Nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học 2022

Tại sao Bộ Giáo dục phải thay đổi chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt? Môn Tiếng Việt ở chương trình giáo dục phổ thông mới khác chương trình cũ như thế nào? Ứng dụng học tiếng Việt miễn phí tại nhà VMonkey có thể hỗ trợ bé học tiếng Việt như thế nào với chương trình mới này? Ba mẹ hãy cùng Monkey tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Tại sao Bộ Giáo dục phải thay đổi chương trình giáo dục phổ thông?

Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được triển khai trên toàn quốc từ 2002 đến nay. Dù có nhiều ưu điểm, nhưng trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và khoa học giáo dục cũng như những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình và sách giáo khoa hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.

Các chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và trước đây trả lời cho câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh biết được những gì?”; còn chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?” - Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có thể khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, cụ thể ba mẹ có thể thấy rõ qua bảng so sánh sau của Monkey:

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Định hướng nội dung nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn => Học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.

- Xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. => Học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.

- Các môn học theo chương trình hiện hành còn chưa kết nối chặt chẽ với nhau, khiến học sinh khó vận dụng kiến thức liên môn. - Chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.
- Thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả SGK và giáo viên.

- Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.

- Trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

3 đổi mới của môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tăng thời lượng học môn tiếng Việt

Với chương trình giáo dục hiện hành, học sinh tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày, mỗi tiết 45 phút, nhưng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các bé sẽ học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. 

Đặc biệt, thời lượng học môn Tiếng Việt ở tiểu học nhất là lớp 1, lớp 2 chiếm số tiết lớn, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp tiểu học, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 1.505 tiết [trung bình 43 tiết/tuần], chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc. Mục đích của việc tăng thời lượng học môn Tiếng Việt là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đề học các môn học khác. 

Như vậy, có thể thấy tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu vào tiểu học. Bởi vậy việc chuẩn bị trước kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho con ngay tại nhà là rất cần thiết, nhưng không phải phụ huynh nào cũng có đủ học liệu, phương pháp hay kĩ năng sư phạm cần thiết để có thể dạy con học tiếng Việt hiệu quả tại nhà.

Trong tình huống này, nhiều ba mẹ sẽ cần đến một công cụ có thể hỗ trợ ba mẹ dạy con tiếng Việt, cung cấp nguồn học liệu dồi dào, phong phú và chất lượng, đồng thời có thể rèn kĩ năng Nghe - Đọc hiểu cho con với giọng đọc chuẩn và nuôi dưỡng tâm hồn con với những nội dung mang tính giáo dục cao.

Ứng dụng học tiếng Việt VMonkey có thể đáp ứng được những nhu cầu đó với kho truyện tiếng Việt phong phú và tương tác sinh động, giúp cho các bé có thể rèn luyện Kĩ năng Nghe - Đọc hiểu và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lưu loát, tự tin, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo vốn có cũng như nuôi dưỡng tâm hồn và những tính cách tốt đẹp của trẻ.

Kho truyện của VMonkey được xây dựng theo chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chia làm 2 cấp độ học: Mầm non và Tiểu học [gồm 5 độ tuổi, từ lớp 1 đến lớp 5], với nội dung phù hợp với lứa tuổi, vừa giúp các con làm quen với chương trình giáo dục phổ thông mới, vừa có thêm tư liệu giúp ba mẹ hướng dẫn con ôn tập ngay tại nhà.

Thay đổi sách giáo khoa

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ có 5 bộ sách giáo khoa [SGK] khác nhau gồm 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam:

- Bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" gồm 10 cuốn

- Bộ "Chân trời sáng tạo" gồm 9 cuốn

- Bộ “Cùng học để phát triển năng lực” gồm 10 cuốn

- Bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” gồm 9 cuốn 

Và 1 bộ sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: bộ "Cánh Diều" gồm 9 cuốn.

Ngoài ra, 5 bộ sách mới này cũng đi kèm với sách giáo khoa điện tử. Đây là kho học liệu với nhiều video, bài giảng điện tử, bài tập tương tác cho phép dạy và học trực tuyến một cách thuận tiện, giáo viên cũng dễ tổ chức các hoạt động giáo dục khoa học, hiệu quả hơn.

Mỗi trường sẽ được lựa chọn 1 bộ SGK để đưa vào giảng dạy cho học sinh toàn trường. Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới do hiệu trưởng các trường lựa chọn trong số sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

5 bộ SGK này khác nhau như nào? Và tại sao lại có đến 5 bộ SGK khác nhau thay vì chỉ 1 bộ như trước đây? Ba mẹ tham khảo thêm bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những khác biệt của các bộ SGK và tìm hiểu tại sao VMonkey lại có thể giúp các bé làm quen được với nhiều bộ sách khác nhau, để dù trường học chọn bộ sách nào thì các bé vẫn không bỡ ngỡ nhé!

Học sinh được thực hành nhiều hơn

Theo Bộ GD&ĐT khi áp dụng chương trình SGK mới, giáo viên cũng sẽ thực hiện phương pháp dạy học mới.  Theo đó, thay vì truyền thụ kiến thức một chiều, nặng về lý thuyết như hiện nay, giáo viên sẽ dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh hoạt động, tự tìm tòi kiến thức, phát triển kỹ năng vận dụng vào đời sống. 

Ví dụ khi dạy các con kĩ năng nghe và nói trong môn Tiếng Việt, để tạo điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, giáo viên sẽ linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp học sinh nói cho nhau nghe hoặc học sinh trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà giáo viên cung cấp.

Như vậy, việc các bé được thực hành từ sớm ngay tại nhà, đặc biệt là trong thời gian các con đều đang phải nghỉ học vì dịch Covid-19 như hiện tại là hết sức cần thiết. T

uy nhiên, một vấn đề mà rất nhiều ba mẹ đang băn khoăn là nếu ba mẹ không có các kĩ năng sư phạm, không biết các phương pháp dạy con hiệu quả tại nhà thì nên giúp con thực hành tiếng Việt tại nhà như thế nào? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu các phương pháp dạy tiếng Việt hiệu quả cho các bé nhé!

Chuẩn bị trước để giúp các bé sẵn sàng thích nghi với chương trình giáo dục phổ thông mới với VMonkey

Với những thay đổi trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ba mẹ cần chuẩn bị cho con rất nhiều từ kiến thức cho đến tinh thần để giúp con sẵn sàng thích nghi với chương trình mới, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay.

Tuy nhiên, chính vì do dịch bệnh nên hiện tại các con đều đang phải nghỉ học ở nhà, nên việc chuẩn bị kiến thức cho con gặp rất nhiều khó khăn. Với mong muốn chia sẻ bớt những gánh nặng cho ba mẹ, CEO Đào Xuân Hoàng đã quyết định tài trợ 100% chương trình học tiếng Việt VMonkey cho bé học tiếng Việt tại nhà mà vẫn đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Cuốn sách Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới được biên soạn với hai mục đích sau: Thứ nhất, giúp giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học có những hiểu biết chắc chắn về nội dung Chương trình môn Ngữ văn [tên gọi ở cấp tiểu học là Tiếng Việt] vừa được công bố, chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Thứ hai, giúp giáo viên tiểu học biết vận dụng định hướng của chương trình mới vào dạy học theo chương trình hiện hành một cách có hiệu quả. Để đạt được hai mục đích này, tài liệu được biên soạn theo cấu trúc nội dung sau:

– Phần thứ nhất giới thiệu một số hiểu biết chung về chương trình
giáo dục phổ thông mới.

– Phần thứ hai tập trung giới thiệu và phân tích chương trình môn
Ngữ văn [Tiếng Việt], gồm: Đặc điểm môn học, Quan điểm xây dựng chương trình, Mục tiêu chương trình, Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, Nội dung giáo dục, Phương pháp dạy học, Đánh giá kết quả. Ở mỗi phương diện, chúng tôi tập trung giới thiệu các vấn đề cơ bản gồm: căn cứ xác định nội dung; nội dung chính; những điểm kế thừa và đổi mới của môn học so với chương trình hiện hành cũng như việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế.

Riêng với phần phương pháp dạy học và đánh giá, tài liệu cố gắng thiết kế một số giáo án như là đề cương bài giảng và đề kiểm tra theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới để giáo viên tham khảo. Cần lưu ý, đây không phải là giáo án mẫu mà chỉ là những ví dụ minh hoạ về cách dạy học và cách đánh giá theo yêu cầu mới. Trọng tâm của yêu cầu về phương pháp là giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, khắc phục cách dạy học “nhồi nhét” kiến thức bằng cách tổ chức các hoạt động học tập, thông qua đó giúp học sinh hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng để phát triển năng lực. Hình thức và cách trình bày giáo án là linh hoạt, không bắt buộc phải theo mẫu có sẵn. Các đề kiểm tra ở đây cũng theo tinh thần vừa nêu, tập trung đánh giá năng lực; khắc phục cách đánh giá theo nội dung.

Chương trình môn Ngữ văn mới kế thừa khá nhiều chương trình hiện hành, từ nội dung giáo dục đến phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Việc đổi mới dạy học và đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực đã được các trường triển khai thực hiện mấy năm gần đây; vì thế, những nội dung này rất gần gũi với giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục; đồng thời, giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục cũng cần tránh nhận thức đổi mới là phải khác trước hoàn toàn.

 Nội dung cuốn sách được phân công biên soạn như sau:

– Phần thứ nhất: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết biên soạn.

– Phần thứ hai: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống chủ biên và biên soạn các phần chung [từ mục I đến mục IV]; PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo và ThS. Phan Thị Hồ Điệp biên soạn phần nội dung, phương pháp và đánh giá [từ mục V đến mục VII].

MỤC LỤC

Trang

Lời giới thiệu. 5

Lời nói đầu. 6

Phần một: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
8

I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG MỚI
8

1.          Bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới 8

2.          Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới 10

2.1. Vai trò của Chương trình giáo dục phổ thông. 10

2.2. Căn cứ xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông. 10

2.3. Định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông. 11

2.4. Tính hệ thống của Chương trình giáo dục phổ thông. 11

2.5. Tính mở của Chương trình giáo dục phổ thông. 11

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 12

1.          Về mục tiêu giáo dục  12

1.1. Phẩm chất và chương trình giáo dục phát triển phẩm chất 12

1.2. Năng lực và chương trình giáo dục phát triển năng lực. 14

2.          Về kế hoạch và nội dung giáo dục  19

2.1. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp tiểu học. 19

2.2. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp trung học cơ sở. 20

2.3. Kế hoạch và nội dung giáo dục ở cấp trung học phổ thông. 20

3.          Về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục  21

3.1. Phương pháp giáo dục. 21

3.2. Đánh giá kết quả giáo dục. 22

Phần hai: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN MỚI 23

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC.. 23

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH.. 27

III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH.. 36

1.          Căn cứ xác định mục tiêu chương trình  36

2.          Mục tiêu chung và mục tiêu môn Tiếng Việt 38

2.1. Mục tiêu chung của Chương trình môn Ngữ văn. 38

2.2. Mục tiêu cụ thể của Chương trình môn Tiếng Việt 38

3.          Điểm khác biệt về mục tiêu giữa Chương trình môn Tiếng Việt mới
so với Chương trình môn Tiếng Việt hiện hành
  40

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC.. 42

1.          Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt 42

2.          Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của
môn Tiếng Việt trong Chương trình môn Ngữ văn mới
44

2.1. Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu. 44

2.2. Yêu cầu cần đạt về các năng lực chung. 46

3.          Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học  48

3.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ ở tiểu học. 49

3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học ở tiểu học. 50

4.         

Những điểm khác biệt giữa yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Tiếng Việt mới so với yêu cầu kiến thức, kĩ năng của

Chương trình môn Tiếng Việt hiện hành

  51

4.1. Khác biệt về nội dung yêu cầu cần đạt 51

4.2. Khác biệt về cách trình bày. 53

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC.. 63

1.          Nội dung giáo dục và cách trình bày nội dung trong văn bản
Chương trình môn Ngữ văn mới
63

1.1. Yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 63

1.2. Yêu cầu cần đạt về kiến thức. 65

1.3. Ngữ liệu. 67

2.          Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình  69

3.          Nội dung giáo dục cụ thể của Chương trình môn Tiếng Việt mới 72

3.1. Định hướng nội dung giáo dục của
Chương trình môn Tiếng Việt mới
72

3.2. So sánh các nội dung dạy học tiếng Việt của Chương trình
môn Tiếng Việt mới với Chương trình môn Tiếng Việt hiện hành
. 75

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC.. 83

1.          Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học  83

2.          Phương pháp giáo dục của Chương trình môn Tiếng Việt mới 91

2.1. Định hướng. 91

2.2. Vận dụng phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với các bài học 
khác nhau
. 93

2.3. Giáo án minh hoạ. 109

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC.. 175

1.          Mục tiêu đánh giá  175

2.          Nội dung đánh giá  175

2.1. Đánh giá hoạt động đọc. 175

2.2. Đánh giá hoạt động viết 175

2.3. Đánh giá hoạt động nói và nghe. 176

2.4. Đánh giá phẩm chất và năng lực. 176

3.          Cách thức đánh giá  176

4.          Những điểm khác biệt về đánh giá của Chương trình môn
Tiếng Việt mới so với Chương trình môn Tiếng Việt hiện hành
  177

5.          Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm minh hoạ  185

5.1. Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm.. 185

5.2. Phân tích đề kiểm tra và hướng dẫn chấm minh hoạ. 198

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 201

Video liên quan

Chủ Đề