Nuôi quân 3 năm dùng 1 giờ nghĩa là gì

Tào Tháo còn được biết đến là "kẻ đào mộ".

Theo ghi chép, mỗi khi đào trộm mộ, Tào Tháo thường trực tiếp đến hiện trường chỉ huy binh lính và tay chân của mình, điều này khá hiếm gặp trong giới trộm mộ cổ. Lúc mới khởi binh trong tay, Tào Tháo lập hẳn một đội chuyên đào trộm mộ cổ và đặt chức Phát khâu Trung lang tướng.

Vào giai đoạn chiến tranh Tào - Viên thời Tam Quốc, Trần Lâm, một trong Kiến An thất tử đã giúp Viên Thiệu viết một bài hịch có tên "Vi Viên Thiệu hịch Dự Châu văn". Nội dung bài hịch sâu sắc và mạnh mẽ tới nỗi, Tào Tháo từ đó trở thành kẻ bị thiên hạ mắng chửi, phỉ báng. Thậm chí cũng nhờ bài hịch này, mà sau khi Viên Thiệu bị đánh bại, Trần Lâm được Tào Tháo giữ lại sử dụng vì quá mến mộ tài năng.

Ít ai biết, trong bài hịch văn đó, có nhắc đến việc Tào Tháo "đào mả quật kim", phạm vào điều đại kỵ trong truyền thống văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nội dung bài hịch còn chỉ rõ hành động cụ thể và sự bất nhân bất nghĩa Tào Tháo như thế nào.

"Lương Hiếu vương, anh em ruột với tiên đế, lăng mộ của người là nơi tôn quý, dẫu đến cây cối trên mả, cũng phải kính cẩn gìn giữ, thế mà Tháo đem tướng sĩ, khai quật phá áo quan, bỏ lộ thây, cướp lấy vàng báu, đến nỗi vua phải chảy nước mắt, dân sĩ phải đau lòng.

Nó [Tào Tháo] lại đặt ra quan trung lang tướng, đào mả quan hiệu uý bới vàng; đi đến đâu tàn hại đến đó, xương trong mả phải bới ra cả ngoài. Nó ở ngôi Tam công, làm việc trộm cướp, nhơ cả nước, khổ đến dân, làm hại cả người sống lẫn người chết. Vả lại chính sự tế toái thảm khốc, luật lệ bày ra thật nhiều, khác gì dò bẫy đầy cả khe, hang hố lấp cả đường, giơ tay mắc phải lưới, đụng chân vấp phải cạm. Cho nên ở Duyện, Dự có những người đau buồn, kinh đô có những nhời than vãn. Xem hết cả sử sách xưa nay, những kẻ làm tôi vô đạo, tham tàn ác nghiệt, đến Tháo là cùng" - trích "vi Viên Thiệu hịch Dự Châu văn".

Cổng vào lăng mộ Lương Hiếu Vương thời điểm hiện tại.

Tào Tháo không chỉ thực hiện các cuộc khai quật quy mô lớn tại những ngôi mộ của triều đại trước, ông còn thực hiện việc đó trên các ngôi mộ của hoàng gia đương triều, mà không bao giờ bận tâm đến việc mình là một cận thần Hán.

Trong đó, cuộc khai quật ngôi mộ của Lương Hiếu Vương được cho là lần Tào Tháo thu hoạch được nhiều nhất. Chính nhờ số vàng bạc châu báu trong khu mộ này đã giúp Tào Tháo có thể nuôi quân trong ba năm, vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất khi bắt đầu lập nghiệp, đặt nền tảng vững chắc cho bản thân để trở thành bá chủ một phương sau này.

Về ngôi mộ của Lương Hiếu Vương, giàu có thế nào, Tào Tháo đã lấy bao nhiêu của cải, hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, từ những phong tục chôn cất của triều đại Đông Hán, sau khi hoàng đế băng hà, hoàng tử thường muốn chuyển mọi thứ đến "cung điện dưới lòng đất", để tiên đế có thể tiếp tục tận hưởng sự vinh quang và giàu có.

Tượng Lương Hiếu Vương Lưu Vũ.

Lương Hiếu Vương tên thật là Lưu Vũ, anh em ruột với Lưu Cảnh Đế Lưu Khải, thúc thúc của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.

Nhà Hán thời Cảnh Đế nổ ra loạn 7 nước chư hầu. Ngô Vương, Sở Vương, Triệu Vương, Tế Nam Vương, Tri Xuyên Vương, Giao Tây Vương và Giao Đông Vương không phục Lưu Cảnh làm Hoàng đế, nên khởi binh tạo phản.

Lưu Hiếu Vương Lưu Vũ kiên quyết đứng về bên người anh em ruột Lưu Khải, tập trung binh lực trong địa phận của mình chống lại phản quân. Nhờ vậy mà Lưu Khải có được chút thời gian quý báu để điều động quân đội, Lưu Vũ cũng trở thành đại anh hùng dẹp loạn 7 nước chư hầu.

Một mực trung thành lại lập được đại công, Lưu Khải đã ban thưởng vô cùng hậu hĩnh cho Lưu Vũ, nhờ vậy mà ông có thêm phong ấp, mở rộng phía bắc đến Thái Sơn, tây tới Cao Dương, tổng cộng hơn 40 thành, trở thành chư hầu có lãnh thổ lớn nhất lúc đó.

Lưu Vũ còn rất được Thái hậu yêu mến, nhận đãi ngộ không khác gì Thiên tử, tự ý đặt phép tắc cho Lương Quốc, xây vườn Đông Uyển rộng hơn 300 dặm, xây dựng lại cung thất, quy mô hơn cả triều đình.

Vì vậy chẳng trách mà sau khi Lương Hiếu Vương Lưu Vũ qua đời, số tiền tài châu báu đi theo ông xuống lòng đất có thể giúp Tào Thảo đủ nuôi quân trong 3 năm.

Hoa Vũ [Theo ĐSPL]

Không như những người khác về hưu là dành quãng thời gian còn lại để trở về với chính mình và được sum vầy với những người thân trong gia đình, ông Hoàng Văn Lộc lại chọn cách mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở Công ty Đại Minh chuyên ứng cứu sự cố tràn dầu.Tuy nhiên, trong thực tế nguồn thu từ hoạt động cứu hộ không đủ “nuôi quân” đã khiến ông giám đốc phải vất vả ngược xuôi suốt sáu năm nay và có lúc tưởng chừng phải buông xuôi…

Quy trình 24/24, 7/7 và 365/365

Khoảng 15 giờ, ngày 15/5/2007, nhận được tin báo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM về vụ tai nạn giao thông đường thủy do đụng nhau giữa tàu Hoàng Đạt 36 và tàu Gas Shanghai, tại khu vực cảng Lotus, quận 7, Tp.HCM, chưa đầy 30 phút sau, từ “đại bản doanh” đóng ở khu vực cảng Cát Lái, quận 2, lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty TNHH Đại Minh đã có mặt tại hiện trường. Theo ông Hoàng Văn Lộc, Giám đốc công ty, sở dĩ lực lượng cứu hộ triển khai nhanh đội hình và kịp thời có mặt tại nơi xảy ra tai nạn là do Đại Minh áp dụng quy trình ứng cứu “24/24 giờ, 7/7 ngày và 365/365 ngày”. Thứ nhất, lực lượng cứu hộ gần 30 nhân viên được chia thành các tổ trực có mặt tại “đại bản doanh” trong tư thế sẵn sàng 24/24 giờ suốt tuần và duy trì quanh năm. Để tham gia vào lực lượng cứu hộ các nhân viên phải cam kết không sử dụng bia rượu, thuốc lá trong giờ làm việc. Thứ hai, đội tàu ứng phó sự cố tràn dầu luôn luôn được bố trí ở vị trí gần giữa sông, không có cầu cảng để khi cần có thể nhổ neo ngay, không bị ảnh hưởng của thủy triều. Hơn nữa đội tàu cứu hộ còn được trang bị máy phát điện để có thể phát huy tối đa khả năng cứu hộ… “Nếu tàu cứu hộ neo vào cầu cảng, trang thiết bị cứu hộ cất vào kho, sau giờ làm việc lực lượng cứu hộ ai về nhà nấy thì khi có tai nạn giao thông đường thủy xảy ra, gây tràn dầu gặp lúc nước ròng làm sao kịp tập trung đội hình, tàu cứu hộ để xuất phát?”, ông Lộc đặt vấn đề. Theo ông Đoàn Thanh Cường, Phó giám đốc phụ trách tàu thuyền của Đại Minh, trong 25 ngày qua [từ 15/5 đến 9/6/2007], lực lượng cứu hộ đã thu gom được khoảng 5.000 lít dầu tại khu vực cảng Lotus. Đó không phải là vụ ứng cứu duy nhất mà công ty đã thực hiện trong suốt sáu năm nay.

Về hưu để bắt đầu

Không như những người khác về hưu là dành quãng thời gian còn lại để trở về với chính mình và được sum vầy với những người thân trong gia đình, ông Hoàng Văn Lộc lại chọn cách mang giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để mở công ty ứng cứu sự cố tràn dầu. Năm 2000, thế chấp căn nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, được 2 tỉ đồng nhưng ông Lộc [lúc đó đã 63 tuổi] cảm thấy số tiền đó chưa đủ để mua trang thiết bị và 10 tàu cứu hộ… nên ông vay thêm người thân 2 tỉ nữa. Từ kinh nghiệm làm việc trên biển cả trước đây ở Công ty Cứu hộ Hàng Hải, ông Lộc quyết định đầu tư sắm tàu cứu hộ loại nhỏ và vừa để có thể di chuyển thuận tiện trên hệ thống sông, kênh rạch ở lưu vực sông Sài Gòn - Nhà Bè - Đồng Nai. Tuy là công ty tư nhân duy nhất ở Tp.HCM hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ sự cố tràn dầu nhưng Đại Minh đặt lên hàng đầu ba tiêu chí: cứu người [cứu nạn], cứu của cải, vật chất [cứu hộ] và cứu môi trường [ứng cứu tràn dầu]. Ông Nguyễn Đức Huỳnh, Giám đốc Trung tâm An toàn và Môi trường dầu khí [thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam] cho rằng công việc mà Công ty Đại Minh đang thực hiện rất có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thiệt hại môi trường không chỉ ở Tp.HCM. “Mục tiêu đặt ra là như vậy, tuy nhiên trong suốt sáu năm qua những vụ tai nạn giao thông đường thủy hay ứng cứu sự cố tràn dầu mà Đại Minh đã tham gia ở khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ cũng chưa quá con số mười bởi không phải lúc nào cũng xảy ra tai nạn và tràn dầu để ứng cứu”, ông Lộc cho biết. Doanh thu không đạt như mong muốn, tiền lãi ngân hàng mỗi tháng phải trả vài chục triệu đồng, trong tình cảnh đó Đại Minh chỉ biết “khéo co thì ấm”. Để rèn quân và truyền ngọn lửa yêu nghề bảo vệ môi trường cho nhân viên, đã sáu năm nay ông giám đốc dành đến hai phần ba thời gian sống tại “đại bản doanh”.

Chưa đủ, ông Lộc và các thành viên lãnh đạo công ty còn bươn chải, tìm việc làm thêm như bảo vệ hiện trường cho các tàu sang mạn dầu từ tàu này sang tàu kia, để có kinh phí trả lương nhân viên. Cho đến bây giờ số tiền gốc mà Đại Minh vay ngân hàng vẫn chưa trả được, tuổi của ông giám đốc thì ngày càng cao nhưng Đại Minh đã xây dựng được một thế hệ kế thừa.

Binh pháp có câu: "Nuôi quân ba năm dùng một giờ" là để đề cao việc chuẩn bị, rèn luyện binh lính thật kỹ càng mới có thể dẫn quân xung trận. Và Thành Cát Tư Hãn là 1 trong những vị tướng thấm nhuần tư tưởng này nhất.

Chính vì vậy, ông đã sáng tạo ra một phương pháp huấn luyện quân đội mới mẻ để biến quân Mông Cổ trở thành đội quân thiện chiến nhất trên xa trường. Bằng chứng là, dưới thời trị vì của ông, vó ngựa Mông Cổ đã đem đến sự khiếp sợ cho cả thế giới.

Các thành lũy từ Á sang Âu cứ dần dần quy phục trước sức mạnh của Đại Hã. Từ đó, biến Mông Cổ trở thành đế chế có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.

Lãnh thổ đế quốc Mông Cổ qua các năm.

Ngoài việc luyện tập bình thường và các chiến thuật quen thuộc, cứ mỗi khi mùa đông đến, Đại Hãn lại tổ chức cho quân đội tham gia cuộc săn lớn trong ba tháng với mục đích để rèn quân.

Trong cuộc săn này, ông cho rải rác toàn bộ quân đội Mông Cổ dọc theo một tuyến đường dài tám mươi dặm trong các thảo nguyên miền Trung Á. Một lá cờ được cắm trên mặt đất cách các điểm đóng quân hàng trăm dặm, đánh dấu cho điểm kết thúc cuộc săn.

Sau khi bố trí quân đội xong, các tuyến quân sẽ dần dần tiến lên, ép tất cả những con thú trên đường nó gặp chạy về khu vực đã được đánh dấu. Một cách chậm dãi, các tuyến quân sẽ vòng lại, tạo thành một đường tròn, vây chặt lũ thú vào giữa.

Quân Mông đánh trận.

Điều đặc biệt nhất là những người lính Mông Cổ trong cuộc săn bắn này bị cấm giết hại các con thú khi chưa dồn được chúng vào khu vực được chọn.

Thành thử, những người lính phải sáng tạo đủ cách để khiến đám thú chạy theo đúng hướng thay vì chạy loạn rồi thoát khỏi vòng vây.

Chỉ đến khi nào vòng vây được xiết chặt, Đại Hãn sẽ là người đầu tiên tiến vào giữa vòng vây để giết các con thú. Bước ngay sau Đại Hãn là các vị tướng lĩnh và cuối cùng là các binh sỹ tham gia cuộc tàn sát.

Chính nhờ những cuộc săn lớn này mà quân Mông Cổ mới được rèn luyện khả năng liên lạc thông qua các ký hiệu ở một khoảng các xa, kết hợp với các vận động di chuyển của họ với sự chính xác, biết phải làm gì trong những tình huống khác nhau và hành động mà không cần chờ lệnh.

Cùng với đó, là lòng dũng cảm của các binh sỹ cũng được rèn luyện khi họ phải đối mặt với những loài thú ăn thịt nguy hiểm như hổ và sói.

Kết quả của việc huấn luyện khắc nghiện này là khi quân Mông Cổ ra trận, Thành Cát Tư Hãn có thể điểu khiến các lực lượng đang phân bố rộng của mình đột ngột hợp lại thành nhiều đội hình phức tạp. Chính vì thế các đội quân phải chạm trán quân Mông Cổ thường bị sốc.

Bởi cách di chuyển quá hỗn loạn, không thể định hình, đoán biết được đường đi nước bước tiếp theo của quân Mông sẽ như thế nào.

Nguồn tham khảo:

- Sách 33 chiến lược của chiến tranh – NBX Trẻ

-Hexapolis.com

Đáy biển Bắc Cực xuất hiện bí ẩn kỳ quái: Giới khoa học và quân đội thay nhau giải mã

Video liên quan

Chủ Đề