóa tạo động lực cho nhân viên. Tôi tin rằng tạo động lực có thể đến từ những việc nhỏ nhất là như là một lời khen, lời khiển trách kịp thời, tạo những phần thưởng “nóng” để các nhân viên gia tăng sự cạnh tranh, từ đó thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn.

+ Bạn có triết lý kinh doanh nào dành cho khách hàng của nhà hàng/cửa hàng không? Triết lý của tôi là dịch vụ tốt nhất, phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất, trải nghiệm của khách hàng sẽ được đặt lên hàng đầu. Tôi tin rằng việc coi trọng và đặt khách hàng lên ưu tiên hàng đầu là bí quyết thành công bền vững cho nhà hàng/cửa hàng.

Tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn quản lý để ứng tuyển thành công

+ Có một vị khách đem sản phẩm đã sử dụng rồi đến đổi trả và làm ầm lên với nhân viên của bạn. Bạn sẽ xử lí như thế nào? Trước hết, tôi sẽ xin lỗi khách vì trải nghiệm chưa tốt khi sử dụng sản phẩm là xoa dịu cơn phẫn nộ của vị khách. Sau đó, tôi sẽ mời vị khách vào phòng nói chuyện riêng để tránh gây ảnh hưởng tới vị khách khác. Tiếp theo, tôi sẽ thuyết phục khách để lắng nghe vấn đề khách gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm, nếu lỗi từ phía nhà sản xuất, cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu lỗi do cách sử dụng của khách, tôi sẽ giải thích cho khách hiểu, hướng dẫn cách sử dụng đúng và đề nghị tặng voucher cho khách để tiếp tục giữ chân khách ghé tới cửa hàng.

Các vị trí việc làm trong nhà hàng luôn thu hút nhiều ứng viên, người lao động ứng tuyển vào làm. Tuy vậy, để vượt qua được những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn cũng đang phỏng vậy bất kỳ vị trí nào sau đây, tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng sau đây của TOPCV sẽ giúp ích cho bạn.

Câu hỏi phỏng vấn vị trí điều hành nhà hàng

Quản lý, điều hành nhà hàng là một vị trí rất quan trọng. Do đó, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng cho vị trí này thường yêu cầu cao hơn về khả năng tư duy, ứng xử. Bên cạnh những câu hỏi bình thường khác, bạn có thể gặp thêm những câu hỏi sau đây.

Câu 1: Bạn thường sử dụng phương pháp nào để quản lý đội ngũ nhân viên nhà hàng?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng ở vị trí quản lý thường được sử dụng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác minh lại về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của bạn như thế nào.

Gợi ý trả lời

Với câu hỏi này, bạn có thể dựa vào kinh nghiệm của mình, đưa ra một mô hình nhà hàng cụ thể mà bạn đã từng quản lý đó. Lưu ý nên trả lời thành từng ý rõ ràng, ngắn gọn và rành mạch. Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm ở vị trí quản lý, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Quản lý bám sát vào lịch làm việc của từng bộ phận, từng nhân viên.
  • Kiểm tra, theo dõi thời gian làm việc thực tế, cụ thể như thế nào?
  • Quản lý qua tỷ lệ doanh thu của nhân viên, tỷ lệ hài lòng của khách hàng.
  • Quản lý nhân viên theo từng bộ phận cụ thể.
  • Thực hiện đánh giá hiệu quả theo từng tuần, từng tháng, từng quý,…
  • Trao đổi, training thường xuyên cho nhân viên nhà hàng.
  • Xây dựng các chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, hợp lý.
  • Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho quản lý nhân viên nhà hàng.

>>> Xem thêm: Quản lý nhà hàng - Việc hot lương cao nhưng không phải ai cũng biết

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng thường gặp nhất

Câu 2: Theo bạn, những yếu tố nào sẽ quyết định đến sự thành công của nhà hàng?

Là một người điều hành, quản lý nhà hàng, bạn sẽ cần đảm bảo được hiệu quả doanh thu, sự thành công của nhà hàng. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng vị trí điều hành, quản lý được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra về yếu tố tầm nhìn, định hướng của một người quản lý ở ứng viên như thế nào.

Gợi ý trả lời

Tương tự với câu hỏi đầu tiên, bạn có thể dựa vào kinh nghiệm của mình. Tuy vậy, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Chỉ cần đưa ra từ 3 – 5 yếu tố quyết định. Nếu khéo léo hơn, bạn có thể tìm hiểu trước về nhà hàng mà bạn ứng tuyển, sau đó nghiên cứu và phân tích về những yếu tố mà nhà hàng đó thành công.
  • Với mỗi yếu tố, nếu bạn đã thực hiện nó trong các kinh nghiệm làm việc trước, bạn có thể lấy ví dụ thực tế về những thành công, con số khi quản lý những yếu tố đó như thế nào.
  • Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công của nhà hàng có thể kể đến như: Xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình là ai, lựa chọn mặt bằng phù hợp, chuyển đổi online – offline linh hoạt, tận dụng nền tảng công nghệ, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoạt động Marketing,…

Câu 3: Bạn có thể chia sẻ về một tình huống khó khăn trong công việc của mình không?

Bất kỳ vị trí nào cũng sẽ luôn gặp những tình huống khó khăn khác nhau trong công việc của mình. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng liên quan đến vấn đề này thường sẽ được sử dụng để xem xét về khả năng đối diện với khó khăn, cách mà bạn đã xử lý như nào.

Gợi ý trả lời

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời dựa trên một tình huống thực tế của bạn. Lưu ý răng, tính trung thực trong câu trả lời luôn được đánh giá cao. Bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý như sau:

  • Đưa ra tình huống cụ thể cho sự khó khăn mà bạn gặp phải. Ví dụ như việc phải cắt giảm nhân sự do tình hình dịch bệnh, nhận được phản hồi tiêu cực từ khách hàng, doanh thu sụt giảm,…
  • Bạn đã làm gì trong tình huống khó khăn đó, cách khắc phục khó khăn như thế nào?
  • Bài học mà bạn đã rút ra được khi trải qua được tình huống khó khăn đó.
Bất kỳ vị trí nào cũng sẽ luôn gặp những tình huống khó khăn trong công việc

Câu hỏi phỏng vấn vị trí nhà bếp

Bên cạnh vị trí điều hành, các vị trí trong nhà bếp cũng góp phần quan trọng. Họ tương tự như những nhân viên sản xuất sản phẩm của nhà hàng. Do đó, những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng ở vị trí này cũng được lựa chọn khá khắt khe. Bạn có thể gặp những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng vị trí nhà bếp như sau:

Câu 4: Điều gì khiến bạn yêu thích và muốn trở thành đầu bếp trong nhà hàng?

Để làm việc ở một vị trí như nhân viên nhà bếp trong nhà hàng, bạn sẽ cần phải có sự yêu thích, đam mê với công việc này. Bởi đây là công việc có những nhiệm vụ khá đặc thù, vất vả cũng như sẽ không làm theo giờ hành chính như những công việc khác. Do đó, câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem bạn có thể theo nghề lâu dài và gắn bó với nhà hàng hay không.

Gợi ý trả lời

Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời trung thực dựa trên quan điểm cá nhân của mình. Bạn có thể nêu từ 2 – 3 lý do khiến bạn muốn làm việc và theo đuổi nghề nghiệp này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nêu thêm về định hướng tương lai mà bạn muốn thực hiện. Ví dụ như trở thành bếp trưởng, quản lý nhà bếp,…

Câu 5: Bạn có thể nêu những công việc bạn cần chuẩn bị trước khi vào ca làm việc của mình không?

Những vị trí liên quan đến nhà bếp thường sẽ cần phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau trong 1 ngày làm việc của mình. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng ở vị trí làm việc trong nhà bếp này được đưa ra để nhà tuyển dụng xác định bạn có hiểu biết về công việc của mình hay không.

Gợi ý trả lời

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời những nhiệm vụ mà nhân viên nhà bếp trong khách sạn thường phải làm trước khi vào ca của mình như sau:

  • Kiểm tra nguyên liệu, các loại thực phẩm còn từ ca trước, đưa ra hướng xử lý để giảm sự lãng phí của nhà hàng.
  • Kiểm tra nguyên vật liệu phục vụ cho ca làm việc của mình về chất lượng, số lượng có đảm bảo yêu cầu hay không.
  • Cập nhật, thông báo cho các nhân viên tại phòng bếp về những món sẽ tạm ngưng phục vụ hoặc món ăn đặc biệt được bán trong ngày.
Vị trí đầu bếp sẽ cần chuẩn bị nhiều công việc trước ca làm của mình

Câu 6: Bạn thường cập nhật những xu hướng ẩm thực mới như thế nào?

Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng vị trí nhà bếp thường gặp. Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đặt ra để xác định xem bạn có phải là người có ý chí cầu tiến, ham học hỏi, luôn đổi mới, sáng tạo hay không.

Gợi ý trả lời

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời dựa trên trải nghiệm thực tế của bạn. Ví dụ như: “Tôi thường xuyên theo dõi các kênh youtube, tiktok, mạng xã hội của những đầu bếp nổi tiếng, ví dụ như…. Qua những chia sẻ của họ, tôi có thể cập nhật, học hỏi thêm về những xu hướng ẩm thực mới. Tuy vậy, thông thường tôi sẽ biến đổi những kiến thức, xu hướng đó một chút để vẫn giữ được màu sắc cá nhân của mình trong từng món ăn”.

Câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ là một trong những vị trí thường được tuyển dụng nhất tại nhà hàng. Bởi, vị trí này luôn cần số lượng khá lớn để đảm bảo có thể giúp khách hàng có trải nghiệm hài lòng nhất.

Vì vậy, khi tìm kiếm vị trí này, các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đưa ra những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng rất chặt chẽ. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi và gợi ý trả lời thường gặp như sau:

Câu 7: Theo bạn vị trí nhân viên nhà hàng cần có những kỹ năng gì?

Nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ cần có khá nhiều kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình. Với câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên nhà hàng này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra về khả năng nắm các kỹ năng chuyên môn của bạn như thế nào.

Gợi ý trả lời

Một nhân viên phục vụ nhà hàng cần tuân thủ nhiều kỹ năng, quy định khác nhau từ phía nhà hàng yêu cầu. Tuy vậy, thường sẽ cần tuân thủ những quy tắc cần thiết như sau:

  • Luôn phải mỉm cười thân thiện, niềm nở với khách hàng.
  • Nắm rõ được thực đơn, có trí nhớ tốt trong công việc.
  • Có thể chịu được áp lực cao, bởi những ngành liên quan đến dịch vụ thường sẽ phải đối mặt với nhiều yêu cầu, tình huống khó khăn từ khách hàng.
  • Không nên đếm tiền bo trước mặt của khách hàng.

Câu 8: Nếu khách hàng không hài lòng với chất lượng phục vụ, bạn sẽ làm gì?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng này được nhà tuyển dụng sử dụng để kiểm tra, xác minh về khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào. Ngoài ra, đây cũng sẽ là câu hỏi để kiểm tra về khả năng giao tiếp trong tình huống bất lợi của bạn ra sao.

Gợi ý trả lời

Khi gặp tình huống khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ, bạn có thể xử lý vấn đề theo gợi ý như sau:

  • Giữ bình tĩnh và giúp khách hàng làm dịu sự khó chịu bằng cách lắng nghe họ nói một cách chân thành, từ tốn.
  • Hỏi khách hàng về những lý do khiến họ cảm thấy không hài lòng, khó chịu là gì, ở sự phục vụ, chất lượng món ăn, chỗ ngồi,… Xin lỗi chân thành về những vấn đề bất tiện đó.
  • Giúp khách hàng giải quyết được những sự khó chịu đang gặp phải, trong trường hợp không thuộc quyền hạn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của quản lý nhà hàng.
Nếu gặp khách hàng phàn nàn, bạn nên lưu ý xử lý khéo léo, linh hoạt

Trên đây chỉ là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng được sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh những câu hỏi này, vẫn sẽ có thêm các câu hỏi về giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu,… của bạn. Do đó, để giúp buổi phỏng vấn thành công, bạn nên lưu ý chuẩn bị kỹ càng trước đó. Ngoài ra, đừng quên luôn thể hiện sự tự tin, lịch sự để có thể “ghi điểm” tốt hơn với nhà tuyển dụng.

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề