Oneui là gì

One UI thay thế Samsung Experience trở thành giao diện tùy chỉnh của Samsung dành cho Android. Nó được đơn giản hóa, không lộn xộn và thiết kế để chỉ hiển thị thông tin cần thiết, giảm bớt phiền nhiễu. Trải nghiệm người dùng One UI của Samsung đặc biệt hữu ích cho màn hình lớn hơn và sử dụng bằng một tay.

Mục tiêu là để giảm thiểu các vấn đề đến từ việc việc sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, bao gồm đau khớp và mỏi mắt. Giao diện tùy chỉnh One UI bắt đầu được tung ra vào đầu năm 2019 cho các điện thoại thông minh Galaxy mới nhất.

Yếu tố công thái học và khả năng sử dụng

Điện thoại thông minh gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm các vấn đề như hội chứng Texting Thumb [tình trạng viêm gân và/hoặc các màng bọc hoạt dịch, bao gồm các gân điều khiển chuyển động của ngón tay cái] và những căng thẳng lặp đi lặp lại. One UI được thiết kế để giảm bớt những căng thẳng lặp đi lặp lại, vì nhiều người sử dụng [hoặc cố gắng dùng] điện thoại bằng một tay.

One UI được thiết kế để giảm bớt những căng thẳng lặp đi lặp lại

Samsung thực hiện việc chia màn hình trong nhiều ứng dụng, chẳng hạn như Messages, đặt nội dung ở phía trên màn hình và các nút ở phía dưới trong tầm tay. Bằng cách này, mọi người không phải kéo dài ngón tay cái một cách khó chịu hoặc di chuyển điện thoại trong tay [điều này có thể dẫn đến làm rơi và nứt màn hình].

Ví dụ, ứng dụng Clock hiển thị thời gian bao lâu trước khi báo thức tiếp theo tắt, trong khi bạn có thể quản lý báo thức của mình bằng các nút điều khiển ở phía dưới. Ngoài ra, trong khu vực xem ở trên cùng, bạn sẽ thấy phần văn bản lớn hơn. Đối với điện thoại lớn như Galaxy Note 9, cách bố trí này dễ dàng hơn nhiều khi cầm điện thoại trên tay.

Cách tiếp cận chia đôi màn hình này cũng sẽ hoạt động tốt với các điện thoại màn hình gập của công ty, với các đối tượng có thể thao tác ở một bên và bên còn lại chỉ xem nội dung.

One UI cũng được thiết kế để khiến mắt thấy thoải mái hơn, với màu sắc sống động và thiết kế tròn cho các biểu tượng ứng dụng, cũng như nhiều yếu tố khác.

Năng suất và sự tập trung

Một mục tiêu khác của Samsung là giảm bớt phiền nhiễu, tất nhiên, đó là một tác dụng phụ khác của việc tăng thời gian sử dụng điện thoại. Do đó, One UI được thiết kế hướng đến mục tiêu năng suất.

One UI được thiết kế hướng đến mục tiêu năng suất

Ví dụ, một yếu tố, được gọi là Focus Blocks, nhóm các cài đặt liên quan với nhau để giúp điều hướng dễ dàng và nhanh hơn.

One UI cũng có chế độ Dark Mode phù hợp với các ứng dụng, vì vậy, bạn không bị đánh thức bởi màn hình sáng rực của điện thoại. Chế độ không làm phiền của Samsung là một cách khác để duy trì sự tập trung.

One UI cũng có chế độ Dark Mode

Cập nhật Samsung One UI

Vào tháng 2 năm 2020. Samsung đã phát hành One UI 2, bổ sung một số tính năng bao gồm chế độ Dark Mode được cải tiến, trình ghi màn hình và một vài thay đổi giao diện. One UI 2 cũng được hưởng lợi từ nhiều cải tiến có trong Android 10.

Trình ghi màn hình ghi lại những gì đang xảy ra trên màn hình, có kèm âm thanh được thu bởi micro và âm thanh phát trên điện thoại. Ngoài ra còn có một tùy chọn để thêm nguồn cấp dữ liệu selfie video và vẽ trên màn hình trong khi quay.

Cuối cùng, có 2 tùy chọn để hiển thị thông báo về các cuộc gọi đến: Cảnh báo toàn màn hình [như trên Android stock] hoặc cửa sổ pop-up nổi, do đó bạn không bị gián đoạn khi chơi game hoặc xem video.

Giao diện One UI là một đặc trưng mà Samsung đã tạo nên để làm mình khác đi với những hãng khác, nhưng nó có thật sự cần thiết?

Bọn mình là Samfans, và bọn mình đều ít nhất đã quen với giao diện tùy biến sâu của Samsung. Thậm chí có rất nhiều bạn, thích các sản phẩm của Samsung cũng chính bởi vì giao diện tùy biến đặc trưng của hãng, vì chúng đặc biệt và có rất nhiều tính tiện dụng.

Vậy nhưng cái gì cũng có mặt trái mặt phải của nó, và giao diện One UI cũng thế. Nếu bạn đã quen với giao diện One UI, bạn sẽ khó mà làm quen lại với những giao diện khác, từ đó bạn sẽ trở thành một Samfans. Nhưng nếu bạn là một người dùng phổ thông, bạn sẽ cảm thấy giao diện One UI thật rối rắm. Và sau đây là những lý do vì sao, giao diện tùy biến sâu One UI có thể là “con dao hai lưỡi” đối với Samsung.

Mỗi hãng sản xuất smartphone đều cố tạo đặc trưng riêng cho mình

Mỗi hãng Android đều cố tạo nên những “danh hiệu” riêng dành cho mình, Google Pixel với xưng danh “ông hoàng camera”, OnePlus thì nổi tiếng với những chiếc smartphone với chất lượng cao trong một mức giá cạnh tranh, LG thì là một trong những hãng cuối cùng làm flagship có jack tai nghe 3,5mm…

Trong một bối cảnh Android nhiều cạnh tranh như vậy, có một hãng luôn nổi bật nhờ sự nhất quán xuyên suốt của mình - Samsung. Những mẫu flagship của Samsung như Galaxy S hay Galaxy Note đều được hoàn thiện cực tốt, bắt mắt và có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Đây là những lợi thế rất lớn của Samsung, giúp các sản phẩm của hãng phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Và đó cũng là lý do vì sao Samsung chính là hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới trong gần một thập kỷ gần đây.

Nhưng sẽ không ngoa nếu chúng ta nói Samsung có thể thành công hơn nữa nếu hãng có thể vừa giữ được nét đặc trưng của mình nhưng vẫn chịu đơn giản hóa giao diện tùy biến hơn nữa, để chúng có thể phù hợp với bất kỳ người dùng nào từ bất kỳ hãng nào chuyển qua.

Giao diện TouchWiz “huyền thoại”

Mình đã dùng smartphone của Samsung qua trọn ba đời phiên bản giao diện tùy biến của hãng. Chiếc Samsung đầu tiên của mình là Galaxy Mini với giao diện TouchWiz, sau đó mình đổi sang Galaxy Ace 3, Galaxy S8 với bước đệm từ Samsung Experience sang One UI. Và giờ mình đang dùng Galaxy Note 10 với giao diện One UI 2.1 mới nhất.

Giao diện Samsung Experience đã cũ

Với cá nhân mình, Samsung đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc cải tiến giao diện của mình. One UI là một trong những cải thiện đáng kể từ TouchWiz, nhờ những thiết kế tối giản hơn, icon trông chuyên nghiệp ít rối mắt hơn cũng hiệu ứng âm thanh được cải thiện. Nhưng One UI vẫn là một cái gì đó quá đậm chất “Samsung” khiến nhiều người muốn chuyển từ hãng khác qua cũng phải chần chừ.

One UI 2.0 đã có nhiều cải tiến đáng kể

Sự “cá biệt” của “bạn” Samsung trong “lớp học” Android

Trong khi hầu hết những “bạn” khác đều chỉ cần vuốt dọc để mở và lướt ngăn kéo ứng dụng, “bạn” Samsung thích vuốt dọc để vào ngăn kéo ứng dụng, rồi sau đó mới cho vuốt ngang để tìm ứng dụng mình cần. 

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi tính năng cử chỉ tiện nhất của Android: vuốt từ giữa màn hình chính để truy cập thanh thông báo mà không phải với tay lên trừ phi bạn vào Cài đặt -> Hiển thị -> Màn hình chính -> Vuốt xuống cho bảng thông báo. Bọn mình thì biết rồi, nhưng nhiều người mới chuyển qua có lẽ sẽ thấy lóng ngóng và chưa quen với những thay đổi nho nhỏ như vậy.

Samsung cũng thêm các tính năng chuyên biệt của hãng, điều này giúp những người đã làm quen với One UI cảm thấy rất tiện lợi và thoải mái khi sử dụng. Nhưng với những người mới, họ sẽ cảm thấy mọi thứ thật phức tạp.

Một vài ví dụ như sau:

  • Bạn sẽ có một cái icon từ đời Android Nougat để vào ngăn kéo ứng dụng từ màn hình chính của bạn
  • Ứng dụng màn hình cạnh cho phép bạn vào những ứng dụng nhanh, danh bạ nhanh và một số công cụ khác bằng cách vuốt vào từ màn hình cạnh của bạn. [trừ dòng Galaxy M sẽ không có]
  • Một cửa hàng theme với hàng tá theme hay ho [nhưng có nhiều cái phải trả phí mua]
  • Chụp màn hình [Screenshots] bằng cách vuốt lòng bàn tay lên màn hình, điều này tiện hơn nhiều cách ấn hai nút ấm lượng xuống + nguồn.

Mà đấy là vẫn còn chưa tính tới những ứng dụng mà Samsung tự làm lại [dù Google đã có rồi] như đồng hồ, danh bạ, bàn phím, email, kho ảnh... Không thể phủ nhận độ tùy biến và những tinh chỉnh nho nhỏ mà Samsung dành cho Samfans là rất tốt, nhưng người dùng mới cũng sẽ phải bắt lại từ đầu. 

Trong đó cái tùy biến mà mình thấy “dở” nhất của Samsung là chúng ta có Galaxy Store bên cạnh Google Store - hai chợ ứng dụng trên một chiếc điện thoại đôi lúc chính mình cũng thấy rối khi phải xem ứng dụng này mình tải từ bên nào để đi cập nhật cho đúng. Có đôi lúc thấy icon ứng dụng đó hay, định tải về, nó báo trên máy có rồi. Rồi thì hai "chị" trợ lý ảo Bixby song song với Google trên cùng một chiếc điện thoại khiến mình phải "đau đầu" lựa chọn. Mình dùng Samsung lâu dài như vậy còn đôi lúc thấy rối thì không biết những người mới chuyển sang Samsung sẽ cảm thấy thế nào nữa!

Tạm kết

Chẳng có khái niệm đúng hay sai khi chúng ta tranh cãi rằng OneUI là tốt hay không tốt đối với các sản phẩm của Samsung, chung quy cái chính vẫn là thói quen sử dụng của cá nhân người dùng. Vài người thậm chí còn rất muốn một Galaxy S20 bỏ hết ứng dụng của Samsung mà chỉ dùng ứng dụng của Google, nhưng mình cá là ngày đó sẽ không bao giờ có. Samsung vẫn luôn vất vả nỗ lực để xây dựng chất riêng của mình trong suốt vài chục năm qua, hãng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc đến thế, nếu vậy thì cũng chả phải là Samsung mà bọn mình yêu thích. 

Vậy nên mình chỉ mong Samsung sẽ cố gắng tùy biến tốt hơn nữa giao diện của mình, biến nó trở nên vừa đặc trưng vừa thân thiện với người dùng - một cuộc cách mạng lớn tiếp theo mà Samsung mang lại cho phần mềm điện thoại của mình.

Bên cạnh đó, mình cũng có một lưu ý nhỏ rằng đây chỉ là bài dẫn ý kiến của một tác giả của trang Android Central, tham khảo ngay ý kiến của chính mình tại bài viết sau để xem có điểm nào hợp với suy nghĩ của bạn không nhé:

  • Trải nghiệm Android 11 Beta: Góp nhặt từ các hãng, mà chủ yếu là Samsung

Còn bạn, bạn nghĩ sao về giao diện tùy biến sâu của Samsung? Bạn nghĩ đây là thế mạnh hay là cản trở của Samsung đến với thành công toàn diện? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn tại Group Samfans nhé!

Bọn mình cũng sẽ siêng làm những mẹo sử dụng đơn giản cho các bạn mới chuyển qua Samsung, vậy nên bạn đọc đừng quên theo dõi Samfanscom.vn mỗi ngày nha!

Video liên quan

Chủ Đề