Những đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn năm 2024

Đề Văn thi lớp 10 của TP HCM với chủ đề "Để những nghĩ suy cất lên thành lời...", được nhiều giáo viên khen sáng tạo, có đất để học sinh thể hiện năng lực viết.

Gợi ý đáp án môn Văn

Khoảng 96.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập ở TP HCM hoàn thành bài thi môn Ngữ văn, sáng 6/6.

Đề thi gồm ba phần Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Chủ đề xuyên suốt của đề thi là "Để những nghĩ suy cất lên thành lời...", yêu cầu thí sinh đọc hiểu và thể hiện suy nghĩ của mình về chủ đề này.

Nhiều giáo viên đánh giá cao về sự sáng tạo, cho rằng đề thi nhiều "đất" để học sinh thể hiện năng lực, sức viết của mình.

Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, trường THPT Lương Văn Chánh, Phú Yên, đánh giá những văn bản được chọn làm ngữ liệu cho đề rất sâu sắc. Cách hỏi của câu Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học không gò ép học sinh vào nhận định mà chỉ đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn, từ đó học sinh có thể tự do thể hiện quan điểm, trình bày suy nghĩ riêng của mình.

"Đây là cách ra đề sáng tạo, có độ mở cao. Tôi thích cách ra đề này", thầy Minh nhận xét.

Cô Hà Thị Thu Thủy, giáo viên trường THCS Hà Huy Tập, TP HCM, đánh giá chủ đề "Để những suy nghĩ cất lên thành lời..." gần gũi và phù hợp với tâm tư của học sinh. Với đề thi này, cô hy vọng đáp án sẽ rộng mở, chấp nhận những suy nghĩ khác biệt của thí sinh.

Phân tích cụ thể hơn, thầy Võ Kim Bảo, Tổ trưởng Ngữ văn, trường THCS Nguyễn Du, TP HCM, cho biết ngữ liệu phần Đọc hiểu là một bức thư do người ra đề tự viết, đóng vai cô giáo, có trích dẫn các tác phẩm liên quan đến chủ đề. Đây là một hình thức mới khi chọn ngữ liệu cho đề thi.

Câu Nghị luận xã hội, đề dẫn dắt bằng một ý thơ, rồi yêu cầu thí sinh viết với một nhan đề cho sẵn cũng là điểm mới so với những năm trước, theo thầy Bảo. Câu này có tính phân loại cao, những học sinh có kỹ năng tốt sẽ biết cách trình bày hợp lý, liên kết ý thơ và nhan đề được gợi ý để rút ra vấn đề cần nghị luận. Những em không có kỹ năng làm bài sẽ dễ lạc đề, sa đà vào bàn nội dung đoạn thơ hoặc nhan đề có sẵn mà không có sự liên kết.

Phần Nghị luận văn học [câu 3], thí sinh được chọn một trong hai đề để làm bài. Chủ đề tình yêu nước và tình cảm gia đình, đều là chủ đề quen thuộc, được các giáo viên ôn tập kỹ. Đề một yêu cầu thí sinh phân tích tác phẩm thơ. Còn ở đề hai, các em được tự do lựa chọn tác phẩm, không giới hạn thơ hay truyện. Đề hai có thêm yêu cầu phụ là chia sẻ về cách đọc, hiểu tác phẩm mình chọn.

"Yêu cầu phụ này không khó, học sinh được trình bày quan điểm của mình một cách tự do. Nhưng với những học sinh quen học văn mẫu, tư duy rập khuôn sẽ không hiểu yêu cầu này", thầy Bảo nói.

Cô Trịnh Quỳnh An, đại diện tổ Ngữ văn của hệ thống HOCMAI, cũng cho rằng yêu cầu phụ của đề hai có thể gây nhiễu cho thí sinh. Các em không quen sẽ khó hệ thống, sắp xếp những suy nghĩ cá nhân trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, các giáo viên cho rằng nếu nắm vững kiến thức, đề thi tuy có đổi mới nhưng không khó. Ở phần Đọc hiểu, thí sinh ở mức trung bình cũng có thể lấy điểm trọn vẹn.

Thí sinh TP HCM làm bài thi vào lớp 10 công lập tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, ngày 6/6. Ảnh: Quỳnh Trần

Đề thi môn Văn vào lớp 10 của TP HCM nhiều năm qua được giới chuyên môn đánh giá cao về tính mở và sự đổi mới. Năm ngoái, trong hơn 94.000 thí sinh dự thi, một em giành điểm 9,5 - cao nhất, 432 em đạt từ 9 trở lên.

Chiều 6/6, các em tiếp tục dự thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 90 phút. Ngày 7/6, thí sinh làm bài thi môn Toán và môn chuyên [thí sinh dự thi lớp chuyên].

Em Trần Đức Quân [Học sinh Trường THCS Nam Trung Yên] cho biết đề thi gồm 2 phần. Nghị luận văn học về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, bàn về tình đồng đội đồng chí của 3 cô gái thanh niên xung phong. Phần nghị luận xã hội, với một đoạn tâm sự giữa người bố với người con, yêu cầu thí sinh trình bày ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc cá nhân. Quân làm hết bài nhưng không quá tự tin, em dự kiến đạt 7 đến 8 điểm.

Em Anh Phương [Trường THCS Phan Đình Giót] chia sẻ đề thi không có câu hỏi quá khác lạ so với mọi năm. Phương cũng dự đoán em đạt mức điểm từ 7 điểm trở lên.

Chiều nay, từ 14h, các thí sinh sẽ bước vào bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. Sáng ngày mai 11/6, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Toán [hình thức tự luận, 120 phút].

Qua thống kê, số lượng học sinh Hà Nội đăng ký thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024 gần 105.000 em. Trong khi, số chỉ tiêu tuyển vào các trường THPT công lập chỉ khoảng 72.000.

Năm nay, Hà Nội tổ chức 201 điểm thi, đặt tại các trường THPT và một số trường THCS, Trung tâm GDNN-GDTX. Cùng đó, huy động hơn 20.000 giáo viên làm công tác coi thi, chấm thi.

Trong số các trường, năm nay, Trường THPT Khương Hạ có tỉ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/3,55. Nguyên nhân một phần cũng bởi đây là ngôi trường công lập mới của TP Hà Nội [bắt đầu tuyển sinh từ năm 2021] với số chỉ tiêu còn thấp. Tiếp đó là Trường THPT Chu Văn An với tỷ lệ chọi lên đến 1/3,43,...

Bên cạnh những trường THPT có tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng, cũng có những trường tỷ lệ chọi rất thấp. Thậm chí, không ít trường, số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường còn thấp hơn cả chỉ tiêu. Các trường này đều ở các huyện khu vực ngoại thành Hà Nội.

Lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023.

Thí sinh lưu ý Điểm xét tuyển lớp 10 THPT công lập không chuyên = [Điểm Toán + điểm Văn] x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên. Những thí sinh đăng ký vào các lớp chuyên sẽ thi thêm ngày 12/6.

Điểm xét tuyển lớp 10 chuyên = Tổng điểm các bài thi không chuyên + Điểm thi chuyên x 2. Theo dự kiến, chậm nhất ngày 4/7, Hà Nội sẽ công bố điểm thi.

Chủ Đề