Những khó khăn trong học tập của học sinh trung học cơ sở

Những điều dưới đây sẽ là những đặc điểm thường thấy ở học sinh Việt Nam chúng ta, chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ thấy một phần mình trong đó. Hãy cùng đọc xem:

Bạn có bao giờ hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi nhưng đầu óc vẫn trống rỗng mỗi khi phải làm bài trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả là điểm số mà bạn đạt được không bao giờ phản ánh đúng thực lực của bạn.

2. Thích trì hoãn công việc

Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày bắt đầu? Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì trì hoãn bằng một lí do nào đó chúng ta không bao giờ thực sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ.

Khi bạn lười biếng, bạn cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình. Cảm giác lo sợ nhắc bạn nên ngừng xem ti-vi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm môt chương trình tivi nữa. Để vượt qua được thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.

4. Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet

Trò chơi điện tử, tivi, internet hay những thứ giải trí khác luôn hấp dẫn hơn là học tập. Đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ, và ngược lại, gắn liền niềm vui với những việc khác như là xem tivi. Tại sao chúng ta lại chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót nộp bài hay cảm thấy áp lực nặng nề từ bạn bè – những người đã làm xong bài tập đó. Hãy nhận thức được việc không làm bài tập sẽ khiên chúng ta gánh chịu 1 hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn. Điều này khiến bạn phải bắt tay vào hành động.

5. Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng

Bạn cảm thấy khó theo kịp những gì thầy giáo giảng trong lớp học? Sau 20 phút nghe giảng, hầu hết học sinh đều có khuynh hướng không thể tiếp thu thêm được nữa. Khi lớp học kết thúc, học chỉ hiểu được khoảng 30% bài giảng và nhớ được khoảng 10%. Những học sinh giỏi lại hiểu và nhớ được 100% bài giảng khi kết thúc lớp học. Đó là nhờ vào việc họ tìm hiểu về chương sách mà thầy giáo sẽ giảng trước khi đến lớp. Sau đó họ đọc sách trước khi nghe giảng và ghi chú bằng Sơ đồ tư duy. Vì họ đã tìm hiểu từ trước nên họ rất dễ dàng theo kịp bài giảng của Thầy.

Những thứ bên ngoài cửa sổ lớp học hay cuốn truyện để trên bàn luôn gây sự chú ý của bạn? Vì vậy trước khi học hãy chuẩn bị cho mình một môi trường học tập thật tốt: Tắt hết tivi và điện thoại đi, dọn dẹp lại bàn học sạch sẽ, ngăn nắp và chỉ để những thứ bạn cần học ở trên bàn của mình.

7. Khả năng tập trung ngắn hạn

Các nghiên cứu cho thấy thời gian học lý tưởng nhất trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên được chia thành bốn phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút.

Hãy xem lại các mục tiêu học tập của bạn thường xuyên, đặc biệt là những mong muốn cụ thể của bạn, lý do và lợi ích của việc đạt được những mục tiêu đó. Việc này giúp tâm trí bạn luôn tập trung và đi đúng hướng. Thông thường những yếu tố khách quan bên ngoài luôn ảnh hưởng bạn. Do đó, việc xem lại mục tiêu sẽ giúp bạn không đi lệch hướng.

Nếu bạn luôn nhận điểm kém trong các bài kiểm tra, rất khó mà bạn đạt điểm 10 trong kỳ thi học kỳ. Bạn cần phải kiên định, hiểu được bài và làm tốt trong các lần kiểm tra, chắc chắn bạn sẽ không còn sợ thi cử.

10. Hay phạm lỗi do bất cẩn

Làm bài kiểm tra và làm bài thi chỉ có ích nếu bạn biết rút kinh nghiệm về kết quả mà bạn nhận được. Rút kinh nghiệm là phân tích tại sao bạn phạm lỗi. Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể sửa chữa khuyết điểm.

11. Chịu áp lực từ gia đình

Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ mình đang học vì bố mẹ chứ không phải vì chính bản thân mình thì bạn sẽ không bao giờ có đủ động lực để học tập.

12. Có quá nhiều thứ để học và quá ít thời gian

Những học sinh xuất sắc làm chủ thời gian của mình bằng cách sắp xếp ưu tiên công việc. Vì chúng ta ai cũng có 24 một ngày, bạn phải ưu tiên những việc giúp ta tiến gần đến mục tiêu. Những việc này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu và thành công.

13. Không có động lực học

Không có học sinh lười, chỉ có học sinh không có mục tiêu. Mục tiêu tiếp thêm năng lượng và sức mạnh cho chúng ta. Không có mục tiêu, chúng ta luôn cảm thấy lười biếng, mệt mỏi.

Đa số chúng ta không có mục tiêu rõ ràng là đạt điểm 10 hay vươn lên đứng nhất, do đó não bộ chúng ta tự ngưng hoạt động và làm chúng ta mất năng lượng. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta dễ dàng bỏ cuộc.

15. Thầy cô dạy không lôi cuốn

Đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo dạy bạn. Hãy học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. 99% những người học giỏi đều có kĩ năng tự học tốt.

16. Không có hứng thú với môn học

Hãy tiếp nhận một sự việc theo những cách nhìn khác nhau. Có phải bạn không có hứng thú với môn học đó chỉ vì môn đó bạn đang học kém hay không?

BÀI THU HOẠCH MODULE 10“RÀO CẢN HỌC TẬP CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ”A. PHẦN NỘI DUNG1. Khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập:- Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người thực hiện và đạtđược mục đích của hoạt động.- Khó khăn tâm lí trong học tập chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình học tậplàm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiêu học tập.Khó khăn tâm lí được biểu hiện:+ Mặt nhận thức: chủ thể chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ hoạt động của mình, chưađánh giá đúng khả năng của bản thân trong hoạt động.+ Mặt cảm xúc-tình cảm: Thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm, tình cảm, thờ ơ với hoạt động.+ Mặt hành vi: Những người có khó khăn tâm lí trong hoạt động thường biểu hiện các hànhvi lúng túng, nói năng thiếu chính xác, hoạt động thiếu logic, hành vi diễn ra bột phát, không làmchủ được trong quá trình hoạt động.2. Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập:- Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trởngại ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảcủa hoạt động.- Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là những khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ởmức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có ảnhhưởng đến kết quả học tập của các em.3. Một số chỉ báo có thể xuất hiện rào cản tâm lí học tập:Việc chỉ ra các chỉ báo nhằm phát hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập từ đótìm ra cách phòng tranh hợp lí sẽ giúp ích rất lớn cho học sinh. Hoạt động này sẽ cung cấp một sốcách phát hiện các rào cản tâm lí trong học tập của học sinh.Có một số hoạt động có thể chỉ ra ở đó xuất hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong họctập của học sinh. Những câu hỏi ở từng hoạt ccộng này sẽ được đưa ra để học sinh trả lời từ đó sẽcung cấp những thông tin hữu ích cho việc hỉ ra mức độ khó khăn tâm lí học sinh đang phải đốimặt và xác định nó có trở thành những rào cản tâm lí trong học tập với học sinh hay không. Có cácchỉ báo đó là:- Chỉ báo về các hoạt động sinh lí.- Chỉ báo về mặt nhận thức.- Chỉ báo về mặt xúc cảm.- Chỉ báo về mặt hành vi.- Chỉ báo về kĩ năng.4. Một số biện pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập:- Tích cực học tập tích lũy tri thức.- Học hỏi kinh nghiệm học tập của những anh chị lớp trên.- Chủ động trong học tập.- Rèn luyện phương pháp học tập mới.- Tích cực phát biểu xây dựng bài trong học tập.- Tạo tâm thế tự tin sẵn sàng trong học tập.- Rèn luyện thói quen học tập độc lập.- Đưa ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.- Bố trí thời gian, không gian hợp lí cho học tập.- Tích cực tham gia các buổi thảo luận, học tập, ngoại khóa.- Ôn lại cho vững những kiến thức lớp dưới.- Nói chuyện, tâm sự với cha mẹ, thầy cô.5. Một số phương pháp và kĩ thuật phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập:a] Làm chủ cảm xúc bản thân:+ Hiểu bản chất của cảm xúc là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh.Việc xảy ra đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó.+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trongrồi bất ngờ nổ tan xác bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh để tự tin đối đầuvới chúng. Viết nhật kí, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại củachúng.+ Suy nghĩ trước khi hành động: Suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đo dưới ảnh hưởng củacảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toànbộ tình hình rồi hãy hành động.+ Cảnh giác với ngôn từ xỉ vả, chỉ trích: Chúng dễ khiến học sinh nổi cáu. Luôn học cách cưxử nhã nhặn, tranh quá đáng.+ Thay đổi nếp suy nghĩ: Hãy lập trình lại cách phản ứng trong não học sinh với những tìnhhuống cụ thể.b] Quản lí được căng thẳng của bản thân:Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress, bao gồm những bấtthường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là kiệt sức, thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu,khóc, mất ngủ, ngủ quên. Ngoài ra tìm đến rượu, thuốc hoặc những biểu hiện khó chịu khác.Chúng ta phải giữ được cân bằng khi có những dấu hiệu stress để làm giảm mức độ của stress.6. Một số phương pháp trợ giúp học sinh phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập:a] Sự trợ giúp từ tham vấn tâm lí học đường:Đây là một hình thức kịp thời và tích cực trong việc hỗ trợ học sinh đối mặt, ứng phó, pháthiện và phòng tranh các rào cản tâm lí trong hoạt động học tập. Đây là hình thức gần gũi và thiếtthực với đời sống học đường mặt khác thông qua đó các em học sinh có thể nhận được sự trợ giúpmột cách chuyên nghiệp từ những người được đạo tạo, có chuyên môn về tâm lí học đường, qua đóhọc sinh có thể được hỗ trợ và có thể tìm ra phương pháp phòng tránh tốt nhất cho các rào cản tâmlí trong học tập. Những khó khăn tâm lí bao gồm:+ Trong hoạt động học tập: Xác định mục đích, động cơ học tập. Hiểu và thực hiện đúng nộiqui trong học tập. Xác định điểm mạnh, điểm yếu trong cách học của mình. Lập kế hoạch địnhhướng cho quá trình học tập. Thích ứng với phương pháp, nội dung giảng dạy và học tập mới. Sắpxếp, phân phối thời gian học tập hợp lí hơn. Tìm kiếm và xử lí nguồn thông tin cho bài học. Chuẩnbị bài trước khi lên lớp.Tập trung chú ý trong học tập. Phối hợp giữa quan sát, nghe và ghi chép bàihọc. Ghi nhớ nội dung bài học. Phát biểu xây dựng bài. Tham gia vào các hoạt động học tập, hoạtđộng ngoại khóa. Hợp tác nhóm khi học nhóm. Ứng dụng công nghệ thông tin khi học tập. Vậndụng tri thức học tập vào việc giải quyết các bài tập và vào thực tiễn. Tự kiểm tra, đánh giá quátrình học tập của bản thân.+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với thầy cô giáo: Giao tiếp với thầy cô. Sử dụng cácphương tiện giao tiếp. Tạo dựng mối quan hệ với thầy cô. Ứng xử phù hợp với vị trí, vài trò củamình.+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với bạn bè: Làm chủ bản thân khi giao tiếp với bạn. Hòađồng, thân thiện với bạn. Giúp đỡ bạn cho đúng cách. Khẳng định vị trí trong nhóm bạn. Sử dụngcác phương tiện giao tiếp. Tạo hứng thú khi nói chuyện với bạn. Tạo thiện cảm từ bạn. Cư xử phùhợp. Tôn trọng, tin tưởng khi giao tiếp với bạn. Trung thành với bạn. Sẵn sàng chia sẻ khó khănvới bạn. Giữ mối quan hệ đúng mực với bạn khác giới. Biểu lộ tình cảm với bạn khác giới. Quantâm đến bạn khác giới. Cân đối giữa chuyện tình bạn khác giới và học tập. Xây dựng tình bạn khácgiới đúng mực.+ Khó khăn trong quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình: Đáp ứng yêu cầu, kìvọng của bố mẹ. Vui vẻ phù hợp với vị trí của mình. Quan tâm, chăm sóc đến mọi người. Có tráchnhiệm với mọi người trong gia đình.+ Khó khăn trong vấn đề hướng nghiệp: Thông tin về các nghề trong xã hội. Thông tin vềthị trường lao động. Đánh giá được năng lực, hứng thú, tính cách của bản thân. Kiểm tra sự phùhợp những đặc điểm của bản thân với yêu cầu của nghề.+ Học sinh bị lúng túng và gặp khó khăn trong những công việc được tập thể giao phó.+ Những thắc mắc trong các vấn đề về giới tính: Thắc mắc về sự phát triển của cơ thể,những vấn đề thầm kín của bản thân mà không biết tâm sự chia sẻ với ai.+ Khó khăn trong việc chấp hành những nội qui của nhà trường, của lớp.b] Sự tư vấn, trợ giúp từ những người khác:Bên cạnh việc nhờ trợ giúp từ hình thức tham vấn học đường, để ứng phó hoặc phòng tranhnhững rào cản tâm lí ảnh hưởng đến học tập, học sinh có thể nhờ sự tư vấn và trợ giúp của nhữngngười khác như thầy cô, bạn bè, cha mẹ hoặc những người có uy tín. Thông qua đó, học sinh có thểnhận được những lời khuyên hữu ích cho vấn đề rào cản tâm lí mà mình đang phải đối mặt để từđó tìm ra cách ứng phó cũng như phòng tránh hợp lí với bản thân.B. PHẦN VẬN DỤNGCâu 1: Anh [chị] hãy trình bày khái niệm về rào cản. Các loại rào cản học tập của các đốitượng học sinh THCS là gì?- Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trởngại ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảcủa hoạt động.- Rào cản tâm lí trong học tập là những khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở mức độ cao,có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến kếtquả học tập của các em.- Xã hội ngày càng phát triển, nội dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng,phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục họcsinh còn nhiều bất cập đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất củahọc sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn chế nên ngày càngcó nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định hướnggiá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ và với các thầycô giáo.- Học sinh THCS với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổithì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu. Một số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó nócó thể trở thành động lực cho hoạt động của học sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắngnhiều hơn nữa trong học tập, trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở mức độcao, phức tạp và nhiều chiều có thể gây cho học sinh cảm thấy nản chí, không muốn vượt qua, làmgiảm động lực tiến hành mọi hoạt động của mình- lúc đó, những khó khăn tâm lí này thực sự trởthành thách thức, trở ngại với các em- tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.Câu 2: Nguyên nhân hình thành rào cản, ảnh hưởng của rào cản tới kết quả học tập của họcsinh. Nêu một số phương pháp , kỹ thuật phát hiện rào cản.*Nguyên nhân hình thành rào cản : có hai nhóm1] Nguyên nhân chủ quan là do:- Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THCS.- Phương pháp giáo dục của thầy, cô chưa thu hút, lôi cuốn các em.- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.- Bản thân chưa tích cực chủ động, không tự tin vào bản thân.- Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí, không hứng thú học tập.- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nên chểnh mảng học tập.- Kiến thức lớp dưới học chưa chắc.2] Nguyên nhân khách quan:- Môi trường học tập và tính chất học tập ở trường THCS khác Tiểu học.- Lượng tri thức phải tiếp thu ở THCS nhiều và khó hơn so với ở Tiểu học.- Bố trí thời gian học trên lớp và ở nhà cho các môn học chưa hợp lí.- Điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập còn khó khăn.- Phương pháp giảng dạy của GV ở trường THCS khác ở tiểu học.- Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.- Chưa biết tổ chức hoạt động học tập.- Hoàn cảnh gia đình khó khăn.- Thiếu thời gian học tập, áp lực, kì vọng từ cha mẹ, thầy cô giáo quá lớn.*Những ảnh hưởng của rào cản tâm lí tới kết quả học tập của học sinh THCS:- Rào cản tâm lí của học sinh THCS xuất phát từ phía chủ quan và khách quan gây nên. Song mứcđộ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Điều này cũng cho thấy rằng rào cản tâm lí trong học tậpcủa học sinh THCS là hiện tượng tâm lí có thực. Việc nhận thức đầy đủ những nguyên nhân sẽgiúp cho chúng ta có nhữnh biện pháp tác động nhất định để phòng, tránh những rào cản tâm lí màcác em đang gặp phải, giúp các em học tập có kết quả cao hơn.Thông thường, rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của học sinh. Nó làmgiảm động lực học tập, không xác định rõ ràng được động cơ học tập và không hình thành đượcđộng cơ học tập tích cực, làm trì trệ quá trình tiến hành các thao tác, hành động học tập và khôngđạt được mục đích học tập.*Một số phương pháp, kỹ thuật phát hiện rào cản- Chỉ báo về các hoạt động sinh lí.- Chỉ báo về mặt nhận thức.- Chỉ báo về mặt xúc cảm.- Chỉ báo về mặt hành vi- Chỉ báo về kĩ năngCâu 3: Theo Anh [Chị] học sinh lớp mình có các lọai rào cản học tập không? Nếu có biểu hiệncụ thể ra sao? Anh [Chị ] hãy đề xuất một số giải pháp thích hợp để xóa dần đi rào cản đó.- Theo tôi, ở học sinh lớp mình vẫn còn rào cản học tập, biểu hiện của những rào cản học tập:+ Không hiểu bài, khó khăn trong hoạt động học tập.+ Quan hệ ứng xử với thầy, cô giáo, bạn bè chưa tốt.+ Khó khăn trong mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình+ Bị lúng túng và gặp khó khăn trong những công việc được tập thể giao phó+ Những thắc mắc trong các vấn đề về giới tính+ Khó khăn trong việc chấp hành những nội quy của nhà trường, của lớp- Đề xuất một số giải pháp xóa dần đi rào cản học tập:+ Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tạo cho các em niềm tin, hứng thú,yêu thích môn học, tích cực trong việc hỗ trợ học sinh đối mặt, ứng phó, phát hiện và phòng tránhcác rào cản tâm lí trong hoạt động học tập.+ Trợ giúp gần gũi và thiết thực với các em, mặt khác thông qua đó các em học sinh có thểnhận được sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp từ những người đào tạo, có chuyên môn về tâm líhọc đường. Thông qua các chương trình tham vấn học đường tại phòng tâm lí học đường hoặctham vấn tâm lí trên lớp, học sinh có thể được hỗ trợ và từ đó có thể tìm ra phương pháp phòngtránh tốt nhất cho các rào cản tâm lí trong học sinh+ Tạo cho các em sân chơi lành mạnh, các hoạt động bổ trợ cho hoạt động học tập, vui chơi,giải trí, giao lưu học hỏi lẫn nhau.+ Tạo điều kiện cho các em hoạt động nhóm, thao luận các vấn đề học tập, giúp cho các emtự tin, chủ động trong học tập.* Tự nhận xét đánh giá của GV- Nội dung: 4.0 điểm- Vận dụng: 4.0 điểmTổng cộng: 8.0 điểm* Nhận xét, đánh giá của BGHHiệu Trưởng………………………………………….………………………………………….………………………………………….………………………………………….Nguyễn Văn BéLong Định, ngày 28 tháng 2 năm 2017GV thực hiệnNguyễn Anh Dũng

Video liên quan

Chủ Đề