Phần tích những nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng khoa học và công nghệ lần thứ nhất năm 2020 cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.

Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ [KH&CN] trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến tính ứng dụng, hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Các chương trình, đề tài khoa học, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở đã bám sát và phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động KH&CN, các địa phương đã thực hiện nhiều đề tài, dự án về ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tài nguyên môi trường... Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, thực nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của KH&CN trong việc tăng giá trị, hiệu quả lao động sản xuất. Điển hình tại huyện Hoằng Hóa, để ứng dụng tiến bộ KH&CN, huyện đã chú trọng tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển hàng hóa; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Từ việc áp dụng KH&CN, đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá mới trong phát triển sản xuất, như: Mô hình liên kết sản xuất khoai tây Đức; ớt xuất khẩu; trồng ngô biến đổi gen; sản xuất nấm sò, mộc nhĩ... Mặt khác, huyện cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển theo hướng an toàn sinh học. Theo đó, hàng loạt mô hình trong trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGAP đã được hình thành. Điển hình như mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên nền đệm lót sinh học; mô hình trồng rau an toàn tại xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Kim...

Tương tự như huyện Hoằng Hóa, nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, huyện Hà Trung đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc tích tụ, tập trung đất đai để thu hút đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích. Chú trọng ứng dụng ưu thế lai và công nghệ truyền giống, chọn, tạo và nhân các giống có năng suất, chất lượng cao, áp dụng máng ăn, uống tự động... Với cách làm này, nhiều địa phương trong huyện đã có sự bứt phá trong phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ KH&CN. Đơn cử như, mô hình trồng rau, củ, quả, nấm và hoa trong nhà lưới ở các xã Hà Long, Hà Sơn; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng dứa cho ra quả quanh năm ở Hà Long. Trong nuôi trồng thủy sản, một số hộ dân đã biết tận dụng lợi thế đưa nhiều giống con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như nuôi cá lăng, cá vược; thâm canh cá rô đầu vuông năng suất cao, cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP...

Ngoài các địa phương, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, ngành y tế đã chủ động đầu tư trang thiết bị, kinh phí cho công tác nghiên cứu KH&CN. Qua đó, nhiều tiến bộ khoa học mới được nghiên cứu, ứng dụng phục vụ công tác khám, chữa bệnh, đã được triển khai thành công tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Điển hình, như: Ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc điều trị thành công bệnh ung thư máu, ung thư vú; phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên; phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận; nghiên cứu quy trình và sản xuất thành công một số sản phẩm từ dược liệu trong lĩnh vực thuốc đông y, góp phần điều trị một số bệnh; nghiên cứu sưu tầm và bảo tồn giống dược liệu quý của tỉnh... Giai đoạn 2016-2020, ngành y tế đã triển khai thực hiện 66 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành; 3.024 đề tài nghiên cứu của các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện...

Đạt được kết quả trên, hàng năm, Sở KH&CN thông báo đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh về việc mời gọi, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cần thực hiện cho năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, y tế... Các ý tưởng đề xuất này được tổng hợp theo các lĩnh vực và thông qua hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ chuyên ngành [do UBND tỉnh quyết định], sẽ hình thành các nhiệm vụ KH&CN trình UBND tỉnh quyết định đặt hàng thực hiện. Bên cạnh đó, công tác quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, cụ thể: Thực hiện nghiêm cơ chế đặt hàng, quy trình tư vấn xác định, tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo quy định Nhà nước; ưu tiên chọn lựa, tham mưu đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia, đối ứng kinh phí của các doanh nghiệp và có địa chỉ ứng dụng ngay từ đầu; hợp đồng giữa Sở KH&CN với đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên... Nhìn chung, các chương trình, đề tài khoa học, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở đã bám sát và phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng, của tỉnh nói chung. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu, thực nghiệm được nhân rộng và phát huy trong thực tiễn. Một số địa phương, các sở, ngành đã lựa chọn và cấp kinh phí thực hiện những đề tài, dự án và xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ KH&CN.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, công tác phối hợp giữa Sở KH&CN với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, hoạt động KH&CN đã được chỉ đạo triệt để, lồng ghép thực hiện có hiệu quả, với các giải pháp tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về KH&CN đã được tổ chức tại các địa phương, tập trung vào các nội dung như: Sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp; thông tin KH&CN... Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng các tiến bộ KH&CN tại các huyện, thị xã, thành phố đã có chuyển biến đáng kể, với nhiều dự án KH&CN được hỗ trợ triển khai, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được tăng cường. Qua đó, hoạt động KH&CN cấp cơ sở đã từng bước khẳng định được vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian tới, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục lựa chọn các nhiệm vụ KH&CN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm giải quyết những khó khăn trong sản xuất, đời sống của Nhân dân; đồng thời, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý KH&CN cấp cơ sở theo các chương trình của Bộ KH&CN, Sở KH&CN tổ chức. Tích cực phối hợp với các đơn vị chuyên môn của sở triển khai tốt các hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn. Tổ chức tốt việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống để tạo ra sản phẩm mới, ngành nghề mới. Tích cực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án: hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng suất, chất lượng; tạo lập, quản lý và phát triển các nhãn hiệu hàng hóa.

Trần Hằng

Theo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng về định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện, gắn với nhu cầu của DN; hướng tới tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hoạt động KH&CN ngành Công Thương luôn gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN được đổi mới, hoàn thiện theo hướng thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức, giám sát thực hiện; tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu, sáng tạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN ngành Công Thương thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn với yêu cầu phát triển ngành và DN; khuyến khích các đơn vị thành lập DN KH&CN trực thuộc; tạo cơ chế chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ tư vấn cho DN trong ngành, qua đó tăng cường tính gắn kết giữa tổ chức KH&CN và DN.

Các nghiên cứu đã tập trung vào hỗ trợ DN ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong DN; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng.

Nhờ đó, đã thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả của khối DN, được minh chứng thông qua tỷ lệ nguồn vốn đối ứng của các đơn vị tham gia nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là từ các DN được ứng dụng, chuyển giao công nghệ ngày càng tăng. Nhiều tập đoàn, DN đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN, tăng cường đầu tư trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN.

Cũng theo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, trong giai đoạn tới, trước yêu cầu mới về tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thách thức mới từ bối cảnh quốc tế, trong nước và khu vực, việc tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động KH&CN trong ngành Công Thương là cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong đó, chú trọng phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương, thực hiện mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, nâng cấp công nghệ cho DN; tạo nền tảng vững chắc giúp DN nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; từng bước dịch chuyển nền sản xuất trong nước sang các khâu có trình độ công nghệ phức tạp, giá trị gia tăng cao; từ đó tận dụng tốt các cơ hội tiếp cận thị trường từ các hiệp định thương mại, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, thúc đẩy hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo tại DN. Cơ quan quản lý sẽ đóng vai trò kết nối, hướng dẫn, hỗ trợ, thiết lập các yếu tố nền tảng cho quá trình đổi mới công nghệ của DN. Triển khai kết nối các chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ với hoạt động KH&CN của DN trong ngành.

Nhờ những tiến bộ trong cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho tiềm lực và trình độ KH&CN, lực lượng KH&CN đã đồng hành cùng doanh nghiệp ngành Công Thương để bám sát thực tiễn, đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho yêu cầu phát triển ngành.

Video liên quan

Chủ Đề