Nước trong cơ thể có chức năng gì

Chúng ta vẫn thường nghe “70% cơ thể bạn là nước”, vậy nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu tầm quan trọng của nước đối với cơ thể mình hay chưa?
Nước xuất hiện ở tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người và có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, Oxy cần thiết cho các tế bào đồng thời nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của con người. 

Vai trò của nước đối với cơ thể người
Hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, Oxy đi nuôi cơ thể và lấy đi các chất thải là một vòng tuần hoàn khép kín, chỉ bị ảnh hưởng khi bạn bị tai nạn hoặc cơ thể thiếu nước. Đơn vị cấu thành nên máu là các tế bào máu và huyết tương nên có thể nói cung cấp đủ nước máu sẽ lưu thông hiệu quả, nhịp nhàng hơn.

Điều hòa thân nhiệt

Nhiệt độ cân bằng của cơ thể người là ở ngưỡng 37 độ C. Nhờ có nước mà thân nhiệt chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng lúc này chính là nước.  Cụ thể, cơ thể sẽ toát mồ hôi khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên nhằm giữ cho da ẩm ướt, không bị khô ráp. Còn khi nhiệt độ giảm xuống các mạch máu sẽ co lại, cơ thể phản ứng bằng cách run để tăng nhiệt độ bên trong, các cơ quan sẽ hạn chế hoạt động, dồn năng lượng để giữ ấm. 

Bài tiết chất thải

Có đủ lượng nước sẽ cho phép cơ thể bài tiết chất thải thông qua mồ hôi, tiểu và đại tiện. Thận, gan và hệ tiêu hóa đều sử dụng nước để loại bỏ chất thải. Thận đóng vai trò chính trong việc lọc chất thải thông qua tiểu tiện. Uống đủ nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận. Nước cũng có thể giúp bạn không bị táo bón bằng cách làm mềm phân.

Vận chuyển Oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào

Nước khi vào cơ thể sẽ dễ dàng được thẩm thấu qua ruột non cùngcác chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng và Oxy đến nuôi tế bào. Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày sẽ cải thiện lưu thông tuần hoàn và có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.

Bảo vệ các mô, tủy sống và khớp

Nước giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô trong cơ thể. Điều này giúp bạn thoải mái hoạt động thể chất, giúp các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru và giảm bớt sự khó chịu do viêm khớp gây ra.

Cấu thành não bộ

Não bộ là cơ quan có thành phần nước chiếm tới 85%. Vậy nên uống đủ nước chính là cách để não hoạt động tốt. Nếu không đủ nước trong cơ thể người có thể tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn và cả tâm trạng, dẫn đến mệt mỏi, nhầm lẫn và lo lắng.

Vậy, nên bổ sung nước như thế nào thì hợp lý?


Cần nhận biết được các tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước
Cơ thể sẽ phát tín hiệu để bạn biết lúc nào đang bị thiếu nước. Vậy nên bạn cần lưu ý những tín hiệu sau đây:

  • Khô: Khô môi, da, mắt và tóc, cảm giác khát, khô họng. 
  • Viêm: Nổi mẩn, lỗ chân lông bị tắc dẫn đến nổi mụn, đỏ mắt.
  • Đi tiểu ít, dưới 2 – 3 lần/ ngày, nước tiểu có màu vàng đậm, có mùi nặng.
  • Táo bón.
  • Mồ hôi: Ít mồ hôi.

Hướng dẫn uống nước đúng cách mỗi ngày

  • 6 h 00 – 7 h 00 [thời điểm thức dậy]: Uống 1 ly nước [250 ml] giúp cơ thể bạn thải độc sau một giấc ngủ dài. 
  • 8 h 00 – 9 h 00: Thời điểm bắt đầu vào guồng quay công việc, hãy bổ sung một ly nước để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể. 
  • 11 h 00 – 12 h 00 [Giữa bữa sáng và bữa trưa]: Uống ít nhất 1 ly nước, giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, bù mất nước cho các hoạt động của buổi sáng. 
  • 13 h 00 – 14 h 00: Uống 1 ly nước, giúp bạn tỉnh táo hơn sau giấc ngủ trưa, chuẩn bị năng lượng làm việc hiệu quả buổi chiều. 
  • 15 h 00 – 16 h 00: Bổ sung nước 1 ly nước để cơ thể lấy lại thăng bằng, giảm buồn ngủ, căng thẳng, giúp tập trung vào công việc tốt hơn.
  • 17 h 00: 1 ly nước sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác đói và mệt mỏi. 
  • 19 h 00 – 20 h 00: Thời điểm trước hoặc sau bữa tối, bạn nên uống 1 ly nước để giúp tiêu hóa tốt hơn. 
  • Trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút – 1 tiếng: Bạn nên uống một lượng nước vừa phải để cơ thể có đủ nước lúc ngủ và giúp giấc ngủ thư thái hơn. Tránh uống quá nhiều nước vào lúc này để không phải dậy đi vệ sinh quá nhiều và gây ảnh hưởng xấu cho thận, bàng quang, hệ thần kinh...

Uống bao nhiêu nước là đủ cho mỗi người? Để xác định được lượng nước cần cho mỗi người, tờ US News & World Report đã đưa ra một công thức như sau:

                            Lượng nước cần uống trong ngày [oz] = Cân nặng [lbs] x 0,5


                                           Trong đó: 1lbs = 0,5kg; 1oz = 0,03 lít Bên cạnh đó, nếu bạn là người chơi thể thao, thì sẽ có công thức tính khác:

                           Cân nặng [lbs] x 0,5 + [Thời gian luyện tập / 30 phút ] x 12oz


Một số lưu ý khác

  • Nước mà cơ thể cần được bổ sung là các loại nước lọc, nước trắng. Nước ngọt, nước có gas hay caffeine không được tính là loại nước mà cơ thể cần được bổ sung hàng ngày. 
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung thêm khoảng 420 – 960 ml [tương đương khoảng 2 – 5 ly nước thường dùng] tùy thuộc vào nhu cầu từng người.
  • Nên uống nước ấm hoặc nước có độ lạnh vừa phải, uống từ từ từng ngụm nhỏ, không uống nhiều cùng một lúc. 
  • Không uống nước nấu đi nấu lại nhiều lần. 

---------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Tin tứcThông tin Y học

Nước và vai trò đối với cơ thể

Chia sẻ

Chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp... Con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước trong dăm ba ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong.

>>> Bổ sung đủ nước cho trẻ

>>> Cung cấp đủ nước hàng ngày cho cơ thể

>>> Các loại nước uống giúp bạn trẻ lâu hơn

Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...

Vai trò của nước trong cơ thể

Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, dưới đây là vài thống kê:

- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, như nước trong bộ tản nhiệt của xe ô tô, máy bay.

- Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào.

- Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.

- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.

- Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm.

- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru.

- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.

- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.

- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

- Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...

Bà bầu nên bổ sung thêm nước để phòng táo bón

Nếu không uống đủ nước

Thiếu nước vừa phải đưa tới:

- Mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi khóc.

- Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thực phẩm.

- Ít tiểu tiện.

- Khô và ngứa da vì các tế bào da không có nước, tróc rụng.

- Nổi mụn trứng cá.

- Chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao.

- Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Sạn thận cũng dễ tái sinh.

- Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhạy cảm với bụi bặm, khói thuốc, các hóa chất.

- Chảy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.

- Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm.

Thiếu nước trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng... Nhiều người dùng tiêu chuẩn "khát" để uống nước. Thực ra, khát không phải là dấu hiệu hoàn hảo để báo hiệu nhu cầu uống nước.

Ở người cao tuổi hoặc trong vài bệnh, cảm giác khát giảm đi trong khi nhu cầu về nước không giảm. Vì thế, cần uống nước đều dù ta có khát hay không. Có thể quan sát màu của nước tiểu để biết thiếu nước. Nếu nước tiểu trong sáng là có đủ nước; vẩn đục màu vàng là dấu hiệu của thiếu nước.

Uống vào lúc nào?

Nhiều người đợi khi nào cảm thấy khát hoặc miệng khô ran rồi mới uống nước thì sợ rằng hơi trễ đấy. Vì cảm giác khát giảm rất nhiều ở người cao tuổi và vì khô miệng là một trong những dấu hiệu cuối cùng của sự ráo nước [dehydration] của cơ thể. Do đó, nên có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để khỏi quên, khỏi thiếu nước.

Thường thường nên uống một ly nước lạnh ngay khi thức dậy để động viên tế bào cơ thể rồi uống trước bữa điểm tâm; lúc 10 giờ sáng; trước khi ăn trưa; lúc 4 giờ chiều; trước khi ăn tối; lúc 9 giờ và trước khi đi ngủ. Khi rất khát, chẳng nên nốc một hơi hết ly nước. Mà nên từ từ uống từng ngụm một để cho nước có thì giờ thấm qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

Những trường hợp cần uống thêm nước

- Không khí khô, như ngồi máy bay đường trường, cần uống nước mỗi giờ.

- Với thời tiết lạnh, cơ thể cần thêm nước và năng lượng để duy trì thân nhiệt ở mức 37oC.

- Với thời tiết nóng mà làm việc ngoài trời, cần uống thêm một, hai ly nước.

- Bị cảm cúm, sưng phổi có thể đưa tới cơ thể thiếu nước, vì vậy nhớ uống thêm vài ly nước.

- Bà mẹ có bầu, cần uống thêm 2-3 ly nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước cho máu, nước bình ối, tế bào.

- Cho con bú sữa mẹ cũng cần thêm nước để có nhiều sữa.

- Tiêu chảy, ói mửa, băng huyết, bệnh tiểu đường...

Vài điều cần lưu ý

- Uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.

- Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.

- Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.

- Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acid hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây chậm tiêu hóa.

- Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acid này hay làm hư răng.

- Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường.

thuocthang.vn

Tin mới nhất

Những điều cần biết về Vắc-xin AstraZeneca COVID-19 [17/05/2021]

Tác dụng phụ của Vắc xin Moderna COVID-19 [14/05/2021]

Tác dụng phụ của vắc xin: Những điều cha mẹ cần biết [12/05/2021]

Thuốc kháng sinh có an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không? [10/05/2021]

Vắc xin Pfizer COVID-19 tạo ra kháng thể đồng thời trong máu và sữa mẹ [05/05/2021]

Nhóm máu có liên quan đến nguy cơ nhiễm COVID-19? [17/04/2020]

Thực hư 23 tin đồn về coronavirus [06/04/2020]

Virus corona có thể lây lan nhanh hơn ước tính của WHO [20/02/2020]

Tập luyện buổi sáng giúp giảm đau và cứng khớp hiệu quả [02/10/2017]

Mất ngủ làm gia tăng nguy cơ bệnh Alzheimer [27/07/2017]

Bài viết cùng chuyên mục

Ngồi làm việc nhiều nguy cơ mắc bệnh cao [22/02/2013]

Trẻ ăn theo kiểu Tây, già dễ mắc tiểu đường [21/02/2013]

Ăn toàn bộ quả trứng có thể cải thiện lipid máu [24/01/2013]

Giới tính qua nhiễm sắc thể X, Y, SRY [22/01/2013]

Mất ngủ làm cho đàn ông đói, phụ nữ giảm cảm giác no [21/01/2013]

Chất dẻo liên quan đến béo phì ở trẻ em [19/01/2013]

Thực hư về “thuốc” tăng cường khả năng “yêu” [11/01/2013]

Rối loạn giấc ngủ tăng gấp đôi nguy cơ ung thư [11/01/2013]

Đường Fructose tác động lên não có thể liên quan đến béo phì [09/01/2013]

Ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc theo toa có thể gây chết người [24/12/2012]

Liên hệ tư vấn

Nội dung câu hỏi

Thầy Thuốc Của Bạn

Video liên quan

Chủ Đề